【xem lai ket qua bong da hom nay】Không đưa thông tin sai lệch lên mạng xã hội dù chỉ là hài hước
Đối với công tác xử lý vi phạm hành chính,ôngđưathôngtinsailệchlênmạngxãhộidùchỉlàhàihướxem lai ket qua bong da hom nay tháng 4/2024, Bộ đã ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền xử phạt 818 triệu đồng.
Chiều 13/5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã dành thời gian trả lời các câu hỏi liên quan đến việc xử phạt nghệ sỹ, người nổi tiếng có phát ngôn lệch chuẩn; xử lý các đơn vị quảng cáo cờ bạc trái phép và việc "đu trend" (bám theo xu hướng, hiện tượng, chủ đề nổi bật được nhiều người quan tâm) "truy tìm kho báu" liệu có vi phạm pháp luật hay không?...
Tăng mức tiền phạt và hình phạt bổ sung các phát ngôn lệch chuẩn
Thông tin về việc xử phạt các nghệ sỹ, người nổi tiếng, KOL (Người có sức ảnh hưởng), KOC (Những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trong thị trường)... phát ngôn lệch chuẩn trên mạng xã hội, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do khẳng định: Tất cả các hành vi của công dân, trong đó có nghệ sỹ, người nổi tiếng đều đã đã có quy định pháp luật và chế tài xử lý. Những năm gần đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường, chủ động xử lý các trường hợp, trong đó, rất nhiều đối tượng là nghệ sỹ, người nổi tiếng, KOL, KOC kể cả các nhà báo thông tin sai sự thật đều đã bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, đối với một bộ phận người dân, trong đó có các nghệ sỹ, việc xử phạt hành chính chưa đủ sức răn đe. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chế tài xử lý: Hạn chế hình ảnh của các nghệ sỹ, người nổi tiếng khi để xảy ra sai phạm. Hiện, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang triển khai việc này và sẽ có thông tin trong thời gian tới.
Về phía mình, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trình Chính phủ nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, trong đó có các quy định về hoạt động phát ngôn trên không gian mạng, việc tăng mức phạt tiền, các hình phạt bổ sung đối với các hành vi trên không gian mạng.
Không đưa thông tin sai sự thật
Trước tình trạng nhiều người dùng trên mạng xã hội "đu trend" trào lưu "rủ nhau ra khơi truy tìm kho báu 673.000 tỷ đồng của Trương Mỹ Lan", ông Lê Quang Tự Do nêu rõ: Theo thông tin phản ánh, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã đi kiểm tra và xác định hiện tượng trên bắt nguồn từ việc cắt ghép các nội dung phát ngôn của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) tại phiên tòa xét xử. Tiếp đó, các hình ảnh, dòng trạng thái liên quan đến "truy tìm kho báu" xuất hiện dày đặc. Tuy nhiên, trend này chỉ lan truyền, tồn tại trong thời gian rất ngắn, từ ngày 13-19/4.
Bà Trương Mỹ Lan hoàn toàn không nói "tiền giấu ở ngoài biển" như nội dung cắt ghép tại video trên mạng. Việc cắt ghép, tạo nội dung như video mang tính chất hài hước, chưa phải nội dung có ý đồ xấu hay mục đích lừa đảo. Tuy nhiên, đây là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật. Do quá nhiều tài khoản tham gia trào lưu này, các cơ quan chức năng không thể chặn, gỡ hết được trên không gian mạng. Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng để truy tìm người cắt ghép, đăng tải video gốc nhưng chưa được. Cục đã yêu cầu gỡ bỏ một số tài khoản video có lượng tương tác lớn; đồng thời thông tin đến báo chí để người dùng mạng xã hội biết không nên đưa những thông tin sai sự thật dù mục đích chỉ là hài hước - ông Lê Quang Tự Do nêu rõ.
Không để tái diễn việc quảng cáo cờ bạc
Đối với việc xử phạt hành vi quảng cáo cờ bạc, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do khẳng định: Bộ Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với Bộ Công an xử lý các hành vi quảng cáo cá cược cờ bạc. Từ năm 2023 đến nay, các cơ quan chức năng đã gỡ 1.574 website quảng cáo cờ bạc, link quảng cáo cờ bạc trên mạng xã hội, cũng như truyền hình. Gần đây nhất, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) 50 triệu đồng và Công ty Cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom) 85 triệu đồng do để xuất hiện nội dung quảng cáo cá độ trên sóng truyền hình trong khuôn khổ một trận bóng đá. Cục cũng đã có công văn cho các doanh nghiệp, đài phát thanh, truyền hình lưu ý để không tái diễn tình trạng này, hạn chế thấp nhất nội dung quảng cáo sai phạm trên sóng truyền hình. Ngoài ra, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cũng thực hiện chiến dịch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về nội dung này.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·4 tháng đầu năm 2023: Số vụ cháy giảm so với cùng kỳ năm 2022
- ·Đối tượng gây án chính trong vụ chém người phụ nữ bán trái cây đầu thú
- ·Công an huyện Phú Giáo: Ra quân kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
- ·8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú
- ·Ký kết công tác phối hợp phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên năm 2023
- ·Truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm ra tòa
- ·Tình hình giao thông trước, trong và sau những ngày lễ: Bảo đảm an toàn
- ·Nhà xuất bản Chính trị quốc gia giảm 3 vụ sau khi tinh gọn bộ máy
- ·Người đàn ông tử vong sau va chạm xe ô tô
- ·Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- ·Công an huyện Dầu Tiếng: Bắt giữ kẻ cướp sau 10 giờ gây án
- ·Khi tình đã cạn…
- ·Cảnh giác chiêu lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên online
- ·Tây Ninh Smart
- ·Xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh phế liệu không bảo đảm quy định pháp luật
- ·Công an TP.Thủ Dầu Một: Tấn công có hiệu quả với tội phạm trộm cắp tài sản
- ·TX.Tân Uyên: Tấn công mạnh tội phạm ma túy
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Vụ đôi nam nữ tử vong ở TP.Thủ Dầu Một: Bước đầu xác định danh tính nạn nhân