【kết quả cúp c2 châu âu hôm nay】Kiểm toán nguồn lực phòng, chống dịch: Kiến nghị xử lý tài chính hơn 3.431 tỷ đồng
Dự kiến 1/7 công bố báo cáo kiểm toán về nguồn lực phòng,ểmtoánnguồnlựcphòngchốngdịchKiếnnghịxửlýtàichínhhơntỷđồkết quả cúp c2 châu âu hôm nay chống dịch Covid-19 Thành lập đoàn giám sát về việc sử dụng nguồn lực phòng, chống dịch Covid-19 |
Các đơn vị đã mua 2.161,6 tỷ đồng kit test từ Công ty Việt Á
Tại cuộc họp báo công bố Báo cáo kiểm toán chuyên đề “Việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid -19 và các chính sách hỗ trợ”, ông Lê Tùng Lâm - Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Chuyên ngành III cho biết, tổng nguồn lực đã huy động đến 31/12/2021 là 376.217 tỷ đồng, ngoài ra ngân sách nhà nước (NSNN) còn hỗ trợ các địa phương 142.017,3 tấn gạo; tổng số phân bổ, sử dụng giai đoạn 2020-2021 là 351.177 tỷ đồng. Cơ bản nguồn lực toàn xã hội, chủ đạo là nguồn lực Nhà nước, đã được phân bổ, các đơn vị quản lý, sử dụng kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh kết quả quan trọng đã đạt được, ngoài những sai phạm, tiêu cực đã và đang được các cơ quan chức năng tập trung, quyết liệt xử lý theo quy định của pháp luật, qua kiểm toán Chuyên đề này cơ quan kiểm toán đã nêu một số vấn đề.
Về quản lý và sử dụng kit test, theo báo cáo, giai đoạn 2020-2021 các đơn vị đã mua sắm sinh phẩm, hóa chất, kit test xét nghiệm với các mức giá khác nhau, tùy thuộc vào chủng loại, xuất xứ, hãng sản xuất, trong đó có một số đơn vị được kiểm toán mua kit test từ Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á giá trị 2.161,6 tỷ đồng. KTNN cũng ghi nhận việc mượn, mua vật tư, kit test, sinh phẩm xét nghiệm từ các nhà cung cấp với nhiều hình thức khác nhau như có hoặc không có văn bản thỏa thuận, có hoặc không có hợp đồng, đơn giá, phương án hoàn trả… hoặc thiếu thông tin chi tiết chủ yếu chỉ có biên bản bàn giao với tổng giá trị hàng hóa mượn theo hợp đồng, thỏa thuận là 1.061 tỷ đồng và mượn bằng hiện vật không có giá trị.
Ngày 8/4/2022 và ngày 27/4/2022, KTNN đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương mượn, mua kit test có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để biết và lưu ý khi thực hiện thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương. Ngoài ra, kiểm toán toán cho thấy có lô kit test PCR tài trợ qua lấy mẫu thử nghiệm chưa bảo đảm chất lượng sử dụng, kit test viện trợ hết hạn sử dụng phải tiêu hủy…
Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành III Lê Tùng Lâm |
Một số chính sách hỗ trợ giải ngân thấp so với dự kiến
Về chi hỗ trợ, chi hỗ trợ cho lực lượng tuyến đầu chống dịch trùng đối tượng, không đúng đối tượng, không đúng định mức, không đúng quy định 79,7 tỷ đồng. Chứng từ thanh toán chưa đầy đủ theo quy định 17,5 tỷ đồng. Chưa chi trả kịp thời kinh phí cho lực lượng tuyến đầu chống dịch 18,2 tỷ đồng, kinh phí cho các đoàn công tác hỗ trợ địa phương 113,5 tỷ đồng.
Một số bộ ngành, địa phương cho thấy còn tình trạng chi cách ly y tế trùng đối tượng, không đúng đối tượng, không đúng định mức, không đúng quy định 6,4 tỷ đồng; chứng từ thanh toán chưa đầy đủ theo quy định 26,9 tỷ đồng; chi trả cho các đối tượng cách ly y tế chưa kịp thời 3,3 tỷ đồng.
Một số bệnh viện chi trùng, chưa đúng quy định 1,4 tỷ đồng; quyết toán với NSNN một số khoản chi chưa phù hợp; chưa quyết toán được với NSNN (số tạm xác định là 1.575 tỷ đồng); chi vượt định mức, sai nguồn, không đúng dự toán, không bảo đảm quy định 30,1 tỷ đồng; chưa đủ hồ sơ quyết toán là 7,8 tỷ đồng. Một số đơn vị còn gặp vướng mắc liên quan đến việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh đối với người bệnh không có nhân thân, thông tin cá nhân,… và việc tách bạch nguồn chi trả khám chữa bệnh giữa NSNN, bảo hiểm y tế và người bệnh.
Một số chính sách hỗ trợ có kết quả thực hiện thấp so với dự kiến. Trong đó, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 và các văn bản có liên quan giải ngân được 14.023 tỷ đồng, đạt 22,77% so với tổng kinh phí dự kiến 61.580 tỷ đồng.
Một trong những nguyên nhân là do chính sách còn bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung dẫn đến một số chính sách đã hết thời gian thực hiện, không phù hợp thực tế làm hạn chế sự tiếp cận của người dân, người sử dụng lao động với chính sách hoặc gây khó khăn cho công tác kê khai, xác minh, làm thủ tục thụ hưởng chính sách; chưa đầy đủ, chưa bao quát hết đối tượng…
Chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và các văn bản có liên quan đạt kết quả giải ngân 13.964,6 tỷ đồng, bằng 52,4% so với dự kiến. Ngoài nguyên nhân khách quan, còn do chính sách bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung dẫn đến người dân chậm được tiếp cận, thụ hưởng chính sách; chưa bao quát hết đối tượng, chưa phù hợp thực tiễn, chưa rõ ràng do đó hạn chế sự tiếp cận của người dân…
Đối với chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 1/7/2021, theo báo cáo, đến ngày 31/12/2021, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa chi trả, giải quyết kịp thời cho người lao động là 1.155 tỷ đồng với 414.464 người.
Xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý
Qua kiểm toán, KTNN kiến nghị xử lý tài chính 3.431,2 tỷ đồng; xử lý khác 3.358,5 tỷ đồng. Đồng thời, KTNN đề nghị chấn chỉnh, rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, hạn chế trong việc: Huy động các nguồn lực phòng, chống dịch; công tác phân bổ trang thiết bị, vật tư, thuốc chưa có đầy đủ hồ sơ, tài liệu; phân bổ vắc xin chưa phù hợp thực tiễn; phân bổ dự toán chưa bảo đảm cơ sở thuyết minh, chưa sát thực tế, chưa quản lý, lưu giữ đầy đủ hồ sơ, tài liệu phân bổ; chưa kịp thời cập nhật quy định về định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ xét nghiệm để thực hiện xây dựng giá dịch vụ xét nghiệm; sử dụng Quỹ ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 không đúng mục đích tài trợ, đối tượng; chưa nộp kịp thời về Quỹ vắc-xin số còn dư đến 31/12/2021; hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động chưa kịp thời, chưa bảo đảm quy định; có tình trạng hỗ trợ trùng lắp đối tượng….
Bên cạnh đó, KTNN đề nghị xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân để xử lý theo quy định của pháp luật trong việc: Thu sai đối tượng, giá dịch vụ xét nghiệm cao hơn quy định, thu dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả chi phí test, vật tư, sinh phẩm y tế của hàng tài trợ viện trợ hoặc được Bộ Y tế phân bổ; Các khoản chi không đúng quy định, sai chế độ; Hỗ trợ cho người lao động có hộ khẩu ở địa phương đang làm việc ở tỉnh khác không đúng quy định.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tìm hiểu về vắcxin ngừa ung thư Enteromix của Nga
- ·Trên 60,21 tỷ đồng mua thẻ BHYT cho học sinh, sinh viên và hộ cận nghèo
- ·Doanh nghiệp của ông Hồ Xuân Năng báo lãi cao nhất 4 quý
- ·10 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 22,5 tỷ USD
- ·Cứu chồng tự tử, vợ chết theo để lại 3 con
- ·Bản tin tài chính sáng 15/8: USD lên cao nhất 5 tháng, vàng và dầu giảm giá
- ·Việt Nam đón trên 1 triệu khách quốc tế mỗi tháng
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 2/8: Đồng loạt giảm, gửi nhà băng nào lãi cao nhất?
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn
- ·Cục Thuế Thừa Thiên Huế thu ngân sách 11 tháng tăng 12% so cùng kỳ
- ·Thương cô bé học giỏi mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Hải quan TPHCM tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp FDI
- ·Vừa đăng ký mua gần 6 triệu cổ phiếu, phó chủ tịch bị miễn nhiệm
- ·Tập trung khơi thông thị trường, bảo đảm cung cầu
- ·Bao giờ tôi mới được nghe tiếng gọi ‘bà nội ơi’?
- ·Constituents comment on NA’s Q&A session
- ·Giá vàng hôm nay 6/8: Sẵn sàng để tăng giá?
- ·Mực, bạch tuộc Việt Nam kém cạnh tranh tại thị trường Mỹ
- ·Anh liếc nhìn…và tấm ga vẫn trắng tinh
- ·Người có công được hỗ trợ tới 40 triệu đồng/hộ nếu nhà ở bị hỏng nặng