【kết quả vô địch quốc gia anh】Giảm nhiệt điện than 40% sẽ tiết kiệm 45 đến 50 tỷ USD
Điều này đồng nghĩa với giảm nhiệt điện than xuống còn 40% vào năm 2020 và 45% vào năm 2030,̉mnhiệtđiệnthansẽtiếtkiệmđếntỷkết quả vô địch quốc gia anh giúp tiết kiệm được từ 45- 50 tỷ USD đầu tư cho xây dựng nhà máy điện mới. Đây là một trong những khuyến nghị của các chuyên gia thuộc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đưa ra tại hội thảo “Đóng góp ý kiến cho Quy hoạch điện VII hiệu chỉnh”, ngày 3/12/2015, tại Hà Nội.
Xác định lại chính xác dự báo nhu cầu
Quy hoạch điện VII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành tại Quyết định 1208/2011/QĐ-TTg. Sau hơn 4 năm thực hiện, bên cạnh những đóng góp tích cực đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế quốc gia từ thiếu điện trở thành đủ điện (có dự phòng), Quy hoạch điện VII đã bộc lộ một số tồn tại mang tính vĩ mô ảnh hưởng tới tính khả thi cần phải được hiệu chỉnh sớm.
Chuyên gia độc lập Nguyễn Tiến Long cho biết: Theo Quy hoạch điện VII, nhu cầu điện vào năm 2010 được dự báo là 86,7 tỷ kWh, 2015 là 170 tỷ kWh, 2020 là 290 tỷ kWh và đến 2030 là 615 tỷ kWh. Tuy nhiên, do toàn ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng thực tế thấp (GDP < 6%), dẫn đến nhu cầu năng lượng điện thấp hơn so với Quy hoạch điện VII, chỉ đạt 89% so với dự báo.
Theo ông Trần Đình Sính, Phó Giám đốc GreenID: Do dự báo nhu cầu điện năng quá lớn khiến nhu cầu vốn đầu tư quá nhiều gây áp lực lớn đến nền kinh tế và ngân sách nhà nước. Để thực hiện được Quy hoạch điện 7 theo kịch bản cơ sở, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2020 là 48,8 tỷ USD (bình quân 4,88 tỷ USD/năm), giai đoạn 2021-2030: 75 tỷ USD (bình quân 7,5 tỷ USD/năm).
Do thiếu vốn, đầu tư lại dàn trải, giải phóng mặt bằng chậm, nhà thầu năng lực hạn chế, thiết bị phụ trợ không kịp dẫn đến chậm tiến độ xây dựng với cả nguồn và điện lưới. Đồng thời, việc không đồng bộ giữa nguồn và lưới điện đã dẫn đến có nơi thừa, có nơi thiếu điện.
Theo các chuyên gia, dự báo nhu cầu là khâu quan trọng nhất trong quy hoạch phát triển điện. Dự báo tương đối chính xác sẽ giúp cho sự phát triển hài hòa của nguồn điện, truyền tải và phân phối điện. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả kinh tế và tính bền vững, việc cần phải làm ngay là hiệu chỉnh lại chính xác dự báo nhu cầu.
Giảm nhiệt điện than là cần thiết
Do nguồn năng lượng sơ cấp trong nước có hạn nên Quy hoạch điện VII đã phải tính đến năng lượng than và phát triển nhiệt điện than là chính. Cụ thể hơn, Quy hoạch điện VII đã lựa chọn phát triển nhiệt điện than với tỷ trọng 56% trong tổng sản lượng năm 2030. Điều này gây áp lực quá lớn đối với môi trường và xã hội.
Theo tính toán, với việc tăng nhiệt điện than, các loại chất độc hại CO2, Nox, SO2... sẽ tăng từ 6-7 lần từ năm 2011-2030, gây thiệt hại kinh tế từ 1,2 tỷ USD năm 2011 lên 9 tỷ năm 2030.
Theo GreenID, huy động nhà máy nhiệt điện chạy than quá cao dẫn tới nhu cầu than cung cấp cho điện quá lớn. Theo đó, nhu cầu than cho điện năm 2015 sẽ là 33,3 triệu tấn và tăng lên 79 triệu tấn năm 2020 và 188,7 triệu tấn năm 2030, gây áp lực lên môi trường và phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, khả năng cung cấp than nội địa cho điện hạn chế: bể than Sông Hồng (40 tỷ tấn) nằm sâu từ 600-2000m, chưa có công nghệ khai thác, than Quảng Ninh khai thác ngày càng khó khăn hơn… nên sẽ phải nhập khẩu than nhiều hơn (theo Quy hoạch điện VII, năm 2020 sẽ phải nhập khẩu 46,7 triệu tấn, năm 2030 con số này là 157,5 triệu tấn). Do phụ thuộc quá vào nhiều vào năng lượng nhiên liệu than nên an ninh năng lượng của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cơ chế bù giá cho than đã chấm dứt, giá than cho điện được tính theo cơ chế thị trường từ 2014. Nếu tính giá than hàng năm tăng 2% và có tính tới khả năng đánh thuế thuế các-bon cho nhiệt điện thì giá thành quy đổi của nhiệt điện than sẽ tăng lên nhiều, có thể lên đến 10,4 cent/1kWh, khiến giá điện than không rẻ hơn điện gió là bao nhiêu.
Trước những tác động tiêu cực của việc tăng nhiệt điện than, các chuyên gia đều cho rằng, việc giảm nhiệt điện than là cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và giảm áp lực môi trường.
Theo GreenID, không cần đầu tư xây dựng mới từ 30.000 tới 35.000 MW nhiệt điện than (tương đương với 25 đến 30 nhà máy nhiệt điện than), mà có thể dùng nguồn đầu tư này vào việc thực hiện sử dụng hiệu quả năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu. Điều này đồng nghĩa với giảm nhiệt điện than xuống còn 40% vào năm 2020 và 45% vào năm 2030, giúp tiết kiệm được từ 45- 50 tỷ USD đầu tư cho xây dựng nhà máy điện mới.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để giảm nhiệt điện than, cần tăng lượng năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện, nhưng tăng năng lượng tái tạo như thế nào là vấn đề cần được xem xét và nghiên cứu. Các chuyên gia khuyến cáo, không thể làm năng lượng tái tạo bằng mọi giá, bởi nếu như vậy nhà nước sẽ phải trợ giá nhiều cho loại năng lượng này. |
Vũ Luyện
(责任编辑:World Cup)
- ·Hà Nội dừng hoạt động cửa hàng cắt tóc, gội đầu, dịch vụ ăn uống tại chỗ
- ·Kiêng trồng những loại cây này trước cửa nhà để gia đình tránh gặp xui xẻo
- ·4 sai lầm trang trí thường gặp khiến nhà thêm chật chội
- ·Bất ngờ với căn nhà chỉ 19m² giá 56 triệu đồng của vợ chồng trẻ, 5 người ở thoải mái
- ·Ngân hàng Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi nửa cuối năm 2023
- ·Dự án gần trung tâm TP.HCM giá chỉ từ 1,09 tỷ
- ·Tiềm năng của thị trường pin tích điện tại Nhật Bản
- ·Biến thể Omicron bộc lộ khác biệt giữa Đông và Tây trong cách sống chung với COVID
- ·Hành khách đi tàu bay sẽ được xác thực sinh trắc học
- ·Đàm phán Nga
- ·Tuần này, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ được tổ chức trong 2,5 ngày làm việc
- ·Chung cư mini sai phép là trách nhiệm địa phương
- ·Cắm biển khuyến cáo không mua bán đất quanh sân bay Long Thành
- ·Valencia Garden sắp bàn giao những căn hộ đầu tiên
- ·Việt Nam ủng hộ xây dựng thỏa thuận pháp lý toàn cầu để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa
- ·TP.HCM: Thông báo khẩn về tình trạng lừa đảo bán nhà giấy tay
- ·Gần nửa tấn ma túy đá cất giấu trong vách ngăn của xe rơ mooc
- ·Ưu thế vượt trội của dự án Tokyo Tower
- ·Kỳ vọng giá xăng dầu ‘hạ nhiệt’ giảm áp lực lên lạm phát
- ·Hộ chiếu giả giúp các phần tử IS vào châu Âu và Mỹ như thế nào?