会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ngoại hạng nam phi】Lạm phát 4%, mục tiêu thách thức của năm 2019!

【ngoại hạng nam phi】Lạm phát 4%, mục tiêu thách thức của năm 2019

时间:2024-12-24 02:09:28 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:428次

CVL

Chuyên gia kinh tế,ạmphátmụctiêutháchthứccủanăngoại hạng nam phi TS Cấn Văn Lực trao đổi cùng các phóng viên. Ảnh: H.Y

PV: Năm 2019, Chính phủ đưa ra mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 4%. Tuy nhiên, có nhiều dự báo cho rằng việc giữ lạm phát ở mức 4% năm tới là rất khó khăn. Ông đánh giá thế nào về điều này?

TS Cấn Văn Lực:Việc giữ lạm phát ở mức 4% trong năm tới theo tôi là một mục tiêu phải rất quyết tâm mới có thể đạt được, vì có nhiều áp lực có thể khiến lạm phát tăng trong năm tới. Chẳng hạn như giá cả hàng hoá thế giới dự kiến tiếp tục đà tăng nhẹ, biến động của đồng USD, lãi suất… Ở trong nước, chúng ta vẫn có lộ trình tăng giá một số mặt hàng cơ bản. Đây là những áp lực lớn cho việc kiểm soát giá cả trong năm tới, chưa kể chúng ta luôn có yếu tố lạm phát kỳ vọng tương đối cao ở Việt Nam.

PV: Vậy theo ông để kiểm soát lạm phát chúng ta cần chú trọng những vấn đề gì?

TS Cấn Văn Lực: Theo tôi, chúng ta cần tập trung 3 vấn đề. Thứ nhất là phối hợp các chính sách tốt hơn nữa, đặc biệt là phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhuần nhuyễn, như chúng ta đã làm được một số khâu thời gian qua. Thứ hai là lộ trình tăng giá một số mặt hàng cơ bản phải được tính toán phù hợp. Trong bối cảnh chúng ta định tăng giá điện thì những mặt hàng khác liên quan như y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội nếu tăng giá cũng phải hết sức cân nhắc và có lộ trình phù hợp. Thứ ba là tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lãi suất, tỷ giá, để tránh tạo nên kỳ vọng lạm phát tương đối cao ở Việt Nam.

PV: Trong các áp lực với lạm phát năm 2019, thì việc tăng giá điện là một vấn đề rất được quan tâm. Ông đánh giá thế nào về yếu tố này?

TS Cấn Văn Lực:Về giá điện, cuối năm 2017, Chính phủ đã cho phép giá điện tăng với mức 6,08%. Đây là quyết sách rất đúng, thể hiện là năm 2018, dù giá điện tăng như vậy nhưng chúng ta vẫn kiểm soát tốt lạm phát. Điều này chứng tỏ việc tăng giá điện khá phù hợp về liều lượng, thời điểm. Năm 2019, tôi hiểu là Chính phủ cũng đang chỉ đạo cân nhắc, tính toán để có thể tăng tiếp giá điện ở mức độ phù hợp. Về cơ bản tôi đồng tình với phương án đó. Tuy nhiên, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng mức tăng giá để không làm tăng chi phí quá nhiều với doanh nghiệp, người dân, không tạo áp lực lớn với lạm phát và hài hòa được lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, chúng ta thấy EVN đã cải tiến nhiều về trong công tác quản lý tài chính, nhưng đâu đó vẫn còn bị thua thiệt về giá. Năm nay, theo báo cáo, EVN cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn do tỷ giá và một số vấn đề khác, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tôi hy vọng thời gian tới, EVN sẽ có giải pháp quản lý tỷ giá tốt hơn, có thể thông qua sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại, để tránh thiệt hại về tài chính.

PV: Theo ông, mức tăng giá điện bao nhiêu là phù hợp cho năm 2019?

TS Cấn Văn Lực: Tôi cho rằng đến thời điểm này chưa thể có con số cụ thể mà phải tính toán tổng hòa nhiều yếu tố khi tăng giá điện, vì đây là câu chuyện tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.

PV: Nếu không kiểm soát tốt lạm phát thì sẽ có những hệ luỵ gì, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Lạm phát như chúng ta biết là con dao hai lưỡi. Đương nhiên lạm phát cao sẽ khiến kinh tế vĩ mô không ổn định, doanh nghiệp khó yên tâm làm ăn, môi trường kinh doanh bị ảnh hưởng. Do đó, kiểm soát lạm phát là mục tiêu rất quan trọng, xuyên suốt, nhất quán của Chính phủ hiện nay. Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, điều hành để quyết tâm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh chúng ta chịu nhiều tác động từ bên ngoài.

PV: Tuy nhiên, nếu kiểm soát lạm phát chặt chẽ thì cũng ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, vậy thì nên cân đối hai mục tiêu này ra sao, thưa ông?

TS Cấn Văn Lực: Luôn có bài toán đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ, tăng trưởng có thể tới 10% nhưng sẽ là vô nghĩa nếu lạm phát 10% hay 20%, vì như vậy nghĩa là người dân còn bị âm về tài sản. Do đó, tôi cho rằng song song với việc thúc đẩy tăng trưởng thì chúng ta cũng không được quên chất lượng tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, mà trong đó kiểm soát lạm phát luôn là mục tiêu quan trọng.

PV: Xin cảm ơn ông./.

H.Y (ghi)

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Thủ tướng: Kiên quyết đưa giá thịt lợn xuống dưới 60.000 đồng/kg
  • Bổ sung điều kiện chọn doanh nghiệp ủy thác kiểm toán
  • Hà Tĩnh lần đầu đón tỷ phú Vietlott
  • Lan tỏa tinh thần đoàn kết dân tộc từ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
  • Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng đột biến, Tổng cục Thống kê khẳng định 'hợp xu thế'
  • Khởi tố 2 nguyên Chủ tịch TP Đà Nẵng
  • 6 tháng TP. Hồ Chí Minh thu hút 2,15 tỷ USD vốn FDI
  • Giá USD ngân hàng giảm mạnh, USD tự do đi lên
推荐内容
  • Vụ bạo hành trẻ em ở Đà Nẵng: Hàng xóm tiết lộ nhiều lần nghe tiếng trẻ khóc thét
  • Cần thêm chế tài mạnh xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
  • Báo cáo Thủ tướng phướng án xử lý 4 cơ sở nhà, đất của Bộ Ngoại giao
  • Kho bạc Nhà nước Hà Nội: Mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong phối hợp thu ngân sách
  • Tai nạn lao động: 2 công nhân bị tường đá đè chết
  • Số phận du thuyền hạng sang và siêu xe đắt tiền của Trịnh Văn Quyết