【kq mainz 05】Chăm sóc mẹ và bé: “Hơn cả một dịch vụ”
Dịch vụ từ sự thấu hiểu
Tốt nghiệp cao đẳng y tế ngành nữ hộ sinh vào năm 2010 và làm việc trong ngành y tế 9 năm,ămsoacutecmẹvagravebeacuteldquoHơncảmộtdịchvụkq mainz 05 nhưng khi mang thai 2 bé, lần nào chị Nghĩa cũng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Mặc dù đã học, đã thấy, đã nghe nhưng khi những vấn đề đó xảy ra trên chính cơ thể mình thì chị Nghĩa mới cảm nhận rõ ràng hơn. Có những ngày mệt mỏi vì đau lưng, bị chuột rút, nhất là những tháng cuối thai kỳ vừa đau nhức vừa nặng nề… khiến chị hiểu hơn những “nỗi khổ khó nói” của các bà bầu. Chị Nghĩa nhớ lại: Để làm giảm những vấn đề này, mình đã tìm đến các spa trên địa bàn TP. Đồng Xoài giúp thư giãn. Tuy nhiên, chắc do bản thân “khó tính” nên có chút không vừa lòng.
Chị Nguyễn Thị Hồng Nghĩa, chủ Cơ sở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, đang chăm sóc bé sơ sinh
Quá trình làm việc lẫn thực tế bản thân đã khiến chị Nghĩa nung nấu ý tưởng chia sẻ với bà bầu những khó khăn trong quá trình mang thai. Để thực hiện ý tưởng, chị Nghĩa phải sắp xếp thời gian để đồng thời vừa tìm hiểu công việc mới vừa hoàn thành công việc tại nơi mình đang công tác. “Những ngày đầu khảo sát thị trường, tìm hiểu khách hàng rất vất vả. Mình phải tranh thủ giờ nghỉ trưa để làm, có hôm không kịp ăn trưa. Thời gian này thù lao nhận được không nhiều nhưng bù lại mình thấy vui. Cảm nhận mình đang đi đúng hướng, làm đúng việc vì giúp mọi người thấy được lợi ích của việc chăm sóc mẹ và bé”.
Thế nhưng, khi bàn với gia đình ý định “ra riêng” thì chị Nghĩa bị phản đối. Đem kế hoạch chia sẻ với đồng nghiệp, chị tiếp tục bị ngăn cản. Với suy nghĩ “làm ở đâu cũng cống hiến hết sức” nên chị Nghĩa quyết định mở tiệm nhỏ để thử thách bản thân. Uy tín, chất lượng nên lượng khách của tiệm liên tục tăng, lúc này chị Nghĩa phải tìm thêm cộng sự. Một bước ngoặt mở ra khiến chị phải lựa chọn.
Từ bỏ ổn định để dấn thân
“Không lúc này thì chẳng có lúc nào nữa” là quyết tâm của chị Nghĩa khi quyết định xin nghỉ việc để phát triển bản thân. Chị Nghĩa khăn gói xuống TP. Hồ Chí Minh học nâng cao tay nghề 3 tháng, sau đó về trực tiếp “cầm tay chỉ việc” cho cộng sự của mình. Chị Vương Thị Kim Trang (phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài), nhân viên Cơ sở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé cho biết: Làm cùng chị Nghĩa ngoài có bằng cấp thì công việc còn đòi hỏi phải chịu khó, nhiệt tình, yêu trẻ. Những kỹ thuật quan trọng thì được chính chị Nghĩa chỉ dạy. Tôi gắn bó với cơ sở không chỉ bởi thù lao mà còn vì cảm thấy bản thân ngày càng giúp ích được cho nhiều người.
Chị Vương Thị Kim Trang, nhân viên Cơ sở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé đang chăm sóc mẹ sau sinh
Có lẽ trong những ca chăm sóc mẹ và bé, chị Nghĩa, chị Trang và các cộng sự luôn có dấu ấn đặc biệt với trường hợp mẹ bị tắc tia sữa. Bên cạnh những bỡ ngỡ ban đầu khi làm mẹ lần đầu như bồng con, cho con bú, chăm sóc bản thân sau sinh… thì việc tắc tia sữa nếu không được phát hiện và hỗ trợ kịp thời sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Chị Trần Ngọc Mỹ Trang (phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài), khách hàng của Cơ sở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé, chia sẻ: Mình cảm thấy thật may mắn khi sớm biết đến dịch vụ của chị Nghĩa. Nhờ chị mà mình được thông tia sữa sớm, không để lại hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, em bé và mẹ đều được chăm sóc chu đáo nên quá trình ở cữ của mình dù không có nội, ngoại hỗ trợ nhưng vẫn cảm thấy rất ổn.
Còn chị Nguyễn Thị Kim Liên (huyện Chơn Thành) cho rằng: Dù mỗi lần phải đi hơn 40km để đến tiệm chị Nghĩa trải nghiệm dịch vụ, tôi vẫn thấy xứng đáng. Chị làm rất tận tình và chu đáo trong suốt liệu trình mà tôi đăng ký. Nhất định lúc có “tập 2”, tôi cũng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ tại cơ sở này.
Có thể nói đến thời điểm này, Cơ sở dịch vụ chăm sóc mẹ và bé của chị Nghĩa đã có thương hiệu. Tuy nhiên, với chị Nghĩa mọi thứ vẫn như mới chỉ “bắt đầu”. “Cơ sở của tôi có ký hợp đồng với khách vì như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho khách khi sử dụng liệu trình hoặc combo. Cơ sở còn thường xuyên cập nhật những dịch vụ mới. Các dịch vụ đều được cơ sở hướng đến việc chăm sóc toàn diện, kết hợp chuẩn y khoa và đông y để giúp mẹ phục hồi nhanh, bé phát triển, vận động tốt. Tương lai tôi sẽ tổ chức các lớp “tiền sản” cơ bản nhằm chia sẻ kiến thức này cho những người sắp làm cha mẹ để sẵn sàng hỗ trợ nhau vượt qua giai đoạn đáng nhớ này của gia đình” - chị Nghĩa chia sẻ.
Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé của chị Nguyễn Thị Hồng Nghĩa không chỉ là mô hình giới trẻ đang hướng tới mà với những thử thách khi vượt qua bản thân để tìm thấy đam mê, quyết tâm phát triển nhằm cống hiến cho xã hội những dịch vụ nhân văn và ý nghĩa.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xây nhà 6 tầng, mỗi anh em làm giấy sở hữu một tầng?
- ·Tặng 81 suất học bổng VNSF cho học sinh vượt khó học tốt
- ·Triển khai điều trị HIV/AIDS qua thẻ bảo hiểm y tế: Vẫn còn nhiều điểm khó
- ·Y tế cơ sở chăm sóc tốt sức khỏe người dân
- ·Mắc bệnh u xơ nhầy, bé gái mang khối u khổng lồ trên mặt
- ·322 giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc châu Âu
- ·Lo bệnh “thế kỷ” gia tăng trong thanh niên
- ·281 thí sinh trúng tuyển vào Trường THPT chuyên Vị Thanh
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 3/2019
- ·Hội thi nữ nhà giáo với khúc hát dân ca: 124 nữ nhà giáo tham gia
- ·'Đã từng có lúc tôi sợ một ngày không còn được nghe con khóc'
- ·Những “chiến sĩ” tiên phong vì sự phát triển y khoa
- ·Phẫu thuật nội soi cắt khối u quái buồng trứng cho trẻ 12 tuổi
- ·Khi học sinh mê làm nông
- ·Có những lúc
- ·Vận động xã hội hóa được hơn 856,6 triệu đồng
- ·Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
- ·Thị xã Ngã Bảy: Trên 660 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi THPT năm 2019
- ·Muốn lấy anh tôi không được phép sinh con
- ·Phấn đấu có 7,7 bác sĩ/vạn dân trong năm 2019