【nhận định hạng nhất anh】Bốn giải pháp “tăng lực" hỗ trợ doanh nghiệp
Ông đánh giá như thế nào về sự phát triển của khối DN tư nhân hiện nay?ốngiảipháptănglựcampquothỗtrợdoanhnghiệnhận định hạng nhất anh
DN tư nhân Việt Nam được hình thành cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, luôn đứng vững và phát triển với tốc độ cao hơn các loại hình DN khác trong mọi hoàn cảnh. Vì thế, nếu nhìn ở góc độ kinh doanh thì đây là loại hình rất thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta. Đây cũng là nơi có nhiều đổi mới sáng tạo, linh hoạt trong kinh doanh, đa dạng mọi loại hình, mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh, trải khắp mọi miền. Nên khu vực DN tư nhân đã là động lực cho sự phát triển kinh tế trước khi có Nghị quyết Đại hội Đảng.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân vừa qua đã tiếp thêm động lực cho khu vực này phát triển, tiếp thêm nền tảng về mặt định hướng, về quan điểm đánh giá cũng định hướng cho DN tư nhân phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng ra đời, tiếp sau đó đến Luật Hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa ra đời là 2 nền tảng quan trọng cho DN tư nhân phát triển. Bởi hiện nay, DN nhỏ và vừa có trên 98% tổng số DN cả nước. DN tư nhân tuy đa dạng nhưng loại hình phần lớn quy mô ở dạng vừa và nhỏ, trong đó DN vừa chỉ chiếm trên 4%, còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ.
Với sự phát triển như vậy, động lực nào để khối DN tư nhân tăng thêm niềm tin, tiếp tục tăng cường đầu tư, kinh doanh, thưa ông?
Có thể thấy, khối DN tư nhân đang nhận được nhiều sự hỗ trợ và động lực phát triển hơn bao giờ hết. Hiện các cơ quan quản lý đang rất nỗ lực, làm mọi cách để môi trường kinh doanh được dễ dàng, thuận lợi, thủ tục hành chính nhanh gọn, chính sách thuế hợp lý, thủ tục hải quan thông thoáng, cắt giảm điều kiện kinh doanh… Những điều này sẽ giúp DN có thể tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Khi có giá trị tốt hơn, thị trường ổn định hơn thì đương nhiên có lợi nhuận cao hơn. Khi hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao thì sẽ là động lực lớn nhất cho khu vực tư nhân phát triển, bởi kinh doanh không có lợi nhuận, lợi nhuận không lớn thì DN không có động lực.
Ngoài ra, các văn bản pháp luật về chính sách hỗ trợ DN nhỏ và vừa về cơ bản đã tương đối đầy đủ và có các quy định tốt hơn so với trước kia, phổ biến tương đối rộng cho mọi đối tượng, có chiến lược, có mục tiêu cụ thể, không còn là những chỉ đạo chung chung. Thậm chí các quy định tại luật, nghị định hướng dẫn có thể thực hiện ngay, không cần chờ thông tư như trước. Tiêu biểu như các chính sách hỗ trợ DN tham gia vào chuỗi cung ứng, giúp DN có thị trường ổn định, khai thác hết nhu cầu thị trường, không còn chuyện ế hàng, tồn kho, cháy hàng… Bên cạnh đó là chính sách hỗ trợ khu vực kinh doanh hộ gia đình, với các chính sách khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN để thị trường kinh doanh chính thức nhiều hơn, tiến tới mục tiêu 1 triệu DN hoạt động vào năm 2020.
Nhiều DN phản ánh việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ còn khó khăn, theo ông, đâu là nguyên nhân?
Đúng là việc hỗ trợ DN hiện vẫn chưa như mong muốn, một phần do nguồn lực nhà nước còn giới hạn; phần nhiều do tính đồng bộ giữa các bộ, ngành chưa nhịp nhàng, đôi lúc còn chồng chéo nhau. Các văn bản dưới luật có cơ chế xây dựng theo ngành, theo địa giới hành chính, nên DN phải đọc nhiều văn bản để tìm hiểu nên rất khó đọc và cập nhật, khi DN không tìm hiểu được thì không tiếp cận được. Cơ chế này làm giảm hiệu lực của luật, của việc hỗ trợ DN.
Vì thế, mối quan hệ xây dựng pháp luật giữa các ngành cần thông suốt và logic. Hơn nữa, các bộ, ngành cần cố gắng càng ít văn bản càng tốt, thu về văn bản có tính đầu mối, nên cố gắng làm sao để nghị định ra đời là có căn cứ thực hiện được ngay, không phải chờ thông tư nữa, trừ những vấn đề đặc biệt, đòi hỏi chuyên môn, đặc thù… hoạt động nào thấy không nhất thiết phải quản lý chặt chẽ thì giảm thiểu giấy phép con, tạo độ mở cho DN hoạt động.
Ảnh minh họa. |
Theo ông, các cơ quan quản lý cần giải pháp như thế nào để khối DN tư nhân phát triển hơn nữa?
Giải pháp cho việc hỗ trợ DN đã được nói đến nhiều, từ giải pháp ngắn hạn cho tới dài hạn. Nhưng theo tôi, trong trung hạn 1-5 năm các cơ quan quản lý cần thực hiện một số giải pháp sau. Một là mở tối đa kênh tiếp cận tín dụng cho DN, dựa vào hình thức vay trên phương án kinh doanh khả thi, vay tín chấp. Hơn nữa, các cơ quan cần có chính sách giúp DN tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nhiều hơn, để không những đảm bảo thị trường mà còn giúp việc vay vốn dễ hơn, không đặt nhiều vào tài sản đảm bảo. Hai là giải quyết mặt bằng sản xuất kinh doanh cho DN, ưu tiên cho các DN dựa trên nền tảng đổi mới khoa học công nghệ, khởi nghiệp… Ba là tháo gỡ quyền tài sản, DN muốn đầu tư nông nghiệp thì phải mở tích tụ đất đai, quyền tài sản phải được đảm bảo; đẩy nhanh thủ tục về đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu… Bốn là cải cách thủ tục hành chính, làm sao thủ tục hành chính đảm bảo nhanh, giải quyết thông qua tin học để DN chủ động đăng ký tham gia, hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ nhà nước với DN. Cải cách thủ tục hành chính còn giúp giảm chi phí chính thức, chi phí không chính thức cho DN. Với hoạt động của DN, chính chi phí không chính thức lớn hay nhỏ bắt nguồn từ chi phí chính thức, chi phí chính thức không hợp lý thi chi phí không chính thức càng nhiều lên… Tóm lại, các cơ quan quản lý cần nhiều giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hỗ trợ DN trong thời gian tới.
Xin cảm ơn ông!
Bà Trần Thị Thu Hằng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần XNK Nông sản thực phẩm Việt Nam: Động lực lớn nhất là xóa bỏ giấy phép con Động lực lớn nhất cho DN phát triển hiện nay là việc các bộ, ngành đã nỗ lực xóa bỏ giấy phép con. Tôi lấy ví dụ là trước kia, một sản phẩm như cái bánh bao phải qua 3 sở quản lý: Bánh là Sở Y tế, nhân là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vỏ là Sở Công Thương. Nhưng hiện nay, theo quy định mới, tỷ trọng của sản phẩm nào nhiều hơn thì qua cơ quan đấy làm việc. Điều này đã giúp DN giảm được rất nhiều thời gian, chi phí, đặc biệt là giảm phiền hà trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Ngoài ra, DN còn nhận được nhiều hỗ trợ về tiếp cận vốn, chính sách thuế ưu đãi cho DN nông nghiệp; DN còn được UBND TP.Hà Nội, hiệp hội ngành nghề cung cấp thông tin hữu ích về thị trường, xúc tiến thương mại. Vì thế, tôi nghĩ, nếu tiếp tục phát huy được những hoạt động và sự hỗ trợ này trong tương lai, các DN sẽ có thêm niềm tin để mạnh dạn mở rộng đầu tư và phát triển. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Trách nhiệm từ hai phía Trong việc hỗ trợ DN phát triển, vấn đề không những nằm ở việc tháo gỡ những rào cản bên ngoài, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, mà bản thân DN cũng cần nâng cao trình độ. Hiện nay, trình độ quản trị của DN Việt Nam đang tụt hậu, thấp hơn so với tiêu chuẩn quốc tế, nhất là so với các DN đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ngay cả trong khu vực kinh tế tư nhân, DN nào XK, làm ăn với đối tác nước ngoài cũng có trình độ quản trị tốt hơn các DN nhỏ lẻ, chỉ hoạt động trong nước. Vì thế, nâng cao chất lượng quản trị là rất cần thiết và phải sớm có những thay đổi, giúp DN có thêm năng lực cạnh tranh. Do đó, việc hỗ trợ DN, giúp DN phát triển là trách nhiệm của cả hai phía, từ chính quyền tạo lập môi trường thuận lợi và quan trọng nhất là nỗ lực của DN. H.Dịu (ghi) |
(责任编辑:World Cup)
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Tìm thấy xe khách bị vò nát dưới suối ở Cao Bằng, cắt khung sắt tìm nạn nhân
- ·Bí thư Hà Nội cùng người dân xuống đường tổng vệ sinh môi trường sau bão Yagi
- ·Tạm đình chỉ chủ tịch phường ở Phan Thiết sau phản ánh cụm công trình trái phép
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Vào thôn lũ ngập trắng ở Hiệp Hòa, nghẹn lòng cảnh chèo thuyền đưa cơm từng nhà
- ·Vết nứt 20cm trên đồi và quyết định đưa 115 người đi sơ tán của trưởng bản 9X
- ·Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo báo cáo thực hiện Chiến lược phát triển KTXH
- ·Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs PAOK FC, 01h30 ngày 6/1: Ông vua sân khách
- ·Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Chủ tịch Quốc hội đề nghị tạo điều kiện đi lại, giao lưu công dân Việt
- ·'Siêu dự án' đường bộ 136.000 tỷ ở TPHCM sắp trình Quốc hội có quy mô thế nào?
- ·Thủ tướng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm nồng độ cồn
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Quân đội, công an căng mình giúp người dân Thái Nguyên khắc phục hậu quả sau bão
- ·Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo báo cáo thực hiện Chiến lược phát triển KTXH
- ·Người trồng đào Nhật Tân trắng tay sau trận lũ lịch sử ở Hà Nội
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Lập fanpage giả mạo cơ quan báo chí, cô gái ở Hà Nội bị xử phạt 7,5 triệu đồng