会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【trận đấu câu lạc bộ bóng đá as monaco】Quản lý nợ công: Sẽ nâng cao tiêu chuẩn cho vay lại vốn vay của Chính phủ!

【trận đấu câu lạc bộ bóng đá as monaco】Quản lý nợ công: Sẽ nâng cao tiêu chuẩn cho vay lại vốn vay của Chính phủ

时间:2024-12-23 18:07:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:454次

nợ công

Dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) kỳ vọng sẽ khắc phục những tồn tại,ảnlýnợcôngSẽnângcaotiêuchuẩnchovaylạivốnvaycủaChínhphủtrận đấu câu lạc bộ bóng đá as monaco hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công 2009. Ảnh T.L minh họa

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi Luật xuất phát từ yêu cầu thực tế cho phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013 và thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan. Đồng thời, khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công 2009.

Ngoài ra, việc sửa đổi Luật cũng xuất phát từ yêu cầu quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

Không đưa nợ DNNN vào nợ công

Theo đó, Dự thảo không có thay đổi về các cấu phần của nợ công so với Luật hiện hành, theo đó nợ công gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, nội dung quy định về phạm vi nợ công được tách thành một điều riêng, đồng thời làm rõ nội dung của từng cấu phần nợ công để giải quyết những tồn tại hiện nay liên quan đến sự rõ ràng của từng cấu phần nợ công, đặc biệt là với nợ của chính phủ.

Cụ thể, dự thảo quy định rõ nợ Chính phủ thông qua các khoản nợ do Chính phủ phát hành các công cụ nợ gồm tín phiếu, trái phiếu, công trái...; các khoản nợ do Chính phủ ký kết các hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng vay nước ngoài; các khoản vay khác gồm vay từ quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh gồm các khoản nợ của DN, tổ chức tài chính- tín dụng được Chính phủ bảo lãnh để thực hiện các chương trình, dự án thuộc danh mục được Chính phủ bảo lãnh; Các khoản nợ của ngân hàng chính sách của nhà nước vay hoặc phát hành công cụ nợ để thực hiện các chương trình tín dụng của nhà nước.

Nợ của chính quyền địa phương hình thành thông qua các khoản nợ do chính quyền địa phương cấp tỉnh phát hành công cụ nợ trong nước; Các khoản nợ từ việc vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ; Các khoản vay từ ngân hàng chính sách, theo chương trình của Nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với ý kiến cho rằng cần xem xét các khoản tạm ứng của NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản, nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, Bộ Tài chính cho rằng, các khoản tạm ứng này hoặc các khoản tạm ứng khác của NSNN xuất phát từ việc quản lý điều hành. Theo đó, có một số khoản chi cấp bách cần thiết nhưng chưa có trong dự toán được duyệt, NSNN tạm ứng để thực hiện và phải bố trí dự toán năm tiếp sau để thu hồi tạm ứng. Theo thông lệ quốc tế, đây không phải là khoản vay nợ vì không có bên vay, bên cho vay và không phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả của đối tượng sử dụng vốn. Vì vậy, không tính các khoản tạm ứng này vào nợ công.

Đối với vay nợ của DNNN theo cơ chế tự vay tự trả, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp DN không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định của pháp luật. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Điều này không phù hợp, vì vậy Bộ Tài chính không đưa nợ DNNN vào nợ công.

Siết chặt điều kiện cho vay lại

Cùng với những thay đổi trên, Dự thảo Luật đã rà soát và điều chỉnh một số nội dung về nguyên tắc quản lý nợ công. Đặc biệt, Dự thảo dành 6 điều quy định về các công cụ quản lý và giám sát nợ công. Các nội dung này về cơ bản kế thừa, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Luật thời gian qua, đồng thời có sự điều chỉnh về nội hàm cũng như kỳ các báo cáo, thực hiện quản lý nợ cho phù hợp với Luật NSNN và Luật Đầu tư công...

Công cụ này có tính chất vĩ mô, đánh giá và rà soát định kỳ đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô dài hạn để xác định ảnh hưởng của chúng đến quản lý nợ công và an toàn nợ công trong trung và dài hạn. Đây cũng là một trong những nội dung tiếp cận với thông lệ tốt của quốc tế trong quản lý nợ công, được các cơ quan quản lý nợ ở các nước thực hiện và các tổ chức tài chính khuyến nghị.

Một nội dung quan trọng khác cũng được cơ quan chủ trì soạn thảo quy định thành một chương riêng tại Dự thảo Luật là cho vay lại vốn vay của Chính phủ, trong đó có một số điều chỉnh, bổ sung so với quy định hiện hành.

Cụ thể, Dự thảo Luật bổ sung và điều chỉnh quy định UBND cấp tỉnh vay cho bù đắp bội chi ngân sách địa phương để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương cho phù hợp với quy định của Luật NSNN.

Đồng thời quy định Ngân hàng Phát triển Việt Nam vay lại không chịu rủi ro tín dụng; các tổ chức tài chính - tín dụng khác vay lại phải chịu rủi ro tín dụng.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật bổ sung quy định về điều kiện vay lại đối với tổ chức tài chính tín dụng, phải được ít nhất một trong các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch) xếp hạng tín nhiệm ở mức tín nhiệm ngang hoặc thấp hơn một bậc so với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam nhằm tiệm cận với thông lệ tốt của quốc tế và đảm bảo tính khách quan trong việc quyết định cho vay lại đối với các tổ chức tài chính tín dụng. Đối với chính quyền địa phương, bổ sung quy định vốn vay lại phải đảm bảo không vượt quá hạn mức nợ và bội chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về việc trích phí dự phòng rủi ro đối với cho vay lại vốn vay, do người vay lại chịu nhằm tiệm cận dần với thông lệ tín dụng của thị trường. Phí dự phòng rủi ro là một nguồn thu của Quỹ Tích lũy trả nợ. Đối với UBND cấp tỉnh, Chính phủ không thu phí dự phòng rủi ro và cho vay lại theo đúng điều kiện vay gốc.

Thu hẹp đối tượng được xét cấp bảo lãnh chính phủ

Cùng với đó, Dự thảo Luật cũng thu hẹp đối tượng được xét cấp bảo lãnh chính phủ chỉ gồm DN, ngân hàng chính sách của nhà nước, không bao gồm các tổ chức tài chính tín dụng khác.

Giảm diện các chương trình, dự án được xét cấp bảo lãnh Chính phủ, trong đó có việc loại các dự án sử dụng vốn vay hỗn hợp ODA và vay thương mại khỏi diện các dự án được xét cấp bảo lãnh của Chính phủ.

Rà soát và bổ sung các nội dung nhằm tăng cường điều kiện chặt chẽ hơn đối với việc cấp bảo lãnh Chính phủ cho từng nhóm đối tượng được xem xét cấp bảo lãnh và quy định tương đối cụ thể và rõ ràng, chặt chẽ về điều kiện đối với người vay được bảo lãnh, về dự án, chương trình, về khả năng trả nợ và tính khả thi của dự án hoặc chương trình tín dụng.

Đồng thời, bổ sung 1 Điều quy định về hạn mức, chủ trương cấp bảo lãnh Chính phủ, trong đó quy định thẩm quyền quyết định hạn mức, danh mục dự án được xét cấp bảo lãnh và việc xét cấp bảo lãnh phải tuân thủ hạn mức và danh mục dự án đã được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền./.

Các công cụ quản lý nợ gồm:

Chiến lược quản lý nợ và các chỉ tiêu an toàn nợ:do Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

Kế hoạch vay trả nợ công trung hạn cho giai đoạn 5 năm:do Bộ Tài chính xây dựng, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội (tương ứng với công cụ mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay nợ công trong giai đoạn 5 năm theo quy định của Luật hiện hành, do Quốc hội phê duyệt).

Chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn 3 năm:do Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tương tự như quy định hiện nay tại Luật Quản lý nợ công về thẩm quyền phê duyệt).

Kế hoạch vay và trả nợ chi tiết hàng năm: do Bộ Tài chính xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (tương tự như quy định hiện nay tại Luật Quản lý nợ công về thẩm quyền phê duyệt).

Quản lý rủi ro đối với danh mục nợ công:nội dung này kế thừa một số quy định hiện nay tại Quyết định số 56/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, đồng rời rút kinh nghiệm từ những vướng mắc thời gian qua trong triển khai công tác này và tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế.

Giám sát, phân tích, đánh giá bền vững nợ công:đây là nội dung công cụ mới, được bổ sung nhằm tăng cường công tác giám sát, trách nhiệm của các cơ quan trong cung cấp thông tin phục vụ công tác giám sát và các nội dung cơ bản của công tác giám sát và phân tích bền vững nợ và tần suất thực hiện công cụ quản lý giám sát.

Hoàng Lâm

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Giá heo hơi hôm nay 2/8/2023: Thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc
  • Fatherland Front a force behind Gov’t success: PM
  • Focus on knowledge economy, added
  • Việt Nam’s Foreign Ministry to keep close ties with Lao counterpart
  • Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Long An thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng tại Đức Huệ
  • Police mull automatic fine collection for cars
  • Party chief urges Nam Định to attract more investment
  • VN targets completing economic reforms: PM
推荐内容
  • Người chăn nuôi gặp khó
  • PM greets Korean media chief
  • President praises VN
  • PM underlines new era workforce needs
  • Hành trình chinh phục người tiêu dùng của mỹ phẩm Hera
  • Dozens promoted against the rules