【tile bong88】Doanh nghiệp xuất khẩu chật vật giữa cơn bão chi phí
Hợp tác giữa báo chí và doanh nghiệp: Minh bạch để đôi bên cùng có lợi | |
Doanh nghiệp “hiến kế” kéo giảm chi phí logistics |
Dây chuyền đóng gói gạo thương hiệu Trung An để xuất khẩu sang châu Âu. Ảnh: DNCC |
Muốn hòa vốn cũng khó
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá các mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng mạnh do nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 từ năm 2019, xung đột quân sự Nga - Ukraine từ đầu năm 2022 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng và đẩy giá vật tư tăng cao; dẫn đến nguyên liệu, vật tư đầu vào cho sản xuất trong nước tăng và làm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm nông nghiệp tăng.
Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, bình quân 6 tháng đầu năm, chỉ số CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất, chỉ số giá xuất khẩu, nhập khẩu quý 2 và 6 tháng qua cũng đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. |
Cụ thể, so với tháng 12/2021, giá phân urê tăng 136-143%, DAP tăng 143-164%, kali tăng 180-200%; giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi tăng 30-45%, đẩy giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng từ 30-35%.
Ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice cũng cho biết, chi phí đầu vào cho trồng, sản xuất lúa đã tăng 50-60%, trong đó phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có mức tăng cao nhất. Thêm vào đó, chi phí logistics vẫn ở mức rất cao. Cụ thể, giá 1 container đi Mỹ hiện ở mức 9.000 – 11.000 USD, trong khi đi châu Âu là 6.000 – 7.000 USD tùy từng cảng.
Trong báo cáo cập nhật ngành dệt may mới được công bố, SSI Research chỉ ra rằng, giá sợi nhập khẩu bình quân đã tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021 do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistics ở mức cao suốt trong 5 tháng đầu năm 2022. Điều này chắc chắn kéo theo chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất dệt may trong nước. Do đó, ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho biết, dù công ty đã có đơn đặt hàng đến hết quý 3/2022, một số mặt hàng thế mạnh như sơ mi, veston đã có đơn hàng đến hết năm 2022 nhưng nếu thị trường tiêu thụ chậm, tỷ lệ tồn kho của các nhà nhập khẩu tăng lên khách hàng có thể điều chỉnh giảm hoặc huỷ đơn đột ngột. Với chuỗi sản xuất, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu tăng khiến giá thành sản xuất tăng theo, biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng thu hẹp.
Ông Trần Văn Hiệp, Phó Chủ tịch Vinacas cho biết, các nhà nhập khẩu và chế biến điều đang có xu hướng chậm mua hàng nguyên liệu. “Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung nhất là sự không tương quan giữa giá điều thô nhập khẩu và giá nhân xuất khẩu. Giá nhập khẩu điều thô từ châu Phi đã tăng 15-20% so với đầu vụ, trong khi đó, giá xuất khẩu điều nhân lại giảm. Không những không có lời, việc cân đối cho hòa vốn cũng là rất khó đối với các nhà máy chế biến” – ông Hiệp cho hay.
Không chỉ khó khăn trong việc cân đối chi phí, tình hình lạm phát tại Mỹ, châu Âu còn ảnh hưởng tới sức mua tại các thị trường này. Ông Phùng Văn Sâm, Chủ tịch Hanfimex Group cho biết, do hạt điều không phải là mặt hàng thiết yếu, trong khi cước phí vận chuyển từ Việt Nam đi Mỹ và châu Âu hiện ở mức quá cao, nên các nhà nhập khẩu tại đây đang có xu hướng thay thế hạt điều bằng các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ cười… với chi phí rẻ hơn. Thậm chí, có khách hàng của Hanfimex còn chuyển sang mua hàng của Bờ Biển Ngà do chi phí logistics từ Bờ Biển Ngà qua châu Âu chỉ 2.500-3.000 USD, trong khi chi phí từ Việt Nam qua châu Âu lên tới trên 7.500 – 8.000 USD.
Tìm cách xoay xở
Trước thực trạng chi phí đầu vào tăng cao, ông Phan Văn Có chia sẻ, việc sản xuất và xuất khẩu của công ty chủ yếu để duy trì công việc cho công nhân và đảm bảo đầu ra cho người nông dân, bởi lợi nhuận đạt được rất thấp. Bên cạnh đó, Vrice cũng hạn chế xuất khẩu vào các thị trường rủi ro và giảm xuất khẩu các loại gạo thường, gạo phẩm cấp thấp để đảm bảo sự ổn định cho DN. Theo ông Có, trong 6 tháng đầu năm nay, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty vẫn ổn định, nhưng có thể sẽ giảm 5-10% trong nửa cuối năm. Nguyên nhân là bởi chất lượng vụ Hè Thu suy giảm do ảnh hưởng thời thiết mưa nhiều. Thêm vào đó, châu Âu đã có cảnh báo đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong gạo Việt Nam. Đồng thời, đồng EURO mất giá so với đồng USD cũng khiến cho giá gạo Việt Nam bán vào châu Âu trở nên đắt đỏ hơn.
Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An lại có giải pháp táo bạo là giảm 10% giá bán gạo thương hiệu của công ty cho các khách hàng châu Âu nhằm chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong bối cảnh hậu Covid-19 và lạm phát tăng cao. Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Trung An cho biết, kể từ sau khi công ty triển khai chính sách giảm giá từ tháng 6/2022, sản lượng tiêu thụ gạo thương hiệu của Trung An tại châu Âu đã tăng lên đáng kể. Ông Bình cũng kỳ vọng điều này sẽ giúp “ghi điểm” trong mắt người tiêu dùng châu Âu và tạo đà cho sự tăng trưởng trong tương lai.
Mặc dù vậy, việc giảm giá bán trong bối cảnh hàng loạt chi phí đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng lớn tới biên lợi nhuận của Trung An. Theo đó, ông Bình cho biết công ty đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận năm 2022 xuống chỉ còn 110 tỷ đồng, thấp hơn gần 82% so với mục tiêu đề ra hồi đầu năm. Tương tự, Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang cũng đã điều chỉnh giảm một nửa kế hoạch doanh thu năm 2022, xuống khoảng 3.940 tỷ đồng, còn lợi nhuận trước thuế giảm hơn 2/3, xuống 25 tỷ đồng so với con số được thông qua ở phiên họp đại hội cổ đông thường niên trước đó là 70 tỷ đồng.
Trong khi đó, trước những khó khăn ở thị trường Mỹ do chi phí tăng cao, Công ty CP Thủy sản Minh Phú đang có kế hoạch giảm thị phần tại thị trường này và đẩy mạnh bán hàng vào những thị trường có lợi nhuận tốt hơn. Ông Thân Đức Việt cũng cho biết, Tổng công ty May 10 đang tập trung việc quản trị đơn hàng, lập kế hoạch sản xuất phù hợp với biến động thị trường. Nếu như trước đây kế hoạch sản xuất được triển khai theo quý, theo tháng, thì nay phải thực hiện theo ngày, theo tuần. Việc triển khai linh hoạt là điều bắt buộc để kịp thời thích ứng với những biến động về chính trị, giá cả hàng hóa và giá nguyên liệu đầu vào.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trải nghiệm tàu đường sắt Cát Linh
- ·Đội bóng của Huỳnh Như thất bại trước ứng viên vô địch C1 châu Á
- ·Thái Nguyên: Dẫn đầu về tỷ lệ thanh, kiểm tra thuế
- ·Lào Cai thu ngân sách hơn 12,7 tỷ đồng từ chống buôn lậu
- ·Lãnh đạo xí nghiệp xe buýt Thăng Long lên tiếng vụ nhân viên xe buýt đánh người
- ·Tuyển Việt Nam, khi hàng thủ vẫn là mối lo với HLV Kim Sang Sik
- ·EVN: Lắp đặt 4 trạm quan trắc động đất ở Thủy điện Sông Tranh 2
- ·Đề nghị chính phủ loại bỏ 324 dự án thủy điện nhỏ
- ·Đến hết năm 2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng từ nhựa
- ·Hải quan Hà Nội thu ngân sách tăng gần 19%
- ·Tiếp tục nỗ lực gỡ chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành
- ·TP. HCM: Phát hiện 6 cây xăng gian lận đo lường
- ·Chỉ được nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ dưới 10 năm tuổi
- ·Điện tháng 6: Tiếp tục khai thác cao các nhà máy thuỷ điện
- ·Tin tức mới nhất về vụ rơi máy bay ở Nga với kết quả từ tìm kiếm
- ·Kết quả tuyển Việt Nam 1
- ·Đà Nẵng: Thu nội địa 6 tháng vượt tiến độ dự toán
- ·Bình Định: Vinh danh sản phẩm công nghiệp nông thôn
- ·Điểm sàn xét tuyển của tất cả các trường đại học trên cả nước năm 2018
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 17/10