【soi kèo ars】Kỳ thi tuyển sinh ĐH
* Thi đại học đợt 2: 123 thí sinh bị đình chỉ
Sáng nay,ỳthituyểnsinhĐsoi kèo ars 10-7, thí sinh cả nước đã hoàn tất môn thi thứ ba, buổi thi cuối của đợt 2 kỳ thi tuyển sinh ĐH- CĐ 2014. Thí sinh khối C và D thi Ngữ văn; khối B thi môn Hóa học.
Báo cáo về đợt thi thứ 2 của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cho biết, số trường đại học tổ chức thi trong đợt 2 là 141 trường. Số thí sinh dự thi là 594.683, đạt tỷ lệ 78,07%. Số cán bộ tham gia công tác tuyển sinh là 77.164.
Bộ GD-ĐT nhận định, đề thi được bảo mật tuyệt đối, an toàn trong tất cả các khâu; không có sai sót; đề thi được dư luận đánh giá cao đặc biệt là các đề thi các môn lịch sử, địa lí, nội dung mang tính thời sự. Các Hội đồng tuyển sinh thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế thi tuyển sinh; việc tổ chức thi diễn ra bình thường.
Trong đợt 2, trên phạm vi cả nước, có 153 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 28; cảnh cáo: 2; đình chỉ: 123); có 6 thí sinh đến muộn không được dự thi. “Đợt thi đại học thứ 2, kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2014 đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc”, Bộ GD-ĐT khẳng định.
Đề Văn khối C: Giàu cảm xúc
Đề Văn khối C được thí sinh đánh giá là khá hay, mở, hoàn toàn là kiến thức nằm trong sách giáo khoa và có “đất” để thí sinh trình bày cảm thụ văn học cũng như suy nghĩ cá nhân của mình trước trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước, đặc biệt là trong bối cảnh biển Đông có nhiều căng thẳng như hiện nay.
Đề Văn khối C có 3 câu, câu thứ nhất yêu cầu thí sinh thể hiện năng lực đọc hiểu qua bài thơ “Đò Lèn” của tác giả Nguyễn Duy. Tác phẩm nằm trong sách giáo khoa lớp 12, thể hiện tình cảm bà cháu. Cách ra đề đọc hiểu này thí sinh đã làm quen với đề thi tốt nghiệp năm 2014 nên không có gì khó khăn với thí sinh khi phải trả lời các câu hỏi về phương thức biểu đạt trong đoạn thơ, tình cảm của nhân vật trong đoạn thơ.
Câu 2 (3 điểm) là điểm nhấn của đề thi Văn khối C khi đưa ra câu “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình. Ý kiến trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như của một quốc gia?”. Đây là câu trích trong tác phẩm “Đời thừa” của Nam Cao có trong chương trình. Thí sinh Nguyễn Thị Hòa (trường THPT Lương Văn Tụy, Ninh Bình) cho biết rất thích câu hỏi này. “Với câu nghị luận xã hội này, em đã được thể hiện suy nghĩ cá nhân về sức mạnh của một con người chân chính nói riêng, một quốc gia hùng mạnh, tự cường và có trách nhiệm nói chung. Em viện dẫn câu chuyện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để chứng minh Trung Quốc đang hung hăng thể hiện sức mạnh của một kẻ mạnh nhưng lại “giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ”, thí sinh Hòa cho biết.
Nhiều thí sinh cũng chung nhận định, câu 2 là cơ hội để các em bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề biển Đông hiện nay, về trách nhiệm của các quốc gia, nhất là của những nước lớn trong bối cảnh toàn cầu hội nhập.