【soi kèo nữ chelsea】Giám đốc nhân sự HSBC Việt Nam chỉ ra xu thế thị trường lao động trong tương lai
Giám đốc nhân sự HSBC Việt Nam chỉ ra xu thế thị trường lao động trong tương lai
TheámđốcnhânsựHSBCViệtNamchỉraxuthếthịtrườnglaođộngtrongtươsoi kèo nữ chelseao vị giám đốc HSBC, đại dịch đã thay đổi hoàn toàn diện mạo thị trường lao động toàn thế giới, từ thay đổi về cung cầu đến cách người lao động làm việc, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng trong vài năm.
Trong 5 năm tới, 83 triệu việc làm được dự báo sẽ mất đi, 69 triệu việc làm mới được tạo ra trên toàn cầu dưới tác động của công nghệ và các xu hướng xã hội. Đây là nhận định của bà Trần Thị Nguyệt Oanh - Giám đốc nhân sự HSBC Việt Nam.
Theo bà Oanh, đại dịch đã thay đổi hoàn toàn diện mạo thị trường lao động toàn thế giới. Từ thay đổi về cung cầu đến cách người lao động làm việc, sự thay đổi diễn ra nhanh chóng trong vỏn vẹn vài năm khiến thị trường lao động khác hoàn toàn so với trước đại dịch. Tiếp theo đó là sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) cũng gây ra nhiều xáo trộn cho thị trường lao động. Và còn nhiều xu hướng đã, đang và sẽ khiến thị trường lao động chuyển mình như xu hướng đầu tư vào chuyển dịch sang mô hình bền vững, xu hướng áp dụng các tiêu chuẩn ESG phổ biến hơn, xu hướng địa phương hóa chuỗi cung ứng, xu hướng thắt chặt quy định về quản lý sử dụng dữ liệu cũng như công nghệ…
Tất cả những xu hướng này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường lao động trong tương lai, đòi hỏi chúng ta phải quan sát thật kỹ các biến động để phán đoán diễn biến tiếp theo và sẵn sàng cho các làn sóng thay đổi mới. Điều đó quan trọng và cần thiết không chỉ với nhà tuyển dụng mà cả với người lao động.
Nhu cầu lao động trong tương lai
Đầu năm 2020, thế giới chứng kiến sự sụt giảm mạnh về số lượng việc làm. Sau đó, hầu hết các nền kinh tế đều phục hồi dẫn tới tình trạng thiếu nhân công chưa từng thấy trong lịch sử. Kết quả là lương tăng vọt, cung ứng lao động thiếu hụt và số lượng việc cần người không giảm đi. Đó là những nét khắc họa thị trường lao động trong giai đoạn 2022 - 2023.
Tại Việt Nam, tình hình lao động việc làmgiai đoạn này cũng ghi nhận những chuyển biến tích cực trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Không chỉ vậy, Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 11/NQ-CP với các giải pháp cụ thể, như hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đã làm cho thị trường lao động năm 2022 khởi sắc hơn.
Ngay cả khi bối cảnh kinh tế có nhiều thách thức, khó khăn trong nửa đầu năm 2023, số lượng lao động có việc làm tăng 902.000 người so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,12%.
HSBC dự báo, hầu hết các thị trường lao động khắp thế giới sẽ chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng trong năm 2023 - 2024. Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, trong 5 năm tới, 83 triệu việc làm có thể mất đi do nhu cầu lao động trong một số lĩnh vực thay đổi, đồng thời 69 triệu việc làm mới được tạo ra. Điều đó đồng nghĩa với 2% sụt giảm trên thị trường lao động, tương đương với 14 triệu việc làm.
Những công việc được dự báo sẽ tuyển dụng nhiều trong tương lai bao gồm chuyên viên về AI và máy học, chuyên viên về bền vững, chuyên viên về phân tích dữ liệu kinh doanh, chuyên viên về bảo mật thông tin, kỹ sư công nghệ tài chính…
Công việc được dự báo sẽ dễ bị thay thế nhất bao gồm nhân viên an ninh bảo vệ, nhân viên thu ngân và bán vé, nhân viên dịch vụ bưu chính, giao dịch viên ngân hàng, thư ký…
Theo bà Oanh, nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này khá đa dạng. Đáng chú ý nhất có lẽ phải kể đến xu hướng dịch chuyển kinh doanh theo hướng xanh hơn, bền vững hơn được dự báo sẽ khiến các doanh nghiệp cần tuyển dụng nhiều vị trí mới.
Xu hướng các chuỗi cung ứng được sắp xếp, phân bổ lại cũng góp phần tạo thêm việc làm trong những năm tới đây. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp giảm số lượng nhân công trong tương lai.
"Chúng ta có thể quan sát diễn biến của xu hướng này ngay tại Việt Nam trong quý II/2023. Thực trạng đơn hàng giảm đã tác động đến lao động trong khu vực công nghiệp, đặc biệt là ngành dệt may; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Số lao động ở các ngành này trong đều giảm so với quý trước lần lượt là 142.500 người, 16.900 người và 30.200 người", bà Oanh cho biết.
Trong khi đó, du lịch phục hồi kéo theo sự phục hồi trong các ngành dịch vụ, đồng thời, cơ cấu lao động cũng chứng kiến sự chuyển dịch mạnh từ khu vực công nghiệp và xây dựng sang khu vực dịch vụ. Lao động trong khu vực này chiếm tỷ trọng lớn nhất với 39,7% và tăng 349.000 người so với quý I/2023.
Vai trò của công nghệ
Sự quan tâm dành cho AI tăng vọt trong năm 2023 là dấu hiệu cho thấy các tiến bộ công nghệ sẽ đóng vai trò lớn trong thay đổi diện mạo thị trường lao động những năm tới. Điển hình nhất phải kể đến xu hướng tự động hóa sẽ ảnh hưởng đến các công việc tay chân; robot được dự báo sẽ thay thế công nhân trong nhà máy, kho bãi, dây chuyền sản xuất hoặc nhân viên chạy bàn.
Xu hướng này được thúc đẩy mạnh mẽ hơn do những thay đổi trong đại dịch như quy trình tự động hóa rẻ hơn, phổ biến hơn, giảm giao tiếp trực tiếp giữa người với người…
"Xu hướng tự động hóa có thể là yếu tố cản trở tiến trình lạm phát lương, khi mức lương chạm đến một ngưỡng nhất định và chi phí cho quy trình tự động lại rẻ hơn thì doanh nghiệp đương nhiên chọn giải pháp tự động hóa. Qua đó có thể thấy tiến bộ công nghệ sẽ tác động đến sự cân bằng cung - cầu lao động", bà Oanh nhận xét.
Nhiều người thường nhìn tiến bộ công nghệ dưới lăng kính "máy móc thay thế con người" và khiến con người mất đi việc làm. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, công nghệ cũng tạo ra công việc mới. Nhiều công việc trong mảng phân tích dữ liệu lớn, công nghệ giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, công nghệ quản lý môi trường, mã hóa và an ninh mạng, công nghệ sinh học, công nghệ nông nghiệp, các nền tảng và ứng dụng số hóa… được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
Những thay đổi nêu trên của thị trường lao động sẽ mở ra cơ hội gia tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nhân tài ở khắp mọi nơi trên thế giới và ngược lại người lao động cũng có thêm lựa chọn việc làm bất kể vị trí địa lý. Quan trọng hơn, những xu hướng này cũng nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động cần có tâm thế sẵn sàng cho những thay đổi trong tương lai.
Phong cách làm việc trong tương lai
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang chứng kiến tỷ lệ trở lại văn phòng tăng lên. Đặc biệt ở châu Á, tỷ lệ này tăng lên gần tương đương với mức trước đại dịch trong khi tỷ lệ trở lại văn phòng bình quân ở châu Âu giảm 20% còn ở Mỹ tỷ lệ trở lại văn phòng của một số thành phố đã vượt ngưỡng -50%, thậm chí như San Francisco gần chạm mức -60%.
Mặc dù vậy, vẫn có thấy không ít doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghệ, đang nỗ lực kéo người lao động trở lại văn phòng.
Chẳng hạn như Google vừa mới cập nhật lại chính sách làm việc, đưa việc có mặt tại văn phòng 3 ngày/tuần vào trong tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc và đề nghị các lao động đang hoàn toàn làm việc từ xa cân nhắc trở lại văn phòng. Tương tự, Apple cũng đưa ra thông báo rằng công ty kỳ vọng nhân viên phải có mặt trên văn phòng ít nhất 3 ngày/tuần bởi họ tin "sự hợp tác trực tiếp là cần thiết cho văn hóa của công ty và tương lai của công ty.
Không thể phủ nhận, đưa người lao động trở lại văn phòng mang lại một số lợi ích nhất định. Một nghiên cứu trên Nature từ Melanie Brucks & Jonathan Levav cho thấy các cuộc họp trực tiếp dẫn tới 15% gia tăng sáng tạo. Các hoạt động gắn kết cũng sẽ hiệu quả hơn khi được tổ chức trực tiếp thay vì qua các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, cũng có bằng chứng cho thấy chế độ làm việc hybrid mang đến kết quả tốt hơn so với buộc người lao động làm cố định một nơi. Một nghiên cứu từ các nhà kinh tế học tại Đại học Stanford dựa trên việc đo lường năng suất lao động tại doanh nghiệp cho thấy chế độ làm việc hybrid không ảnh hưởng đến năng suất so với chế độ làm việc toàn thời gian trên văn phòng.
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng mức độ hài lòng của nhân viên và tỷ lệ giữ chân nhân tài còn cải thiện tích cực bởi người lao động có thể giảm thời gian di chuyển đi làm/về nhà, tập trung hoàn thành công việc trong khi vẫn sắp xếp việc riêng hợp lý.
- ·Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- ·Bình Dương: Chỉ đạo gỡ khó cho dự án bệnh viện 2,3 nghìn tỷ đồng bị chậm tiến độ
- ·TPHCM tăng trên 75.000 học sinh trong năm học mới 2019
- ·Đà Nẵng: Lắp đặt mã QR Code giới thiệu thông tin toàn bộ trụ biển tên đường
- ·Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- ·Israel phát triển công cụ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
- ·USD tăng giá: Dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ vẫn trong tầm kiểm soát
- ·Triệt phá đường dây buôn bán thuốc lá và pháo lậu quy mô lớn
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Bò bất ngờ xuất hiện trên cao tốc, 2 xe tải đâm vào nhau gây tai nạn
- ·Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- ·Công nghệ bắt việt vị tại VCK World Cup 2022 gây tranh cãi
- ·Tiểu thương chợ truyền thống Đà Nẵng loay hoay livestream bán hàng
- ·Tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Những tiến bộ trong AI tạo ra thay đổi đáng kể trong ngành công nghệ
- ·EU dự kiến điều tra chống bán phá giá thép cuộn cán nóng xuất khẩu của Việt Nam
- ·Hiệu quả từ việc triển khai quản lý lưu trú điện tử ở đảo Lý Sơn
- ·Vớt xong gần 7 tấn, cá chết lại tiếp tục nổi trắng hồ ở Đà Nẵng
- ·Ùn tắc giao thông ở Hà Nội đã giảm?
- Thẻ BHYT hết giá trị sử dụng nếu chậm đóng tiền 30 ngày
- Hải quan An Giang: Kiểm soát gian lận đường nhập khẩu
- Gen xấu không gây nên chứng đau răng
- Thẻ HDBank Petrolimex “4 trong 1” nổi bật giữa xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt
- Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u xơ tử cung hơn 5kg
- Tỷ giá AUD hôm nay 5/5/2024: Động lực nào thúc đẩy giá đô Úc trong tương lai gần?
- Chăm sóc y tế, đảm bảo quyền học tập cho trẻ bị ảnh hưởng bởi AIDS
- Bên trong boongke 'hạng sang' ở Ukraine
- Vietcombank giảm đồng loạt lãi suất cho vay VND hỗ trợ khách hàng năm 2022
- Yêu cầu các ngân hàng chưa dùng hết “room” tín dụng đẩy nhanh giải ngân