【ketquabongda vnhomnay】Ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối
Sôi động các hoạt động xúc tiến thương mại mở cửa thị trường Trung Quốc | |
Số hóa trong truy xuất nguồn gốc: Bệ đỡ cho nông sản tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Đảm bảo 100% hồ sơ các lô hàng xuất khẩu có yêu cầu truy xuất được nguồn gốc thủy sản |
Ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain). Ảnh: Ngọc Linh |
Ngày 21/3/2023, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức hội thảo Tổng kết Dự án SRECA và ra mắt Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại áp dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain).
Tại sự kiện, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, sau 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, kinh tế nước ta đã phục hồi khá rõ nét trên nhiều lĩnh vực, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn và duy trì được mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới hiện có rất nhiều bất ổn, những yếu tố bất định đan xen với tình hình địa chính trị căng thẳng và tình hình lạm phát của thế giới vẫn là thách thức lớn cho kinh tế của đất nước.
“Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là giải pháp, xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, hồi phục sau đại dịch và phát triển. Ứng dụng nền tảng số được xác định là một trong những khâu đột phá, tạo tiền đề cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp, thúc đẩy kết nối tiêu thụ nông sản, hướng tới các tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế”, ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thị trường, truy xuất nguồn gốc (đảm bảo chất lượng, an toàn và sự minh bạch của sản phẩm, hàng hóa) lại càng được quan tâm nhiều hơn và là quy định bắt buộc ở nhiều quốc gia trên thế giới.
“Hoạt động này góp phần tạo nền tảng cho việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp đáp ứng quy định của quốc tế và quốc gia nhập khẩu, từ đó giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ cho doanh nghiệp”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại thông tin.
Theo đại diện GIZ tại Việt Nam, xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng 6% năm 2023, mở ra kì vọng kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức khó khăn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các bước chuẩn bị tương ứng, trong đó sản xuất xanh và minh bạch thông tin giúp khách hàng có thể đánh giá chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, gia tăng sự tin tưởng và sự ủng hộ của khách hàng đối với sản phẩm và doanh nghiệp.
Thực tế, việc truy xuất nguồn gốc đảm bảo quy trình sản xuất và sản phẩm được công khai, giúp khách hàng và cộng đồng có thể đánh giá chính xác việc sản xuất của doanh nghiệp và đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội, từ đó nâng cao được giá trị của sản phẩm góp phần xây dựng hình ảnh và nâng cao nhận biết từ phía khách hàng đối với sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Cục Xúc tiến thương mại và Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức, hai bên đồng triển khai Dự án SRECA tại Việt Nam trong 3 năm (2019-2022). Dự án tập trung nâng cao năng lực của các tổ chức xúc tiến thương mại, tổ chức hỗ trợ thương mại, hợp tác xác và doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các cơ hội từ hiệp định ASEAN - Trung Quốc để xuất khẩu thành công nông sản sang thị trường Trung Quốc.
Trước yêu cầu thực tiễn trên, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai “Hệ thống truy xuất nguồn gốc xúc tiến thương mại” nhằm cung cấp bộ giải pháp truy xuất nguồn gốc trực tuyến giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân cập nhật thông tin về nguồn gốc sản phẩm (thông tin chung, nhật ký điện tử trong quá trình canh tác, sản xuất chế biến, vận chuyển, phân phối…).
Tem truy xuất nguồn gốc iTrace247 của Cục Xúc tiến thương mại được đưa vào thí điểm cho thị trường nội địa từ tháng 3/2021 cho các sản phẩm rau củ quả và trái cây từ tỉnh Hải Dương, Sơn La và Bắc Giang. Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, tem truy xuất có thể hiện thị được các ngôn ngữ theo yêu cầu của khách hàng, đáp ứng yêu cầu về minh bạch thông tin sản phẩm của thị trường nhập khẩu.
Trước đó, sản phẩm vải thiều Thanh Hà của Hải Dương có gắn tem truy xuất iTrace247 với thông tin được hiển thị bằng tiếng Anh và tiếng Nhật đã được xuất khẩu sang Singapore và Nhật Bản, tiếp theo nhưng thành công ban đầu iTrace247 nâng cấp phiên bản áp dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) mang tính minh bạch hơn để đáp ứng được các yêu cầu của thị trường khó tính.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội sẽ thu phí xe vào nội đô, phụ thu thêm phí ô nhiễm
- ·MC Vũ Mạnh Cường: 'Tôi nể tinh thần làm việc của Lương Thuỳ Linh, Mai Phương'
- ·Ban tổ chức Miss Charm 2023 xin lỗi về phần thi áo tắm gây thất vọng
- ·Người đẹp Mỹ đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ 2022
- ·Hồ Chí Minh – tấm gương lớn về sự nêu gương
- ·Lộ diện 20 người đẹp vào chung kết Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2023
- ·Hoa hậu H'Hen Niê tiết lộ lý do mặc lại áo dài cũ may 2 năm trước
- ·Hoa hậu Việt và những lần bị chỉ trích 'có hành vi lệch chuẩn'
- ·Bé trai 32 tháng tuổi giãy giụa rồi tử vong khi truyền dịch
- ·Ban tổ chức Miss Charm 2023 xin lỗi về phần thi áo tắm gây thất vọng
- ·FDI sẽ “chảy mạnh” vào Việt Nam sau đại dịch
- ·Á hậu Hoa Đan kể kỷ niệm vui khi ra Hà Nội chụp áo dài ngày giáp Tết
- ·Thuỳ Tiên làm xe ôm, bán hàng rong để khám phá cuộc sống đêm Sài Gòn
- ·Nhan sắc hoàn mỹ của Hoa hậu Hoàn Vũ 2022
- ·Thủ tướng: Kết quả lấy phiếu tín nhiệm thấp hay cao đều thôi thúc Chính phủ làm việc tốt hơn
- ·Trực tiếp Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ 2022: Người đẹp Mỹ đăng quang
- ·Ngọc Châu không lọt Top 20 bảng xếp hạng dự đoán Miss Universe 2022
- ·Ngọc Hân chấm thi Hoa hậu Doanh nhân thời đại
- ·'Phát thèm' với siêu SUV Range Rover SVAutobiography màu độc 22 tỷ của đại gia Hải Phòng
- ·Tranh cãi sau chung kết Hoa hậu Hoàn vũ