【xem bong da truc tiêp】Trung ương Đảng họp quyết định đề án phát triển KH&CN
TheươngĐảnghọpquyếtđịnhđềánpháttriểxem bong da truc tiêpo Chương trình, Hội nghị tập trung thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách, pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.
Quang cảnh Hội nghị. Ảnh: TTXVN |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như Hội nghị lần này. Những vấn đề Hội nghị sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Với tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của Trung ương trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước, Tổng Bí thư đã gợi mở ba nhóm vấn đề để Hội nghị tập trung thảo luận cho ý kiến, cụ thể về kinh tế-xã hội; phát triển giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ và một số vấn đề về xây dựng Đảng.
Tập trung hơn cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô
Về kinh tế-xã hội, Tổng Bí thư đề nghị, Trung ương cần tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012, làm rõ những kết quả đã đạt được; những hạn chế, yếu kém đang tồn tại; và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần thật sự khách quan, khoa học, toàn diện.
Đặc biệt, cần đi sâu phân tích, đánh giá các vấn đề có liên quan đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế. Phải chăng vừa qua, chúng ta mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống, đối phó với tình hình khó khăn về tài chính, ngân hàng, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động mà chưa ở thế chủ động triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, thực hiện 3 khâu đột phá nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội?
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2013. Sắp tới, chúng ta vẫn phải quan tâm đến việc kiềm chế lạm phát nhưng tập trung ưu tiên nhiều hơn cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tạo tiền đề vững chắc cho tăng trưởng cao hơn ở những năm cuối của kế hoạch 5 năm.
Về Đề án "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước," Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đây là vấn đề lớn và khó, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vì sao lúc này chúng ta vẫn phải tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu? Phải chăng cần dựa trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX), chọn ra một số vấn đề lớn, quan trọng để thảo luận và có chính sách, biện pháp tháo gỡ, khắc phục?
Ví dụ, vấn đề cơ cấu lại lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đổi mới mô hình tổ chức, quản trị doanh nghiệp nhà nước; vấn đề đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.
Đối với từng vấn đề, cần đi sâu phân tích, đánh giá tình hình và nguyên nhân; chỉ rõ đâu là nguyên nhân thuộc về chủ trương, cơ chế, chính sách và đâu là nguyên nhân do tổ chức thực hiện không đúng, không nghiêm? Từ đó, đề ra chủ trương biện pháp phù hợp, có tính khả thi cao, tạo sự chuyển biến thật sự về hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong tình hình mới.
Về vấn đề đất đai, Tổng Bí thư nêu rõ Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã bàn và kết luận một bước, đồng thời giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ khẩn trương nghiên cứu làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để trình Hội nghị lần này tiếp tục xem xét, ban hành nghị quyết định hướng cho việc sửa đổi Luật Đất đai năm 2003.
Trung ương cần tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết của Trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai. Chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án sản xuất, kinh doanh; việc quản lý, sử dụng đất nông lâm trường và việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Đổi mới căn bản cơ chế, chính sách phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ
Đề cập về vấn đề phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, Tổng Bí thư khẳng định đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Tổng Bí thư chỉ rõ một loạt vấn đề đặt ra cần được thảo luận, làm rõ như vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án thế nào? Đổi mới căn bản là gì, toàn diện là gì ?
Nội hàm phát triển khoa học và công nghệ ra sao? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?
Để giải đáp được những câu hỏi nêu trên một cách đúng đắn, cần có sự đánh giá toàn diện, khách quan tình hình triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cũng như tình hình phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ trong 16 năm qua, qua đó khẳng định những thành tựu, kết quả đã đạt được, chỉ ra những bất cập, hạn chế, yếu kém còn tồn tại; làm rõ vì sao giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đến nay vẫn chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực cho phát triển?
Vướng mắc chính ở chỗ nào? Trên cơ sở đó, khẳng định những quan điểm lớn, quan trọng đã được đề ra tại Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) đến nay còn đúng, cần tiếp tục thực hiện; đồng thời bổ sung, phát triển các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mới, nhất là những nội dung đổi mới có tính đột phá, căn bản, toàn diện.
Tổng Bí thư gợi mở, phải chăng đối với cả hai lĩnh vực này, sắp tới đều phải đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc hơn nữa tư duy và nhận thức của tất cả các ngành, các cấp cho phù hợp với bối cảnh và yêu cầu mới. Trên cơ sở đó đổi mới căn bản cơ chế, chính sách, nhất là chính sách đầu tư và cơ chế tài chính; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới đồng bộ hệ thống giáo dục-đào tạo và nghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ; đổi mới công tác quản lý giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ; công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, tôn vinh đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, các nhà quản lý, nhất là những nhân tài đúng với tinh thần "hiền tài là nguyên khí quốc gia"? Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước sao cho phù hợp.
Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
Về công tác xây dựng Đảng, Tổng Bí thư chỉ rõ từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ then chốt này. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
Tổng Bí thư nhấn mạnh cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ; do đó công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Và trong công tác cán bộ, việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả yêu cầu trước mắt và lâu dài.
Tại Hội nghị này, Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Nội dung công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bao gồm yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy hoạch; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; quy trình phát hiện, giới thiệu, lựa chọn và quyết định nguồn quy hoạch; quản lý và thực hiện quy hoạch.
Sau khi Trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng này và Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng Bí thư yêu cầu các đồng chí Trung ương căn cứ vào Đề án, Tờ trình của Bộ Chính trị và bằng kinh nghiệm, thực tiễn của công tác xây dựng quy hoạch cán bộ ở địa phương, bộ, ngành mình trong những năm qua, nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của Đề án, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đi đến thống nhất cao để ban hành Nghị quyết, tạo tiền đề cho việc thực hiện nội dung của công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị làm việc đến ngày 15/10.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chuột 'ngoại cỡ' ăn thịt hàng triệu chim biển ở Nam Đại Tây Dương
- ·Đắk Nông: Cận cảnh tang vật tại cơ sở nhuộm đen phế phẩm cà phê
- ·Ăn hàu sống có thể nhiễm trùng máu và tử vong
- ·Phụ nữ nên biết điều đáng sợ này kẻo muộn nếu đang ‘nghiện’ mì tôm
- ·Những loại thảo mộc dễ chăm, tiện dụng, làm đẹp nhà quanh năm
- ·Tài xế cần chú ý những dấu hiệu hư hỏng này của ô tô chạy bằng máy dầu
- ·Dùng thuốc động kinh trong thời kì mang thai khiến trẻ sơ sinh bị dị tật?
- ·Chỉ cần đứng cạnh bếp nướng thịt cũng có nguy cơ ung thư
- ·Tỷ giá USD hôm nay 29/11/2024: Giảm theo thế giới?
- ·Son giả giá rẻ, biết là độc hại mà nhiều chị em vẫn lao đầu vào dùng
- ·Cảnh giác khi nhận các cuộc gọi và tin nhắn tự động
- ·Uống nửa quả chanh với bột baking soda rồi chờ đợi 4 phép màu xảy ra
- ·Những thói quen tai hại biến sữa chua thành ‘độc dược’
- ·Người đàn ông bị thủng ruột vì làm việc này trong lúc uống rượu
- ·Bộ tứ điện thoại thông minh Vsmart 'trình làng' giá chỉ từ 2,49 triệu đồng
- ·Vụ cấp nhầm thuốc phá thai: Bộ Y tế vào cuộc
- ·Chữa đau nửa đầu hiệu quả với 2 nguyên liệu có sẵn trong bếp nhà
- ·Sữa bột, sữa tươi nhập nhèm hai chữ 'tiệt trùng'
- ·Ngộ độc rượu dịp cuối năm và lời khuyên của chuyên gia y tế
- ·Brazil yêu cầu WTO ngăn các nước cấm nhập khẩu thịt nước này