【nhận định nữ mexico】Phước Long 45 năm xây dựng và phát triển
PHẠM THỤY LUÂN,ướcLongnămxacircydựngvagravephaacutettriểnhận định nữ mexico PHÓ BÍ THƯ THỊ ỦY, CHỦ TỊCH UBND THỊ XÃ PHƯỚC LONG
BPO - Phước Long là vùng đất có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang. Phát huy truyền thống anh hùng, từ “đống tro tàn, đổ nát của chiến tranh”, đến nay Phước Long đã trở thành thị xã có tốc độ phát triển kinh tế khá cao so với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và khu vực Đông Nam bộ. Kết quả đó đã khẳng định quá trình phấn đấu bền bỉ, kiên cường, vượt qua bao khó khăn, không ngừng vững bước đi lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phước Long trong suốt 45 năm qua.
Đi lên từ “đống tro tàn”
Sau ngày giải phóng, đứng trước muôn vàn khó khăn như: Kinh tế - xã hội của địa phương nghèo nàn, lạc hậu, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, số người mù chữ còn nhiều; cơ sở hạ tầng bị tàn phá, giao thông chủ yếu là đường đất sỏi đỏ; sản xuất chưa kịp khôi phục, kinh tế thuần nông, phương thức sản xuất thô sơ, lạc hậu, nạn đói giáp hạt đe dọa, đời sống của nhân dân rất khó khăn; tình hình an ninh trật tự hết sức phức tạp; đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là cấp xã vừa thiếu về số lượng vừa yếu về kinh nghiệm quản lý điều hành, chưa chuyển biến kịp thời theo yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới...
Quảng trường 6-1 và khu trung tâm hành chính thị xã Phước Long được xây dựng khang trang, hiện đại - Ảnh:Q.M
Trong bối cảnh đó, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Phước Long vừa phát huy những thuận lợi vừa khắc phục khó khăn, nhanh chóng ổn định trật tự xã hội, thực hiện công cuộc khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm nhu cầu thiết yếu trong đời sống nhân dân. Tổ chức cứu đói cho đồng bào, giáo dục cải tạo ngụy quân, ngụy quyền, quản lý công sở. Các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng giải phóng đã hăng hái khai hoang phục hóa, tháo gỡ bom mìn, tăng gia sản xuất, trồng tỉa cây lương thực, hoa màu. Ruộng đất cơ bản thuộc về nông dân, một số hộ tham gia vào tổ vần đổi công, việc phân chia ruộng đất, nương rẫy thực hiện thuận lợi và nhanh chóng. Diện tích vụ đông xuân năm 1975 khoảng 9.000 ha, năm 1976 là 15.955 ha, đến năm 1977 đạt 23.255 ha. Bình quân đầu người 250kg, làm nghĩa vụ lương thực cho Nhà nước hơn 300 tấn. Thắng lợi này đã giải quyết cơ bản lương thực cho nhân dân trong huyện mà trước đây chế độ Sài Gòn phải nhập gạo từ nơi khác đến, nạn thiếu đói giáp hạt của đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện một bước.
Hệ thống giáo dục dần được thiết lập từ huyện đến xã. Ngoài các cấp học phổ thông tại huyện, xã còn có các lớp bổ túc văn hóa, trường mẫu giáo. Công tác xóa mù chữ từ cuối năm 1977 đã tập trung hàng trăm cán bộ, giáo viên về xã, ấp vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xóa mù chữ cho nhân dân. Số lượng học sinh tăng nhanh, từ hơn 10.000 năm 1977 tăng lên 16.000 học sinh năm 1979. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong những năm đầu giải phóng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ở huyện có bệnh viện, mỗi xã có trạm xá, nhà hộ sinh; đội ngũ y, bác sĩ, dược sĩ, y tá, hộ sinh... ngày càng được tăng cường.
Tiếp nối những kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, Phước Long đã từng bước chuyển động, quyết định những vấn đề trọng tâm để xây dựng và phát triển địa phương. Đến nay, sau nhiều lần chia tách địa giới hành chính, ngày 1-11-2009, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Phước Long được thành lập với diện tích tự nhiên 118,83km2, dân số 50.019 người, gồm 7 đơn vị hành chính cấp xã, phường với 55 tổ chức cơ sở đảng. Đây là sự kiện quan trọng, bước ngoặt lịch sử để Phước Long tiếp tục phát triển vững chắc trong giai đoạn cách mạng mới.
Nhiều điểm nhấn và thành tựu nổi bật
Chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của UBND, sự phối hợp của các cấp, ngành, thị xã Phước Long đã đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt trung bình 8,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên.
Thực hiện các chương trình hành động của Thị ủy về thực hiện nghị quyết đại hội, trong đó có 4 chương trình trọng tâm và 13 dự án trọng điểm để nâng cấp đô thị phát triển thị xã, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư. Đặc biệt là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đến nay toàn thị xã đã đầu tư nâng cấp, mở rộng 252 tuyến đường với tổng chiều dài 220km; đầu tư mở mới hơn 18km đường giao thông liên xã, đường vành đai, với tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng (giai đoạn 2010-2019). Đặc biệt là dự án xây dựng trung tâm hành chính và khu đô thị mới, với tổng diện tích 96,53 ha, kinh phí đầu tư hơn 1.030 tỷ đồng, đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo nên diện mạo đô thị khang trang và là điểm nhấn của thị xã trong việc hình thành khu đô thị trung tâm, tạo động lực phát triển cho toàn Phước Long.