会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng olympique lyonnais gặp fc nantes】Phát triển doanh nghiệp tư nhân: Khơi động lực, tạo bền vững!

【bảng xếp hạng olympique lyonnais gặp fc nantes】Phát triển doanh nghiệp tư nhân: Khơi động lực, tạo bền vững

时间:2025-01-11 04:43:58 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:115次

phat trien doanh nghiep tu nhan khoi dong luc tao ben vung

Ảnh: ST.

Niềm tin được củng cố

Theo thống kê của VCCI, hiện Việt Nam có hơn 600.000 DN tư nhân đang hoạt động, hầu hết là DN trẻ thành lập từ năm 2000 trở lại đây. Nhưng khá lớn trong số này là DN nhỏ và siêu nhỏ, thậm chí là siêu siêu nhỏ. Các chuyên gia đã từng ví von sự phát triển của khối DN tư nhân trong nước như những chiếc “thuyền thúng” đang phải oằn mình vươn khơi.

Nhìn lại quãng đường phát triển những năm qua nhiều DN tư nhân hồ hởi bởi hoạt động kinh doanh đã “dễ thở” hơn, các chính sách được cởi mở hơn trong việc tiếp cận tín dụng, đất đai, thị trường; hoạt động thanh kiểm tra, tình trạng nhũng nhiễu DN đã giảm bớt. Đặc biệt, với những chủ trương của Chính phủ, niềm tin của khối DN tư nhân ngày càng gia tăng, số lượng DN thành lập mới đang tăng kỷ lục để hướng tới con số 1 triệu DN vào năm 2020. Không những thế, cách nhìn nhận của xã hội về tầng lớp doanh nhân đã thay đổi để họ được tôn trọng và có tiếng nói trong xã hội. Nhờ đó, khu vực kinh tế tư nhân, DN tư nhân đã làm nên sự phát triển năng động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, mạnh dạn đột phá và đi đầu trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới.

Kết quả điều tra DN tại Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2017 do VCCI và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố cho thấy, niềm tin của các DN đang trên đà hồi phục kể từ năm 2013. Đa số DN cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới, đạt mức cao nhất kể từ 2011 trở lại đây. Nguyên nhân bởi nhưng nỗ lực cải cách mạnh mẽ thời gian qua đã giúp thủ tục hành chính được cải thiện, chi phí không chính thức giảm. Đặc biệt, điều được DN đánh giá cao nhất là sự đồng hành của chính quyền trong việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của DN thông qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc DN tại địa phương.

Nói về vấn đề này, ông Vũ Huy Đông, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Damsan cho biết, trong 5 năm trở lại đây, môi trường kinh doanh thực sự được cải thiện. Ở Thái Bình, tỉnh và các ban ngành đã vào cuộc giải quyết khó khăn cho DN, thời gian giảm 30%, hồ sơ giấy giảm 15%. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều nút thắt cần được các cơ quan chức năng tiếp tục vào cuộc để cải thiện, hỗ trợ DN phát triển.

Động lực cho “động lực”

Chia sẻ về những khó khăn của DN tư nhân, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam mặc dù có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hài lòng. Trước hết là tính minh bạch và các thiết chế pháp lý để giải quyết những vấn đề của DN đang chuyển biến khá chậm trễ. DN vẫn gặp khó khăn đối với chi phí không chính thức và chất lượng thi hành công vụ của các cơ quan chính quyền. Ngoài ra, một trong những thách thức phát triển của Việt Nam trong thời gian tới là làm sao nâng cao được năng lực cạnh tranh của khu vực tư nhân để khu vực này có thể cạnh tranh thắng lợi trong quá trình hội nhập. Bởi khu vực tư nhân thời gian qua đã có sự phát triển hết sức mạnh mẽ về số lượng, nhưng quy mô kể cả vốn và lao động đang nhỏ đi, chúng ta đang rất thiếu các DN vừa trong nền kinh tế.

Nhận thức được những khó khăn còn tồn tại của DN như trên, để tạo thêm động lực cho sự phát triển của DN, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chỉ thị, văn bản chỉ đạo các bộ, ngành cùng vào cuộc để hỗ trợ DN. Có thể nói, từ thời điểm Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 được Chính phủ ban hành, “bức tranh” môi trường kinh doanh, chính sách hỗ trợ của DN đã ngày càng sáng rõ. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cho biết, 2018 sẽ tiếp tục là năm thực hiện mạnh mẽ chủ trương “giảm chi phí cho DN” bằng nhiều giải pháp, trong đó yêu cầu các bộ, ngành phải cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, 50% danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ điểm nghẽn về logistics…

Đặc biệt, từ năm 2017 đến đầu năm 2018, cộng đồng DN, nhất là DN nhỏ và vừa đều hết sức phấn khởi khi Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa được thông qua và có hiệu lực. Dù mất độ trễ hơn 3 tháng Chính phủ mới ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật, nhưng các DN đều đánh giá đây là bước tiến lớn trong việc hỗ trợ DN.

Theo ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Kim Long (DN chuyên sản xuất, chế tạo phụ tùng cơ khí, khuôn mẫu), các quy định, chính sách được đưa ra rất cụ thể, giúp DN có thêm động lực và niềm tin để mở rộng đầu tư và phát triển kinh doanh. Nhưng ông Thắng cũng trăn trở, những quy định này phải làm thế nào để đưa vào thực thi, bởi hiện tại, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước của các DN còn nhiều khó khăn. DN vẫn phải “tự lực cánh sinh” trong nhiều vấn đề, nhất là về nguồn vốn; trong khi các DN nhỏ và vừa nước ngoài đang được hỗ trợ nhiều không chỉ về vốn mà còn về thông tin, xúc tiến thương mại, thị trường...

Ngoài ra, nói thêm về khó khăn của DN, ông Bùi Văn Quân, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Anh Quân Strong, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho rằng, dù có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn không ít thủ tục cứng nhắc, chưa thực sự xuất phát vì hoạt động của DN. Nhận định này của ông Quân có thể được minh chứng bằng việc tiếp cận tín dụng của DN, DN càng nhỏ thì tiếp cận tín dụng càng khó khăn, thậm chí là “bất khả thi”. Nhiều DN đã phản ánh, ngân hàng chỉ chấp nhận hoặc là DN đã có uy tín, hồ sơ năng lực vững vàng; hoặc là DN có tài sản đảm bảo là tài sản cố định mà không chấp nhận hình thức cho vay tín chấp. Chính vì thế, các DN, trong đó đa phần là DN khởi nghiệp, DN mới thành lập khi cần vốn vẫn còn khó khăn để nhờ cậy “cửa” ngân hàng mà phải nhờ đến nguồn vốn đi vay bên ngoài, thậm chí là “tín dụng đen” với lãi suất cao.

Như vậy, có thể thấy, việc tiếp thêm động lực cho DN phát triển tại Việt Nam vẫn còn nhiều “dư địa” để các bộ, ngành tiếp tục triển khai thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chính phủ và các cơ quan quản lý đã nhận diện cũng như ban hành nhiều giải pháp, nhưng dường như vẫn còn không ít “loay hoay” trong việc thực hiện. Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP.Hà Nội cho hay, các bộ, ngành cần quy về một đầu mối giải quyết các vấn đề để tránh chồng chéo, không còn hiện tượng vì lợi ích của bộ, ngành mà đặt ra quy định không vì DN. Ngoài ra, các chính sách phải được thực hiện đồng bộ, tránh tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” để tháo gỡ những “nút thắt” tồn tại lâu nay. Nhưng điều quan trọng được các chuyên gia đồng tình là phải có sự vào cuộc, phối hợp của cả đôi bên, tạo thành “gọng kìm” động lực bên ngoài và động lực tự thân thì DN mới có thể phát huy hết thế mạnh, tạo được sự bền vững với tăng trưởng vượt bậc và đạt được nhiều kết quả tích cực đóng góp cho kinh tế đất nước ngày một tăng trưởng.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
  • Cơ sở để tiếp tục nâng quan hệ Việt Nam
  • “Vườn ươm cây xanh”: Việc làm nhỏ
  • Cần bổ sung, chỉnh sửa sớm Nghị quyết số 09
  • Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
  • Tầm quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước
  • Thành phố Vị Thanh: Thi hành kỷ luật 12 đảng viên
  • Thi đua thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính
推荐内容
  • Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
  • Hiệu quả mô hình tiếp xúc cử tri tận nhà
  • Thông xe đoạn đường Vành đai TP.Tân An đoạn từ Quốc lộ 1 đến Đường tỉnh 827A
  • Chủ tịch UBND tỉnh
  • Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục hành chính cho kho bạc số
  • Thi đua thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính