【bảng xếp hạng vdqg tây ban nha】Điều gì chờ đợi châu Á trong năm 2017
Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dù năm 2016 không có sự biến động nào đáng kể, song một vài xu thế báo trước năm 2017 đầy khó khăn đang ở phía trước.
1. Năm 2016 đánh dấu năm đầu tiên Triều Tiên tiến hành nhiều hơn 1 vụ thử hạt nhân, một vụ vào tháng 1 và một vụ vào tháng 9. Bình Nhưỡng tuyên bố đây là 2 vụ thử bom nhiệt hạch. Tương tự, cộng đồng quốc tế cũng chứng kiến mức độ thử tên lửa chưa từng có của Triều Tiên, đặc biệt là các hệ thống tên lửa đẩy tầm trung Nodong, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm KN-11 và các tên lửa Hwasong-10 (Musudan). Thông điệp năm 2016 của Bình Nhưỡng là quá rõ ràng: Đó là nỗ lực nhằm hiện thực hóa khả năng răn đe hạt nhân đáng tin cậy đang tiến triển ổn định. Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, dù vẫn là mục tiêu của Mỹ, dường như ngày càng phi thực tế. Với một chính quyền mới tại Washington, cuộc tranh cãi này có thể chuyển sang hướng ngăn chặn nhiều hơn.
2. Cả Biển Đông lẫn biển Hoa Đông đều đã chứng kiến những động thái đáng lưu ý trong năm 2016. Đặc biệt, Trung Quốc đang quyết liệt trong việc thực hiện các “phép thử” tại những khu vực tranh chấp thuộc 2 vùng biển này thông qua lực lượng hải quân và hải giám của mình. Tại biển Hoa Đông, xu thế gia tăng hoạt động kể từ mùa Hè, trong đó đảo Senkaku/Điếu Ngư một lần nữa nổi lên như là điểm nóng sau thời gian khá yên tĩnh trong năm 2015. Tại Biển Đông, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng tài, tình trạng căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và xung quanh bãi cạn Scarborough, khởi điểm ban đầu khiến Philippines kiện Trung Quốc. Các hình ảnh vệ tinh cuối năm 2016 cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu bố trí các hệ thống phòng thủ trên 7 đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Dự báo trong năm 2017, Trung Quốc sẽ hành động quyết đoán hơn ở Biển Đông.
3. Một trong những nguyên nhân khiến phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Hay không hiệu quả trên thực tế là vì nguyên đơn Philippines có sự thay đổi quan trọng trong Chính phủ. Chính phủ theo chủ nghĩa quốc tế và chủ trương thân Mỹ của cựu Tổng thống Benigno Aquino III đã rời Điện Malacañang và nhường chỗ cho Tổng thống dân túy có quan điểm chống Mỹ Rodrigo Duterte. Ông Duterte, nhậm chức 12 ngày trước khi Tòa Trọng tài ra phán quyết trong vụ nước này kiện Trung Quốc, đã lập tức phát đi tín hiệu dàn xếp các vấn đề với Trung Quốc tại Biển Đông. Chủ trương “tách khỏi Mỹ” của ông Duterte đe dọa tương lai của một trong những quan hệ liên minh hiệp ước quan trọng nhất của Mỹ. Hơn thế nữa, Philippines sẽ giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2017, gần như chắc chắn rằng các quan điểm của Tổng thống Duterte sẽ ảnh hưởng tới tình hình địa chính trị tại khu vực.
4. Năm 2016 không phải là một năm tốt đẹp đối với Ấn Độ và Pakistan. Căng thẳng giữa hai quốc gia Nám Á láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân này đã gia tăng sau khi Ấn Độ tiêu diệt Burhan Wani, thủ lĩnh tổ chức Hồi giáo lớn nhất ở Kashmir “Hizbul Mujahideen” và nhất là vụ tấn công khủng bố hồi tháng 9, sau khi nhiều tay súng vượt qua Ranh giới Kiểm soát (LoC) chia cắt Ấn Độ với vùng lãnh thổ Kashmir do Pakistan kiểm soát, và tấn công binh sĩ Ấn Độ, khiến quân đội Ấn Độ phải hứng chịu vụ thiệt hại lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ. Bước sang năm mới 2017, hai nước hầu như chưa có tín hiệu hòa giải.
5. Việc ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ khiến vai trò của Mỹ với tư cách “người bảo trợ cấu trúc an ninh” ở khu vực châu Á đang bị nghi ngờ. Thời điểm chuyển giao quyền lực đang tới gần, ông Trump thể hiện mình là một chính khách ủng hộ ngoại giao song phương, tập trung vào các lợi ích hữu hình của nước Mỹ. Chẳng hạn, Tổng thống đắc cử Mỹ tuyên bố việc rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ là một ưu tiên của chính quyền mới. Sự đổ vỡ của TPP sẽ làm lung lay uy tín của Mỹ với các đối tác và đồng minh ở châu Á, tái xác nhận tâm lý lo ngại rằng cam kết của Washington về vai trò lãnh đạo có quy tắc tại khu vực này không còn nữa. Không có TPP, các hiệp định cạnh tranh như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và thỏa thuận thương mại tự do trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) có thể sẽ “lên ngôi”.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·P&G Việt Nam tiếp tục tài trợ tuyến đầu chống dịch và khu cách ly
- ·Draft law on special economic zone continues to be put on hold
- ·Plenty of room for expanding Việt Nam – India ties: PM
- ·Visit starts
- ·'Vô tình cổ vũ cho lười học cũng chẳng hay gì!'
- ·PM affirms resolve to curb inflation
- ·PM urges VGCL to accelerate trade union institution building
- ·Draft law on special economic zone continues to be put on hold
- ·Á hậu miss U30 á HẬU, Hoàng Thị Trang Viên
- ·President to boost friendships on Africa trip
- ·Cha bỏng nặng 99% nguy kịch, con thơ ngơ ngác đợi chờ
- ·New rural development at village level in poor areas urged: Deputy PM
- ·Visit starts
- ·Việt Nam wants to foster collaboration with UAE: PM
- ·Mẹ bỏ trốn, con bị chủ nợ uy hiếp
- ·Strict punishment against public disorder offences
- ·Law enforcement leaders must face consequences of actions
- ·Coast Guard central to nat'l security
- ·Xúc động lá thư cảm ơn của người phụ nữ có chồng mù lòa, ung thư
- ·Minister Lâm said no 'restricted zone' in handling wrongdoings