【hôm nay việt nam có đá không】Ngừa thiếu ma
(CMO) Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu ma-giê trong 1 ngày (mg/ngày) của trẻ nhỏ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi 36 mg; trẻ từ 6-12 tháng tuổi 54 mg; trẻ từ 1-3 tuổi 65 mg; trẻ từ 4-6 tuổi 76 mg; trẻ từ 7-9 tuổi 100 mg.
Ma-giê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu ma-giê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu can-xi và phốt-pho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân. Nếu nồng độ ma-giê trong máu giảm nặng, sẽ có triệu chứng yếu liệt cơ, co giật, tăng kích thích, dẫn đến hạ đường huyết, hôn mê.
Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. |
Ma-giê không được tạo ra trong cơ thể mà chỉ được cung cấp từ thực phẩm. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến chế độ ăn của trẻ, cung cấp cho trẻ đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp với mỗi lứa tuổi.
Ma-giê có nhiều nhất trong các loại đậu như đậu xanh (270 mg/100 g), đậu nành (236 mg/100 g) và có mặt hầu hết trong thực phẩm với số lượng nhiều hay ít tuỳ loại.
Thực phẩm nhóm giàu chất bột đường: Gạo (14 mg/100 g), bánh mì (22 mg/100 g), các loại khoai (30 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu chất đạm: Thịt (20-30 mg/100 g), hải sản (340 mg/100 g), trứng (11 mg/100 g), sữa bò (16 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu vitamin, muối khoáng: Rau mồng tơi (94 mg/100 g), rau khoai lang (60 mg/100 g), giá (29 mg/100 g), chuối (41mg/100 g), sầu riêng (32 mg/100 g).
Thực phẩm nhóm giàu chất béo: Vừng (350 mg/100 g), lạc (185 mg/100 g).
Để phòng ngừa tình trạng thiếu ma-giê ở trẻ, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tập cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng. Một bát bột (cháo) luôn phải đảm bảo 4 nhóm thực phẩm, cho trẻ ăn cả xác thực phẩm.
Cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ đến 2 tuổi và ăn bột (hoặc cháo). Chỉ cho trẻ ăn cơm khi trẻ được 2 tuổi, đã có đủ răng hàm để nhai. Từ 2-5 tuổi, cho trẻ ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ, bữa chính phải đủ chất và lượng, bữa phụ phải là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như sữa, sữa chua, chè đậu… chứ không phải nước ngọt, kẹo hay bánh ngọt…
Trẻ lớn hơn 5 tuổi nên tiếp tục uống sữa, bữa ăn luôn phải đủ 4 nhóm thực phẩm, thức ăn phải đa dạng và phong phú.
Trẻ cần được theo dõi sức khoẻ thường xuyên để can thiệp kịp thời khi có dấu hiệu sụt cân hoặc tăng cân quá mức, phòng ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Khi trẻ bị bệnh, cần được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn để có chế độ ăn phù hợp với tình trạng bệnh./.
Ngọc Ảnh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Bình Định: Tháo gỡ vướng mắc để thu hút đầu tư
- ·Man City thua 4 trận liên tiếp, Pep quả quyết không đáng lo!
- ·Deschamps bị đồn sắp mất ghế vào tay Zidane, nói thật loại Mbappe
- ·Tìm ra thủ phạm khiến hàng loạt ô tô cán đinh sắt ‘khủng’ ở Bình Dương
- ·Tiếp thu ý kiến doanh nghiệp phía Nam sửa đổi, bổ sung Thông tư 38 và 39
- ·Hà Lan đại thắng 4
- ·Tổng cục Thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ năm 2018
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Giá than cho điện cần được điều chỉnh hợp lý
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Quảng Ninh xây khu công nghệ cao 2 tỷ USD
- ·Tưới nhỏ giọt bằng năng lượng mặt trơi
- ·Đường đi của 4.500 tấn quặng sắt xuất lậu qua Cảng Vũng Áng
- ·Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/11
- ·Gia Lai: Thu ngân sách hơn 48,6 tỷ đồng từ xử lý vi phạm
- ·Thủy thủ tàu New Horizon ra “tối hậu thư” cho Vinashinlines
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Bóng đá nữ Việt Nam làm gì để nuôi mộng thường xuyên dự World Cup