【đá bóng ngoại hạng anh trực tiếp】Quy hoạch và phát triển chú trọng bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa
Việc quy hoạch và phát triển phải đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa quan trọng trong trục không gian sông Hương |
Điều này góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2025 và là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam vào năm 2030. Di sản văn hóa vì thế đóng vai trò vô cùng quan trọng, là tài nguyên trong chiến lược phát triển của địa phương.
Quan trọng và mang tính quyết định
Theo quy hoạch được công bố, còn xác định sẽ xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival của Việt Nam. Ngoài ra, nơi này còn là điểm đến hấp dẫn hàng đầu về du lịch di sản văn hóa khu vực châu Á.
Ông Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng, với định hướng xây dựng Cố đô Huế trở thành một đô thị di sản đặc thù, thành phố di sản trực thuộc trung ương, vấn đề quy hoạch, phát triển đô thị Huế trở nên hết sức quan trọng và mang tính quyết định trên nhiều bình diện.
Ngược dòng lịch sử, đô thị Huế được quy hoạch và xây dựng gắn liền với trục sông Hương từ đầu thế kỷ XVII trên nền tảng của quá trình đô thị hóa đã diễn ra trong suốt nhiều thế kỷ trước đó, gắn liền với quá trình Nam tiến của người Việt. Từ năm 1636, Huế trở thành thủ phủ của Đàng Trong, rồi kinh đô của hai triều đại Tây Sơn (1788-1801) và triều Nguyễn (1802-1945). Cũng theo đó, quy hoạch của đô thị Huế ngày càng được mở rộng, từ thượng nguồn sông Hương ra biển theo chiều Tây - Đông, từ An Hòa, Hương Sơ đến núi Ngự Bình, hướng ra tận đầm phá Tam Giang, Cầu Hai theo chiều Bắc- Nam.
Nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Matah M’Bow từng nhận định: “Những người đầu tiên xây dựng Huế đã có dụng ý đóng khung Huế trong phong cảnh kỳ diệu, từ núi Ngự Bình đến đồi Vọng Cảnh, đến phá Tam Giang và phá Cầu Hai. Và chính nhờ thế họ đã sáng tạo ra một kiến trúc tinh vi, trong đó mọi nhân tố đều bắt nguồn từ cảm hứng thiên nhiên gần gũi, thành phố Huế chính là nghệ thuật được vẻ đẹp của thiên nhiên bổ sung, tô điểm thêm”.
Cho đến nay, những di sản vật chất, tinh thần cùng không gian cảnh quan văn hóa gắn liền với các di sản ấy còn bảo tồn được của đô thị Phú Xuân - Huế trong lịch sử đều gắn liền với trục sông Hương. Do vậy, ông Phan Thanh Hải cho rằng, việc quy hoạch và phát triển phải đặc biệt chú ý đến việc bảo tồn bền vững các di tích, di sản văn hóa quan trọng trong trục không gian này.
Cũng theo ông Hải, những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, và đặc biệt là các di sản tự nhiên của Thừa Thiên Huế không chỉ nằm trong phạm vi TP. Huế hiện nay mà phân bố trải rộng trên địa bàn của nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh.
Trong khoảng gần 1.000 di tích đã được kiểm kê của Thừa Thiên Huế với 183 di tích đã được xếp hạng (89 di tích cấp quốc gia đặc biệt và di tích cấp quốc gia, 94 di tích cấp tỉnh) thì chỉ có khoảng 40% số lượng di tích nằm trong không gian của TP. Huế, nghĩa là khoảng 60% số di tích còn lại nằm ở các huyện, thị xã. Có những di tích rất nổi tiếng và có vị thế quan trọng nhưng không nằm trong phạm vi thành phố, như hệ thống đường Hồ Chí Minh, Cầu Ngói Thanh Toàn, hành cung Lăng Cô, chùa Thánh Duyên, Hải Vân Quan, tháp đôi Liễu Cốc, tháp Chăm Phú Diên, làng cổ Phước Tích…, cùng nhiều di sản tự nhiên độc đáo và vô cùng quý giá như hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, rừng quốc gia Bạch Mã, vịnh Lăng Cô - Chân Mây…
“Vì thế, việc quy hoạch toàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng một đô thị thống nhất - đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường và thông minh - thành phố trực thuộc trung ương trong tương lai rõ ràng là một hướng đi phù hợp, đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người”, ông Hải khẳng định.
Huế là vùng đất có hệ thống di sản được bảo tồn nguyên vẹn cả vật thể lẫn phi vật thể, văn hóa cung đình đến văn hóa dân gian... |
Kế thừa để vừa bảo tồn, vừa phát triển
Cũng theo người đứng đầu ngành văn hóa của tỉnh, bài toán này còn có thể tìm được lời giải tốt hơn, toàn diện hơn từ việc nghiên cứu các di sản lịch sử cùng những kinh nghiệm quý báu trong quá khứ.
Ngay từ thời Nguyễn Hoàng (1558-1613), vị chúa đầu tiên vào trấn giữ và khai thác Thuận Quảng, việc quy hoạch một trung tâm chính trị - kinh tế cho vùng đất này đã được sáng tạo rất độc đáo, để vận dụng tối đa những lợi thế của cả hai vùng đất ở hai bên đèo Hải Vân, đó là công thức: Trung tâm chính trị nằm ở Thuận Hóa (do Chúa đóng đô) và trung tâm kinh tế ở Quảng Nam (do Thế tử trấn giữ). Từ thời vị chúa Nguyễn thứ 3 là Nguyễn Phúc Lan (1636-1648) trở về sau thì mối quan hệ này càng trở nên chặt chẽ. Sự kết nối tiêu biểu nhất giữa hai trung tâm này là mối quan hệ giữa cảng quốc tế Hội An và thủ phủ Kim Long - Phú Xuân thông qua cảng nội địa Thanh Hà.
Và như vậy, đô thị Phú Xuân - Huế tuy chỉ nằm trên đất phủ Triệu Phong nhưng đã là một siêu đô thị, đóng vai trò trung tâm của cả dải đất từ Quảng Bình đến Phú Yên. Các chúa Nguyễn đời sau vẫn tiếp tục kế thừa hoàn hảo công thức này. Thời Tây Sơn, và đặc biệt là từ đầu triều Nguyễn, đô thị Phú Xuân - Huế nằm trên đất Quảng Đức/Thừa Thiên vẫn là trung tâm kết nối của cả vùng đất “ngũ Quảng” rộng lớn (Quảng Bình, Quảng Trị ở phía Bắc, Quảng Nam, Quảng Nghĩa/Ngãi ở phía Nam). Đặc điểm này lí giải vì sao Phú Xuân - Huế luôn được xem là một đô thị lớn, có tiềm lực mạnh mẽ về nhiều mặt, là nơi đóng đô lí tưởng của các triều đại quân chủ trong suốt hàng trăm năm lịch sử.
Bởi vậy, việc quy hoạch và phát triển đô thị di sản Huế với định hướng đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương không chỉ dựa trên nền tảng của các di sản văn hóa vật chất, tinh thần mà Huế đang sở hữu mà cần kế thừa cả các di sản về đô thị vốn dĩ đã được các thế hệ tiền bối sáng tạo và kiến lập nên.
Ông Hải cho rằng, với quan điểm này, việc quy hoạch xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế cần đặt trong sự liên kết vùng và mối quan hệ rộng lớn của cả khu vực Bắc - Trung và Nam Trung bộ. Trong đó trọng tâm là mối quan hệ liên kết với Đà Nẵng, Quảng Nam ở phía Nam, Quảng Trị, Quảng Bình ở phía Bắc. Điều này cũng rất phù hợp trên góc độ di sản và du lịch vì cố đô Huế hiện nay là một phần rất quan trọng của “Con đường di sản miền Trung” kết nối các di sản thế giới: Mỹ Sơn - Hội An - Huế - Phong Nha - Kẻ Bàng.
“Kế thừa các di sản lịch sử trong quy hoạch và phát triển đô thị sẽ giúp Thừa Thiên Huế vừa bảo tồn bền vững các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú cùng không gian cảnh quan đặc sắc của các di sản ấy, vừa tạo lập được những không gian khác dành cho sự phát triển, trong đó “không gian phát triển” này bao gồm cả phần bên trong và bên ngoài địa hạt của tỉnh”, ông Hải lý giải.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đi trực đêm, chồng cũng đến trực cùng
- ·Ưu tiên xúc tiến xuất khẩu qua thương mại điện tử
- ·Người cao tuổi nhập viện tăng đột biến do thời tiết lạnh sâu
- ·Bé gái mắc đa hồng cầu, toàn thân tím tái khi vừa ra đời ở Hải Phòng
- ·Bài 2: Chỉ vì ‘sướng đời mà’ ‘khoái lắm đây’!
- ·3 mấu chốt “cản chân” xuất khẩu hàng Việt
- ·Hỗ trợ 350 triệu đồng để thu hút bác sĩ giỏi về Đồng Nai
- ·Cứu sống bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong rừng sâu 1 ngày 1 đêm
- ·Củng cố, phát triển hợp tác xã tạo nền tảng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị
- ·Ngậm viên đá quảng cáo 'chữa bách bệnh' rồi ngủ quên, người phụ nữ suýt rước hoạ
- ·“Chiều” vợ thế nhưng… chưa đủ!
- ·7 nhóm hàng Việt Nam phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm
- ·Lý do những người khỏe mạnh đột ngột bị ung thư
- ·Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gần 10 tỷ USD
- ·Bắt tạm giam Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng
- ·Dấu hiệu trẻ mắc sốt xuất huyết cần phải nhập viện gấp
- ·Đau lưng có thể là dấu hiệu ung thư giai đoạn cuối
- ·‘Lá chắn’ bảo vệ bệnh nhân khỏi nguy cơ kháng kháng sinh tại Bệnh viện FV
- ·Xin lỗi con, mẹ không đủ tiền chữa bệnh cho con!
- ·Vỡ nát 2 tinh hoàn, cắt 1/3 đùi phải sau khi cưa thùng xăng