【kqbd đêm qua】Tìm giải pháp nâng tầm thương hiệu đặc sản
(CMO) Chiều 28/7, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Giải pháp quản lý và phát triển các nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh”.
Đại biểu tham dự hội thảo.
Tỉnh Cà Mau hiện có 12 sản phẩm đặc sản, đặc thù được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu tập thể, trong đó có 2 sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn hợp lệ; 14 sản phẩm được bảo hộ với hình thức nhãn hiệu chứng nhận.
Về chỉ dẫn địa lý, có 2 sản phẩm được cấp chứng nhận là tôm sú Cà Mau và cua Cà Mau.
Theo kế hoạch, tỉnh đang triển khai thực hiện 1 dự án cấp quốc gia xây dựng chỉ dẫn địa lý sò huyết Cà Mau; 1 dự án cấp tỉnh về chỉ dẫn địa lý cá nâu Mũi Cà Mau, đồng thời tham mưu đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ 1 dự án cấp quốc gia xây dựng chỉ dẫn địa lý tôm càng xanh Thới Bình - Cà Mau trong năm 2023.
Tại hội thảo, ông Thái Trường Giang, Phó giám đốc Sở KH&CN, đánh giá, thông qua việc hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương nêu trên đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, từng bước dịch chuyển từ mô hình sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, từ sản xuất, phát triển sản phẩm tự do sang sản xuất, kinh doanh sản phẩm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng.
“Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc thù địa phương còn góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh giá trị sản phẩm mang danh tiếng của Cà Mau. Hầu hết các sản phẩm sau khi được bảo hộ sở hữu trí tuệ đã giúp quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, phát triển. Đồng thời, với việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm bảo hộ trên thị trường…, giá trị sản phẩm tăng lên rõ rệt”, ông Thái Trường Giang nhấn mạnh.
Năm nay, Cà Mau hướng đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ dự án cấp quốc gia xây dựng chỉ dẫn địa lý tôm càng xanh Thới Bình.
Tuy nhiên đã qua, công tác này vẫn ghi nhận còn nhiều số khó khăn, vướng mắc cần sớm có giải pháp tháo gỡ, như: Quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu còn gặp rất nhiều khó khăn do không có biện pháp chế tài, xử lý tài chính đối các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm; một số ngành, địa phương và doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức cho hoạt động xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp…
Các đại biểu đã tập trung thảo luận tìm giải pháp tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, đồng thời đề xuất một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.
Dịp này, Sở KH&CN trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau cho Công ty TNHH Dư Thái Bình (xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn); cấp giấy chứng nhận trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cua Cà Mau cho HTX nuôi trồng thủy sản Huy Thịnh (xã Tân Duyệt) và HTX Sông Đầm (xã Tân Dân), huyện Đầm Dơi).
Ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hội thảo, ông Phan Tấn Thanh, Giám đốc Sở KH&CN thông tin, Sở đã xây dựng kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển các tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ nay đến năm 2030. Trong đó đã đề ra mục tiêu cụ thể là sẽ triển khai thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài cho 2 sản phẩm tôm Cà Mau và cua Cà Mau và 7 sản phẩm tài sản trí tuệ đã được bảo hộ có tiềm năng phát triển tại một số quốc gia.
“Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này thì bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại, tỉnh sẽ tập trung vào công tác tìm hiểu một số thị trường nước ngoài, có sức tiêu thụ lớn. Điển hình như đối với sản phẩm tôm Cà Mau là tại các quốc gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…; còn đối với sản phẩm cua Cà Mau thì đẩy mạnh việc tìm hiểu các thị trường như: Trung Quốc, Đài Loan. Từ đó có giải pháp phối hợp, đề xuất Cục Sở hữu trí tuệ hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và một số sản phẩm đã được bảo hộ có tiềm năng phát triển tại các thị trường trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài này trong thời gian tới”, ông Phan Tấn Thanh cho biết thêm./.
Trần Nguyên
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Điểm lại một số nguyên nhân Việt Nam khống chế dịch Covid
- ·Các ngân hàng đua nhau xin 'chuyển nhà'
- ·Nhu cầu vay tiêu dùng của người Việt dự kiến tăng mạnh trong thời gian tới
- ·Nên giữ tiền thế nào khi mỗi tháng dư 30 triệu đồng?
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Giá vàng hôm nay 18/11: Dự báo tiếp tục suy yếu
- ·Khách mua bán nhộn nhịp trên 'sàn vàng' tự phát, chuyên gia cảnh báo
- ·Khám phá Phan Thiết bằng xe bus
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Giá vàng hôm nay 18/11: Dự báo tiếp tục suy yếu
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định mới về lãi suất tiền gửi
- ·Thẻ Napas Techcombank là gì?
- ·LPBank sẽ mua 5% vốn cổ phần FPT
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Giá xăng dầu trong nước ngày mai có thể giảm nhẹ
- ·Bảo tồn, phát huy giá trị di sản của nền 'văn hóa Hòa Bình'
- ·Giá vàng hôm nay 16/11: Tiếp tục giảm nhẹ
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Khu Thương mại tự do Đà Nẵng: Mô hình đột phá đầu tiên ở Việt Nam