【xep hang indonesia】Làm cách nào mà sản phẩm 'tai tiếng' Hoạt huyết Nhất Nhất lọt vào danh sách 'phòng, hỗ trợ điều trị
Sản phẩm hoạt huyết không phải là thuốc điều trị Covid-19
Dư luận vẫn chưa hết "nóng" kể từ khi Bộ Y tế ra công văn số 5944/BYT-YDCT về việc tăng cường phòng,àmcáchnàomàsảnphẩmtaitiếngHoạthuyếtNhấtNhấtlọtvàodanhsáchphònghỗtrợđiềutrịxep hang indonesia chống dịch COVID-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu. Kèm theo công văn này là hướng dẫn, danh mục về 12 loại thuốc, sản phẩm dược liệu phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19 và 9 sản phẩm sát khuẩn không khí, sát khuẩn tay và xịt họng.
Trong danh mục 12 loại thuốc, sản phẩm cổ truyền phòng và hỗ trợ điều trị Covid-19 có cả sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất của Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất khiến cho dư luận không khỏi ngạc nhiên và đặt dấu hỏi về công dụng của sản phẩm này. Nhiều người thậm chí còn cho rằng văn bản của Bộ Y tế đưa ra danh mục sản phẩm như vậy có phần thiếu tính khoa học và tạo nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị dược phẩm. Và, trong động thái mới nhất nhằm giải quyết những 'lùm xùm' xoay quanh công văn số 5944/BYT-YDCT, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký văn bản thu hồi công văn số 5944/BYT-YDCT với lý do công văn này "có một số nội dung chưa phù hợp".
Trả lời báo chí về danh mục 12 sản phẩm kể trên, PGS. TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế), cho biết 12 sản phẩm nêu trên không phải là danh mục thuốc, sản phẩm chỉ định cho dự phòng, điều trị, mà là danh mục sản phẩm do các đơn vị tài trợ, ủng hộ cho phòng dịch Covid-19.
"Các đơn vị sản xuất sản phẩm trên đây đã và đang đồng hành, ủng hộ ngành y tế và một số tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM... để sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng, mức độ nhẹ và vừa, cho các thầy thuốc tuyến đầu chống dịch và các F1 đang cách ly", PGS Thịnh giải thích.
Cũng theo ông Thịnh, căn cứ danh mục, tùy theo thực tiễn các bệnh viện, cơ sở y tế khi được tài trợ để phát cho bệnh nhân. Các sản phẩm cũng cần được đánh giá về hiệu quả khi sử dụng. Đối với nhóm thuốc phòng và hỗ trợ điều trị có thể đồng thời sử dụng 2-3 loại, kết hợp uống thuốc dạng sắc trên cơ sở các bài thuốc được đề cập trong hướng dẫn kèm công văn số 5944/BYT-YDCT. Điều đó có nghĩa là không phải bệnh nhân Covid-19 nào cũng giống nhau, mà từng bệnh nhân, tùy từng tình trạng, mức độ bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Về sản phẩm thuốc hoạt huyết (phòng và điều trị thiểu năng tuần hoàn não, mất thăng bằng, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay...) được đưa vào danh mục 12 thuốc nêu trên, trong khi Covid-19 là bệnh do SARS-CoV-2, lây qua đường hô hấp, PGS Thịnh giải thích thêm: "Sản phẩm hoạt huyết không phải là thuốc điều trị Covid-19 mà là sản phẩm trong danh sách đơn vị tài trợ, nên chúng tôi hướng dẫn sử dụng".
PGS Thịnh cũng cho biết tất cả sản phẩm đều đang trong giai đoạn nghiên cứu. "Hiện Bộ Y tế không công bố sản phẩm có tác dụng dự phòng, điều trị ca nhiễm SARS-CoV-2", ông khẳng định.
Ông Thịnh cho rằng người dân thường có tâm lý thích tự đi mua thuốc. Nhưng thuốc khi sử dụng phải theo hướng dẫn của bác sĩ vì thuốc bao giờ cũng có 2 mặt, lợi và hại. "Người dân cần hiểu đúng. Chỉ nên dùng thuốc theo đơn, tư vấn của bác sĩ, không nên đổ xô đi mua, tích trữ thuốc", PGS Thịnh khuyến cáo.
Qua những câu trả lời của đại diện Cục Quản lý y, dược cổ truyền có thể thấy, trên thực tế, sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất không phải là sản phẩm có thể phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19. Tuy nhiên, công văn mà Bộ Y tế đưa ra lại dễ khiến nhiều người hiểu lầm về công dụng, chất lượng thật sự của sản phẩm này. Đương nhiên, việc ban hành công văn như vậy cũng khiến dư luận đặt dấu hỏi về việc tại sao Hoạt huyết Nhất Nhất lại có trong danh sách "phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19" do Bộ Y tế ban hành? Nếu chỉ đơn thuần là sản phẩm được "tài trợ" như khẳng định của ông Nguyễn Thế Thịnh thì tại sao Bộ Y tế lại hướng dẫn sử dụng sản phẩm này trong phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19?
Sản phẩm Hoạt huyết Nhất Nhất của Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xuất khẩu tôm đặt mục tiêu đạt 3,9 tỷ USD trong năm 2022
- ·Standard Chartered dự báo tăng trưởng của Việt Nam đạt 7%
- ·Cố tình "tông" lực lượng Hải quan để tẩu tán thuốc lá lậu
- ·Khi các tạp chí khoa học được nâng điểm
- ·Việc thiếu xăng dầu cục bộ sẽ sớm được giải quyết
- ·BHXH Việt Nam nhận giải thưởng công nghệ thông tin tại ASSA 35
- ·PTI chi trả chi phí chữa trị chấn thương cho cầu thủ Văn Toàn
- ·Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục ổn định mặt bằng lãi suất
- ·Sớm khơi thông ‘dòng chảy’ chuỗi cung ứng, phục hồi sản xuất
- ·Đơn vị học tập tiêu biểu An Bằng
- ·Những sản phẩm làm đẹp không cần thiết, chỉ gây tốn tiền
- ·Chân dung nhà khoa học tên lửa hàng đầu Nga vừa qua đời
- ·VTV3 ra mắt gameshow ẩm thực Của ngon vật lạ
- ·Khoảng 28% học sinh tốt nghiệp THPT vào học nghề
- ·'Soi' nội thất Mazda CX
- ·300 học sinh trải nghiệm về robot và công nghệ
- ·Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân về P2P Lending
- ·Ảnh vệ tinh mô tả sự tàn phá Soledar, lính Ukraine sang Tây Ban Nha huấn luyện
- ·Vinhomes bàn giao căn hộ The Origami tới tay những cư dân đầu tiên
- ·Chuyện những cô giáo F0 dạy học