【ket qua bong da nu mexico】Báo hiệu tình trạng suy giảm, trì trệ kéo dài
Khó đạt mục tiêu tăng trưởng
Nhấn mạnh điều này, GS.TS Trần Thọ Đạt cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình suy giảm và kế hoạch tăng trưởng nhiều lần phải điều chỉnh. Mục tiêu trong 5 năm là duy trì mức tăng trưởng từ 7-7,5%/năm (sau đó đã giảm xuống còn 6,5-7%), mặc dù đã thấp hơn so với kế hoạch 5 năm trước (7,5-8%) nhưng thực tế khoảng cách kế hoạch – thực tế gia tăng nhanh hơn trong 2 năm 2011-2012.
Tốc độ GDP năm 2011 là 5,89% thấp hơn so với chỉ tiêu điều hành là 7-7,5% và sau đó giảm còn 6%. GDP năm 2012 cũng chỉ tăng 5,03% (so với mục tiêu điều hành là 6%) và là năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000. 6 tháng đầu năm 2013 tăng trưởng GDP chỉ còn 4,9%. “Diễn biến trên báo hiệu tình trạng suy giảm và trì trệ kéo dài”, GS.TS Trần Thọ Đạt nhận định.
“Tốc độ trung bình giai đoạn 2011-2015 đạt dưới 5%, thấp hơn 1-1,5% so với kế hoạch”, ước tính điều này, GS.TS Trần Thọ Đạt cho biết, tăng trưởng suy giảm không chỉ thể hiện ở chỉ tiêu sản xuất khu vực công nghiệp và xây dựng mà còn tính tới những vấn đề dai dẳng chưa được giải quyết như lãi suất cao, tiếp cận tín dụng khó khăn, nợ xấu và hàng tồn kho tăng cao, khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng…
Điều này được minh chứng rõ qua con số các DN thu hẹp sản xuất hay đóng cửa. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012, đã có 69.874 DN mới thành lập (giảm 9,9%) với tổng số vốn đăng ký 467,3 nghìn tỷ đồng (giảm 9%). Trong khi đó, số DN phải giải thể, tạm ngừng hoạt động là 54.261 (tăng 6,29% so với năm 2011). Các ngành bị ảnh hưởng nặng nề, có tỷ lệ DN giải thể hoặc ngừng hoạt động phải kể tới đó là ngành tài chính ngân hàng và các DN kinh doanh bất động sản.
Áp lực nợ xấu khu vực DN Nhà nước vẫn gia tăng
Dẫn số liệu nợ công Bộ Tài chính công bố cuối năm 2012 (khoảng 55,3% GDP, trong đó nợ công nước ngoài và nợ công trong nước lần lượt là 31% và 24,0% GDP) GS.TS Trần Thọ Đạt cho rằng: rủi ro tiềm ẩn lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam có lẽ không phải ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách. Những khoản nợ xấu của khu vực DNNN mà việc sẽ phải dùng NSNN để trả mới là mầm mống đe dọa tính bền vững của nợ công Việt Nam.
Soát xét việc rút vốn đầu tư trong ngành và khuyến khích hơn sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực kinh doanh nhằm giảm tỷ trọng đầu tư công trong nền kinh tế vẫn chưa được xem xét, TS. Trần Thọ Đạt khẳng định, nợ của DNNN và hoạt động kém hiệu quả của khu vực này vẫn là mối đe dọa chính đối với an toàn nợ công quốc gia trong tương lai.
Nguy cơ rủi ro của DNNN vẫn tiềm ẩn
Với quan điểm “Việt Nam cần tiếp tục hy sinh tăng trưởng trong những năm tới để đổi lại được những đầu tư dài hạn, căn bản để tạo đà phát triển bền vững”, GS.TS Trần Thọ Đạt đề xuất một số chính sách, đó là những chính sách mà Việt Nam đã đi trong nhiều năm trước đây.
Cụ thể, đó là: giảm các loại thuế phí và cắt giảm chi tiêu công. “Nội dung quan trọng nhất trong gói chính sách trọng cung là cắt giảm các mức thuế và đồng thời cắt giảm chi tiêu công. Mục đích của chính sách giảm tỷ lệ thuế và phí là để tạo ra sự khuyến khích giúp DN tăng chi tiêu đầu tư, giúp hình thành lượng vốn/tư bản và năng lực sản xuất nền kinh tế trong tương lai”, ông Đạt nêu rõ.
Bên cạnh đó, đẩy nhanh hơn nữa tiến độ cổ phần hóa các DNNN. Chia sẻ về điều này, ông Đạt cho biết: Số lượng DNNN vẫn còn tới hơn 3000 và tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực này mặc dù có giảm đôi chút nhưng vẫn chiếm xấp xỉ 27%. Kết quả hoạt động kinh tế không thực sự tốt nhưng các DNNN lại sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn các DN khu vực khác, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và đổ vỡ khi kinh doanh không hiệu quả.
Đặc biệt, cần điều tiết các thị trường, tăng cường cạnh tranh và tự do thương mại; khuyến khích và tăng cường đầu tư vào phát triển công nghệ, giáo dục và đào tạo để cải thiện năng suất và phát triển con người; cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo báo cáo Năng lực Cạnh tranh toàn cầu 2011-2012 do diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam rớt 6 bậc so với năm 2011, xếp hạng 65/142 quốc gia được khảo sát. Việt Nam trong nhiều năm qua luôn được Tổ chức minh bạch quốc tế xếp hạng vào một trong các quốc gia có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất, xếp thứ hạng 123/174 vào năm 2012. |
Thái Hằng
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi cùng tờ giấy nhờ người cưu mang
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- ·BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Mỹ cáo buộc Triều Tiên tiến hành các vụ tấn công mạng từ năm 2009
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Nguồn tư liệu phong phú về đô thị Sài Gòn
- ·Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?