【ket qua c】Hơn 100.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài mỗi năm
Phát biểu khai mạc hội thảo,ơnngườilaođộngđilàmviệcởnướcngoàimỗinăket qua c Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong những năm qua, công tác đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng. Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm; trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài; lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.
Hội thảo diễn ra ngày 16/8 |
Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hầu hết các quốc gia đều tập trung phòng - chống dịch, thực hiện các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội… tập trung mọi nguồn lực cho nghiên cứu, sản xuất và tiêm phòng Covid-19. Việc này dẫn tới đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tiêu cực tới nền kinh tế, làm giảm nhu cầu sử dụng lao động của nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước liên tục biến động, công tác đưa người lao động Việt
Bà Ingrid Christensen - Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, đánh giá cao tầm quan trọng của hội thảo hôm nay với việc đảm bảo di cư lao động của Việt Nam trên trường quốc tế. Bà Ingrid Christensen cho biết, di cư lao động là vấn đề phức tạp, đặc biệt ở châu Á. Việc lao động di cư là lợi ích vô giá trong chuyển giao kỹ năng cho lao động, tuy nhiên, lao động Việt Nam, nhất là phụ nữ có nguy cơ bị tổn thương cũng như phải chịu một số hình thức vi phạm về lao động. Nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra lao động Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin di cư an toàn; lao động nữ là nhóm yếu thế nhất và có nguy cơ bị phân biệt đối xử, gặp khó khăn về ngôn ngữ, thiếu cơ hội đào tạo và những yêu tố khác. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến việc làm bến vững của lao động Việt Nam. |
Nam đi làm việc ở nước ngoài cần sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ và sự phối hợp giám sát của người dân để đảm bảo hoạt động này đạt hiệu quả, đi vào thực chất, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Do vậy, hội thảo được tổ chức nhằm bổ sung cơ sở thực tiễn và lý luận, tham mưu, đề xuất chủ trương, định hướng lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Với sự tham gia của gần 300 đại biểu, nhất là ý kiến phát biểu, tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý đại diện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế, hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận với phần tham luận của các diễn giả, tập trung vào các vấn đề: kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và thực hiện chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc hoặc không về nước sau khi kết thúc hợp đồng làm việc; đề xuất định hướng lãnh đạo đối với công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tình hình mới; giải pháp chuyển đổi số gắn với việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong quản lý lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An |
Phát biểu kết luận hội thảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cảm ơn các đại biểu tham dự hội thảo đã thảo luận sôi nổi và đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc. “Ban tổ chức sẽ nghiên cứu, chắt lọc và tiếp thu, tổng hợp các ý kiến, kiến nghị được đưa ra tại hội thảo này để đề xuất với Đảng và Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chủ trương, đường lối lãnh đạo, chính sách, pháp luật về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để phù hợp với tình hình mới và đạt hiệu quả cao nhất” - Phó Trưởng Ban Kinh tế trung ương khẳng định.
Hội thảo “Lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài - Thực trạng và giải pháp” được tổ chức là một trong những hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết trung ương nhằm bổ sung cơ sở lý luận, thực tiễn trong đánh giá thực trạng công tác đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 10 năm qua (2012 - 2022), đề xuất định hướng lãnh đạo của Đảng, sửa đổi chính sách, pháp luật của Nhà nước và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới trong những năm tới. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhà xây trên đất mẹ vợ, băn khoăn chia tài sản khi ly hôn
- ·Trường THPT chuyên Quang Trung
- ·Trường tiểu học Đinh Bộ Lĩnh điểm sáng trong phong trào đội
- ·Phát động giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2013
- ·Học sinh 15 tuổi bị tịch thu xe máy: phụ huynh chịu trách nhiệm
- ·Tin nhanh về kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm học 2010
- ·Nữ sinh liệt hai chân và ước mơ trở thành dược sĩ
- ·122 học viên được trao chứng chỉ Anh văn quốc tế Cambridge
- ·Gần 40 triệu đồng đến với Kim Ngân
- ·Bình Phước: Tuyên dương 100 thanh niên nông thôn sản xuất
- ·Phát hiện chồng chưa cưới ngoại tình, muốn kiện cũng không được
- ·Cảnh giác với người xin ở ghép
- ·Con cái chúng ta đang thiếu ngủ trầm trọng
- ·7 đối tượng học sinh, sinh viên sẽ được hưởng trợ cấp xã hội
- ·Con tim bẩm sinh, mẹ nuốt nước mắt xin giúp đỡ
- ·Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2013
- ·Sau môn thi đầu, đã có 20 thí sinh bị đình chỉ thi
- ·Thí sinh đăng ký lại hồ sơ dự thi không phải đóng lệ phí
- ·Con bệnh tật, nợ nần chồng chất, gia đình nghèo khốn đốn
- ·Châu Thị Ánh