【tỉ số ngoại hạng】Sửa đổi quy định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản
Sẽ sửa đổi quy định về tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp | |
Quy định mới về thông tin tài sản thẩm định giá |
Dự thảo Nghị định bổ sung thêm tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại. Ảnh T.D |
Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 29/2018/NĐ-CP (Nghị định 29) quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo Bộ Tài chính, sau hơn 3 năm thực hiện Nghị định 29 đã dần bộc lộ một số tồn tại, vướng mắc. Theo đó, phạm vi điều chỉnh của Nghị định 29 được cho là rất rộng, bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau như: tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật (tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu); tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước…
Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng/1 vụ việc thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền. |
Bên cạnh phạm vi điều chỉnh thì trình tự, thủ tục lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại Nghị định 29 cũng chưa phù hợp với thực tiễn của một số lĩnh vực có khối lượng phát sinh rất lớn như: Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng... Bộ Tài chính cũng cho biết một loạt vướng mắc, bất cập như: Nghị định 29 chưa quy định cụ thể về thủ tục hành chính, hồ sơ khi lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản; quy định về thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trên cơ sở giá trị tài sản là không phù hợp, dẫn đến phát sinh vướng mắc trong thực hiện; một số loại tài sản có vướng mắc, như: tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án; tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước biếu tặng, tài trợ; tài sản tịch thu là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý…
Theo cơ quan soạn thảo, quan điểm xuyên suốt trong xây dựng dự thảo Nghị định là các nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp với các quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Các nội dung này phải đồng bộ với các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công đã được Chính phủ ban hành, đồng thời cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Với những bất cập nói trên, dự thảo Nghị định đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Theo đó, Điều 2 dự thảo Nghị định quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng trên cơ sở kế thừa quy định tại Nghị định 29; đồng thời dự thảo đã điều chỉnh, rà soát, bổ sung một số loại tài sản thuộc đối tượng xác lập sở hữu toàn dân nhưng chưa được quy định tại Nghị định 29 gồm tài sản thuộc về Nhà nước theo quy định tại Khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự. Cụ thể, một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ tường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
Dự thảo cũng bổ sung thêm tài sản là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại hiện đang quy định tại khoản 6 Điều 59 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 27/1/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. Cụ thể, trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, trên cơ sở kế thừa các nguyên tắc quy định tại Nghị định 29, dự thảo Nghị định có bổ sung một số nguyên tắc. Cụ thể, tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và được xử lý theo hình thức giao, điều chuyển thì việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản sau khi tiếp nhận được thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan; không quản lý, xử lý theo Nghị định này. Trường hợp trong điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết hoặc là thành viên có quy định về việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện bằng hình thức Quyết định. Việc xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc. Trường hợp giá trị tài sản của một vụ việc dưới 100 triệu đồng/1 vụ việc thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ có 120.000ha lúa chất lượng cao
- ·Indonesia ra quyết định giống tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024
- ·Tiến Linh: Indonesia là ứng viên vô địch AFF Cup 2024
- ·Sao Indonesia 'khiêu chiến' tuyển Việt Nam, Thái Lan
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/7/2023: Xăng giảm, dầu tăng?
- ·Tuyển Việt Nam sắp chốt danh sách, tiền vệ CLB Công an Hà Nội thừa nhận bất lợi
- ·VFF có lãi trong năm 2024
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Jeonbuk Hyundai Motors: Bài kiểm tra cuối
- ·Công ty Điện lực Long An triển khai công tác sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả
- ·Kết quả Ngoại Hạng Anh: Man City thảm bại trước Tottenham
- ·Giá vàng hôm nay: Chuyên gia lạc quan về vàng
- ·8 đội tham dự giải Futsal HDBank Cúp Quốc gia 2024
- ·Võ sĩ Trần Ngọc Lượng thắng knock
- ·'Ông chú cơ bắp' Ma Dong
- ·Triển lãm 'Vinfast
- ·Xem tuyển nữ Việt Nam thắng nghẹt thở trước Thái Lan
- ·Quang Hải ghi bàn, đội tuyển Việt Nam đánh bại đội K.League
- ·Indonesia chốt đội hình U21 đấu tuyển Việt Nam ở AFF Cup 2024
- ·Thanh long tăng giá, người trồng phấn khởi
- ·Cầu thủ Thanh Hóa chạy vào vòng cấm, vì sao trọng tài không bắt đá lại phạt đền?