【coi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh】Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Đầu tư châu Âu giảm lãi suất vay với Việt Nam
Sáng 10/12 (giờ địa phương),ủtướngđềnghịNgânhàngĐầutưchâuÂugiảmlãisuấtvayvớiViệcoi đá banh trực tiếp ngoại hạng anh Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), nhân chuyến thăm chính thức Đại Công quốc Luxembourg.
Cần ký lại thỏa thuận hợp tác tài chính
Cảm ơn EIB đã thiết lập quan hệ hợp tác sớm với Việt Nam cách đây 25 năm, Thủ tướng bày tỏ tiếc nuối khi hai bên chỉ mới làm được 7 dự án với tổng số vốn 561 triệu USD, mỗi năm khoảng 20 triệu USD. Về mặt tốc độ như vậy là hơi chậm.
“Người Việt Nam có câu ngạn ngữ ‘tiên trách kỷ hậu trách nhân’, trước tiên chúng tôi thấy lỗi này là của chúng tôi và phải sửa lỗi này trong những năm tới đây. Chúng tôi phải xem lại, vì sao việc hợp tác lại chậm và cần cải tiến trong thời gian tới đây”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang triển khai 3 khâu đột phá chiến lược: Thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực nên cần nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để thực hiện các chiến lược này.
Việt Nam đang triển khai nền kinh tế độc lập tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả. Trong đó, nền kinh tế độc lập tự chủ dựa vào nguồn lực bên trong là cơ bản, quyết định lâu dài nhưng không thể thiếu nguồn lực bên ngoài mang tính thường xuyên, quan trọng và đột phá.
Với nguồn lực bên trong, vẫn phải dựa vào con người Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc. Còn nguồn lực bên ngoài có nguồn vốn từ các nhà đầu tư, FDI trực tiếp và gián tiếp, viện trợ, vốn vay là hết sức quan trọng.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn cuộc thảo luận hôm nay sẽ tăng cường quan hệ phối hợp giữa hai bên chặt chẽ, hiệu quả với quy mô, phạm vi lớn hơn và thời gian khẩn trương hơn. Cụ thể, là hai bên cùng tìm các dự án phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm nâng cao đời sống vật chất cho người dân Việt Nam.
“Tôi mong muốn thời gian tới, chúng ta phát triển các dự án nhiều hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn, tập trung vào các lĩnh vực các ngài ưu tiên và chúng tôi có nhu cầu phát triển”, Thủ tướng gợi mở và cho rằng, muốn làm được điều này hai bên cần ký lại thỏa thuận hợp tác tài chính từ năm 1997.
Thủ tướng cho biết, tới đây Việt Nam cử Bộ trưởng Tài chính qua làm việc với ngân hàng EIB về các ký kết liên quan giữa hai bên để triển khai thực hiện. Trong đó, khuôn khổ pháp lý sẽ được nâng lên phù hợp với tình hình hiện nay.
Sớm ký hiệp định vay vốn của 2 dự án Metro ở TP.HCM và Hà Nội
Ngoài ra, Thủ tướng cũng lưu ý đến việc xử lý vấn đề còn tồn đọng, vướng mắc ở các dự án đã triển khai để rà soát, tháo gỡ. Cụ thể như dự án Thủy điện lập khung năm 2009; hai dự án đã bàn mà tiến triển chậm là Metro 2 TP.HCM, metro 3 ở Hà Nội. Thủ tướng đã khảo sát trực tiếp 2 dự án này và nhìn nhận, Việt Nam có lỗi trong triển khai quy hoạch, đầu tư chậm và sẽ rút kinh nghiệm để đẩy nhanh tiến độ các dự án này trong thời gian tới.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn EIB sớm ký hiệp định vay vốn của 2 dự án này để triển khai nhanh vì yêu cầu phát triển của Việt Nam rất lớn và cần thiết.
Về những dự án tới đây, Thủ tướng đề nghị tập trung vào phát triển xanh, chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn chọn một số dự án. Ngân hàng cần có cách tiếp cận công bằng, công lý hơn theo tinh thần Việt Nam sẽ công bố tới đây tại Brussels, Bỉ.
Thủ tướng mong EIB chia sẻ với Việt Nam - một nước nghèo đang trong quá trình chuyển đổi, đang phát triển, vốn vay cần được ưu đãi hơn, với điều kiện thuận lợi hơn, không quá cứng nhắc như các nước phát triển.
“Ví dụ vay vốn phát triển xanh cần có ưu đãi về lãi suất cho Việt Nam ở mức vừa phải hơn các nước phát triển. Hay các dự án về chuyển đổi năng lượng thì cuối cùng giá đến người dân phải chịu đựng được. Trong điều kiện một nước như chúng tôi, thu nhập đầu người chỉ mới khoảng 4.000 USD một năm thì không thể như một nước có thu nhập 50.000 – 60.000 USD một năm. Vì vậy giá đầu vào của năng lượng với chúng tôi phải giảm. Muốn vậy thì phải giảm ngay từ lãi suất vay ngân hàng”, Thủ tướng phân tích.
Theo Thủ tướng, công bằng, công lý chính là ở điểm này và Việt Nam đang đàm phán với các nước G7 về việc này trong phát triển xanh.
“Một nước đang phát triển mà phải làm như một nước phát triển, một nước có thu nhập 4.000 USD mà làm như một nước có 50.000 – 60.000 USD thì cần có những ưu đãi nhất định mới làm được”, Thủ tướng nêu lý lẽ.
Thủ tướng cho biết, vừa rồi Việt Nam đàm phán Nhật về ODA thế hệ mới, lãi suất ưu đãi hơn, thủ tục đơn giản hơn. Còn lãi suất và thủ tục vẫn như bình thường thì không gọi là công bằng, công lý.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam thống nhất với EIB về việc nghiên cứu thủ tục đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn.
Giúp Việt Nam thực hiện cam kết về tăng trưởng xanh
Phó Chủ tịch Ngân hàng EIB Kris Peeters Vice cam kết sau cuộc gặp này, EIB sẽ bắt tay vào công việc ngay lập tức để phối hợp với Việt Nam xem xét đổi mới thủ tục, điều khoản cho vay, hợp tác hiệu quả với Việt Nam.
Vụ trưởng Ủy ban châu Âu Peteris Ustubs cho biết, sau cuộc làm việc này, hai bên sẽ ký bản hợp tác giữa EVN và EIB tạo đà mới thúc đẩy hợp tác giữa EU và Việt Nam, đặc biệt là tài trợ cho các dự án ngành điện. Từ đó thúc đẩy hơn nữa cam kết của Việt Nam trong thực hiện giảm thiểu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
“Trong thời gian qua, chúng tôi hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng nhằm làm giảm khoảng cách tài chính, tăng đầu tư các dự án tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, giúp Việt Nam thực hiện cam kết của mình”, Peteris Ustubs cho hay.
Ông bày tỏ mong muốn Việt Nam sớm kết thúc đàm phán về quan hệ hợp tác công bằng, công lý trong chuyển đổi năng lượng như Thủ tướng đề cập. EU phối hợp chặt chẽ với EIB để hỗ trợ Việt Nam thực hiện việc này.
Giám đốc điều hành EIB toàn cầu Markus Berndt bày tỏ ấn tượng với những thông điệp và đề xuất rất cụ thể của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong đó những lĩnh vực ưu tiên đầu tư của EIB giống như những gì Thủ tướng đề cập. Đồng thời, EIB sẽ dành nhiều nỗ lực hơn để đơn giản hóa thủ tục, thúc đẩy nhanh các dự án với các nước, trong đó có Việt Nam.
Ghi nhận các thông điệp Thủ tướng đặt ra, Giám đốc điều hành EIB toàn cầu cam kết làm hết mình để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng mong muốn EIB có đại diện tại Hà Nội giống như WB, ADB.
Thu Hằng (từ Luxembourg)
Việt Nam đề nghị Luxembourg hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán, trái phiếu
Nhấn mạnh Việt Nam cần sự hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế trong việc huy động nguồn lực phát triển, Thủ tướng đề nghị Luxembourg chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ Việt Nam phát triển các thị trường vốn, chứng khoán, trái phiếu, tín dụng...(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cần tích cực hơn trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
- ·Sắc xanh lan tỏa, cổ phiếu ngành ngân hàng dẫn dắt
- ·Đảng bộ Than Quảng Ninh làm tốt công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2020
- ·Hàng triệu người dân hưởng lợi nhờ cải cách hành chính
- ·Dân lên tiếng về việc “hỏi xoáy đáp xoay” ở cầu Nhật Tân
- ·Đà Nẵng: Tiêu hủy gần 10.000 bánh Trung thu trôi nổi
- ·CII xin lùi lịch thanh toán cổ tức để trả nợ
- ·Chứng khoán phiên 11.10: VN
- ·Thanh niên Long An tiếp sức người bệnh
- ·Rà soát lại toàn bộ phi công nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam
- ·Đòi được tiền, muốn người nợ được miễn truy tố
- ·Lấy phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị
- ·Tập đoàn Bamboo Capital tặng thuốc và thực phẩm chức năng cho người dân ảnh hưởng bởi bão Yagi
- ·Còn dư địa để tăng trưởng kinh tế đạt 6,7%
- ·Nỗ lực phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
- ·Việt Nam, Hoa Kỳ cần sáng tạo để đẩy nhanh phát triển
- ·Thành phố Hồ Chí Minh có 2 Phó Chủ tịch mới
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng tiếp Đại sứ Pháp và Đại sứ Bỉ
- ·Công trình xử lý khẩn cấp sạt lở ở xã Mỹ Thạnh, huyện Thủ Thừa hoàn thành đưa vào sử dụng
- ·Ngân sách thu gần 330 tỷ đồng từ vi phạm, gian lận thương mại