【bảng xếp hạng giải italia】M&A công ty chứng khoán tiếp tục sôi động trong thời gian tới
*PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tình hình M&A CTCK của Việt Nam hiện nay?
Ông Nguyễn Hồng Hiệp: Tại Việt Nam, cho đến nay các thương vụ hợp nhất CTCK thành công đều diễn ra giữa hai công ty, mà ít nhất một trong hai công ty đang hoạt động yếu kém, thiếu hiệu quả và đang phải gánh một khoản lỗ lũy kế lớn.
Việc hợp nhất với một công ty khác và thành lập lại công ty mới sẽ giúp công ty ban đầu vẫn tồn tại với tên cũ, song có vốn điều lệ mới, quy mô mới và xóa hoàn toàn phần lỗ lũy kế để làm lại từ đầu.
Tính đến tháng 9/2018 đã diễn ra 5 thương vụ. Nhìn chung trong cả 5 thương vụ hợp nhất, các CTCK đều đạt được các mục tiêu cơ bản về cải thiện tình hình tài chính và đáp ứng được chính sách tái cấu trúc thị trường chứng khoán của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
|
PV: Vậy tác động của những cuộc M&A CTCK mang lại là gì, thưa ông?
Ông Nguyễn Hồng Hiệp: Dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, không thể phủ nhận những tác động tích cực mà sáp nhập, hợp nhất mang lại. Tác động tích cực sau hợp nhất được thể hiện qua việc xoá được lỗ lũy kế, nhờ đó lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của các công ty đều tăng.
Bên cạnh đó, tác động tích cực sau sáp nhập, hợp nhất còn được thể hiện qua việc tăng doanh thu và cắt giảm chi phí, nhờ đó lợi nhuận sau thuế của các công ty đều có xu hướng tăng.
Sau hợp nhất, các CTCK đều có những biến động trong hệ thống nhân sự nội bộ và quản lý chi phí, tuy nhiên đối với mỗi công ty lại có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực khác nhau.
Nhìn chung, có thể thấy đối với toàn thị trường, việc hợp nhất giúp giảm số lượng các CTCK. Đối với bản thân các công ty, hoạt động sáp nhập, hợp nhất đang đóng một vai trò rất lớn trong việc cải thiện tình hình kinh doanh và khả năng sinh lời. Các công ty đã dần bước ra khỏi quá trình làm quen với hoạt động này, đã trải qua khó khăn về tổ chức và kinh doanh trong thời gian đầu, khiến cho doanh thu đã dần và ngày càng cải thiện hơn.
Bên cạnh đó, sáp nhập, hợp nhất giúp cho các công ty mở rộng được thị phần kinh doanh, tái cấu trúc kinh doanh, cắt giảm nhân sự và những chi phí không cần thiết, gia tăng cơ cấu nguồn vốn, giúp cải thiện doanh thu cũng như lợi nhuận với tiềm năng sinh lời khả quan trong quá trình phát triển dài hạn.
*PV: Ông có nhận định như thế nào về khả năng M&A CTCK trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Hồng Hiệp: Sau thời kỳ thị trường khó khăn, số lượng CTCK giảm mạnh do giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, nếu so với quy mô thị trường và so sánh với các nước trong khu vực, số lượng các CTCK Việt Nam hiện vẫn đang ở mức cao.
Tính đến hết 2017, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt gần 3.360 nghìn tỷ đồng, tương đương 70,2% GDP, tương đương khoảng 313 triệu USD với số lượng các CTCK là 78 công ty .
Trong khi đó, ở một số nước như Trung Quốc, mức vốn hóa thị trường đạt 3.760 tỷ USD, gấp hơn 10 lần quy mô thị trường Việt Nam nhưng số lượng CTCK chỉ là 112 công ty. Hàn Quốc với quy mô vốn hóa thị trường đạt 1.148 tỷ USD nhưng số lượng CTCK chỉ là 61 công ty...
Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của các CTCK Việt Nam, sự an toàn về tài chính của mỗi CTCK cũng như toàn hệ thống, đặc biệt là đối với những CTCK có quy mô nhỏ hoặc những công ty mới đi vào hoạt động trên thị trường.
Hoạt động cung cấp dịch vụ có mức độ tập trung cao tại các công ty chứng khoán lớn với trên 68% doanh thu toàn thị trường thuộc về 10 công ty chứng khoán lớn nhất và trên 85,7% doanh thu toàn thị trường thuộc về 20 công ty chứng khoán lớn nhất. Mức độ tập trung cao có ảnh hưởng tiêu cực đến tính cạnh tranh trong hệ thống các công ty chứng khoán.
Số lượng CTCK có hoạt động không hiệu quả vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể, trong năm 2017 vẫn có 18 công ty hoạt động không có lãi, chiếm tỷ lệ 22,8%. Tính đến 31/12/2017 vẫn còn 39 công ty có lỗ lũy kế (chiếm tỷ lệ 45%), trong đó có 9 công ty lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn điều lệ. Số công ty có vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định là 14 công ty, trong đó 6 công ty đã hoàn thành các biện pháp khắc phục.
Thực trạng trên cho thấy việc tái cấu trúc hệ thống các CTCK cần được tiếp tục, và M&A vẫn sẽ là một phương thức được ưu tiên.
Theo tôi dù tiềm năng phát triển của thị trường là rất lớn, song số lượng CTCK tham gia sáp nhập, hợp nhất sẽ tăng. Trong vòng 5 năm tới số vụ M&A CTCK sẽ nhiều hơn để tạo nên những định chế quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu về vốn pháp định cho các dịch vụ cung cấp, đặc biệt là cho thị trường phái sinh.
Ngoài các vụ M&A trong nước, làn sóng nhà đầu tư nước ngoài mua lại các CTCK Việt Nam cũng sẽ tiếp tục. Việc này giúp tăng tính tập trung nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh giữa các CTCK trên thị trường, đồng thời giúp chuyên nghiệp hóa các dịch vụ kinh doanh chứng khoán./.
Bùi Tư (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Nghe lời thầy phong thủy, xây lại cổng nhà để mong con mau có vợ
- ·Tàu hỏa SE4 bị mất lái, trật đường ray khi đi qua Quảng Ngãi
- ·Thầy Minh Niệm: Bớt mong cầu, học chấp nhận, đi về hướng mặt trời trí tuệ
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·Đường sắt Cát Linh
- ·Phát hiện 160 vụ vi phạm về đất đai
- ·Cách để yêu nhau hơn khi về chung một nhà
- ·Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- ·Nhiếp ảnh gia 8X miệt mài lưu giữ khoảnh khắc hạnh phúc lứa đôi
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·36 tuổi, 9 lần đi xem mắt đều bị từ chối vì 4 yêu cầu 'có gì quá đáng đâu!'
- ·Chồng 93 tuổi cưới vợ 88 tuổi vì yêu từ cái nhìn đầu tiên
- ·Ba Chẽ khởi sắc nhờ chương trình nông thôn mới
- ·Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- ·Cậu bé 6 năm cõng bạn đến trường gây xúc động
- ·Từ 1/8, thí sinh sẽ nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng
- ·Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội Gia đình Việt Nam 2015
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong ngành Xây dựng