【trận đấu sanfrecce hiroshima】Việt Nam muốn hợp tác với Trung Quốc về dự án đường sắt
Chiều 25/6,ệtNammuốnhợptácvớiTrungQuốcvềdựánđườngsắtrận đấu sanfrecce hiroshima nhân dịp tham dự Hội nghị Thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tại thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Lou Qiliang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thông tin tín hiệu đường sắt Trung Quốc (CRSC).
Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh kết nối giao thông nhiều hơn, trong đó có kết nối đường sắt, phục vụ phát triển xanh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đất nước. Việt Nam là láng giềng của Trung Quốc, do đó hai nước phải đẩy mạnh kết nối giao thông.
Thủ tướng nêu rõ: Trung Quốc có thế mạnh về phát triển đường sắt kết nối cả nước, và cả đường sắt đô thị. Do đó, Việt Nam mong muốn trao đổi tìm cơ hội hợp tác, mong Trung Quốc hỗ trợ thiết kế, thi công, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là phát triển các dự án đường sắt từ Vân Nam qua Lào Cai đi Hải Phòng, tuyến Lạng Sơn đi Hà Nội, tuyến Đông Hưng đi Móng Cái, về Hải Phòng. 3 tuyến đường sắt này dài hơn 700 km, có vai trò quan trọng; Việt Nam mong triển khai sớm, đồng thời cũng mong muốn đẩy mạnh phát triển đường sắt đô thị.
Chia sẻ cùng Thủ tướng, ông Lou QiLiang đánh giá, phát triển đường sắt là động lực lớn cho phát triển đất nước Trung Quốc. Tập đoàn CRSC là doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc về tín hiệu đường sắt. Riêng về lĩnh vực tàu điện ngầm, tập đoàn chiếm thị phần 45%.
Tập đoàn mong hợp tác với Việt Nam vì có thế mạnh từ khâu thiết kế đến sản xuất hệ thống tín hiệu kiểm soát đường sắt, trong đó có phần mềm, số hóa thiết bị - tạo thành chuỗi khép kín.
Liên quan lĩnh vực giao thông đường sắt, ông Lou QiLiang cho biết, nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng; do đó đơn vị có thể đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Tập đoàn có lực lượng hùng hậu về phát triển đường sắt đô thị, nhất là mảng tín hiệu.
Trong lĩnh vực này, tập đoàn đang hợp tác chặt chẽ với Singapore. Ông Lou QiLiang nhấn mạnh rằng, muốn phát triển hệ thống đường sắt thì quan trọng vẫn phải phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, tập đoàn cũng có những mô hình hợp tác với Indonesia, một số nước châu Phi. Vì vậy, có thể căn cứ tình hình cụ thể để có hình thức đầu tư khác nhau.
Chuyển đổi số nhằm rút ngắn quá trình hiện đại hóa
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu về chương trình chuyển đổi số của Việt Nam nhằm rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
“CRSC có thế mạnh về chuyển đổi, do đó mong tập đoàn hợp tác với Việt Nam, tham gia các dự án chuyển đổi số, nhất là chuyển đổi số doanh nghiệp”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, phát triển hệ thống đường sắt là chiến lược lớn nhất của Việt Nam hiện nay; mong muốn phát triển hệ thống đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao dài hơn 1.500 km.
Đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Việt Nam quyết tâm triển khai trong giai đoạn 2026 – 2027. Do đó, Việt Nam mong hợp tác với Trung Quốc về lĩnh vực đường sắt, toa xe và tín hiệu. Ông Thắng hy vọng thời gian tới hai bên có trao đổi, hợp tác.
Bộ trưởng đánh giá, trong đường sắt tốc độ cao, hệ thống thông tin tín hiệu là hết sức quan trọng, quyết định sự an toàn hệ thống. Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo xây dựng các hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM, điều này tạo dư địa lớn để hai bên hợp tác. Khi Trung Quốc có công nghệ tốt, giá thành hợp lý thì đây là cơ hội tốt, hai bên cần xây dựng các cơ chế hỗ trợ để phát triển dự án đường sắt ở Việt Nam.
Ông Thắng thông tin, Chính phủ đang chỉ đạo 3 dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc, hy vọng giữa 2025, hai bên có thể triển khai dự án đầu tiên tuyến Lào Cai - Hải Phòng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tán thành ý kiến của tập đoàn về sự cần thiết quản lý đường sắt bằng công nghệ số. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án đường sắt ở Việt Nam đang gặp khó khăn. Do đó, muốn xây dựng phát triển ngành công nghiệp đường sắt thì phải có nguồn nhân lực.
Việt Nam muốn hợp tác với Trung Quốc về đào tạo nguồn nhân lực, chỉ huy, kiểm soát, thiết kế trong dự án đường sắt. Trong đó, nhân lực phải đi trước một bước, rồi mới chuyển giao công nghệ. Thủ tướng mong tập đoàn quan tâm vấn đề này, sớm sang Việt Nam trao đổi cụ thể để xúc tiến các dự án.
Thủ tướng nêu các đề xuất hướng tới 'những chân trời tăng trưởng mới'
Trong bài phát biểu đặc biệt tại WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng về đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam; đồng thời đề xuất cùng hướng tới "những chân trời tăng trưởng mới" như chủ đề hội nghị.(责任编辑:Thể thao)
- ·Chồng gì chồng thế…
- ·Bất ngờ trước quốc gia đông khách du lịch nhất châu Âu
- ·Hãng hàng không Corendon mở khu vực cấm trẻ em trên máy bay gây tranh cãi
- ·Đức: Châu Âu cần đi đầu trong việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân
- ·Long An họp mặt mừng Đảng, mừng Xuân Quý Mão 2023
- ·Những khoảnh khắc thiêng liêng mùa lễ tạ cuối năm tại núi Bà Đen, Tây Ninh
- ·[Infographic] 5 vấn đề tiếp tục "nóng" tại châu Á trong năm 2018
- ·Những điều du khách 'không bao giờ có thể hiểu' về nước Anh
- ·Sao lại gọi sống “thử”, tôi thấy nó rất thật!
- ·Thái Lan: Biểu tình lớn ở Bangkok, đòi chính phủ tiến hành bầu cử
- ·Công tác cán bộ là cái gốc: Vì sao lên rồi khó xuống?
- ·Hội An mong muốn trở thành 'thành phố không thịt chó' đầu tiên cả nước
- ·Đến Hoiana Resort & Golf, trải nghiệm mùa lễ hội sôi động bên bờ biển miền Trung
- ·Tìm kiếm du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ 6 thế giới
- ·Thư gửi em gái đi lấy chồng
- ·Hà Nội xuất hiện phố cà phê đường tàu 'mới mọc', khách ra vào nườm nượp
- ·Trung Quốc phản ứng về Thông điệp Liên bang của Tổng thống Mỹ
- ·Hà Nội thăng hạng trong bảng xếp hạng 'thành phố du lịch tốt nhất thế giới
- ·Nhà chồng không cho tách hộ khẩu, phải làm sao?
- ·Sự ra đi của Tổng thống Mugabe không đem lại làn gió mới cho Zimbabwe