【nhận định trận villarreal】Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
Việt Nam có tiềm năng để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 Chi tiêu tài khóa và đầu tư sẽ là chìa khóa tăng trưởng kinh tế 2024 Năm 2024 GDP Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng gần 7% |
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. |
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch. Xin bà cho biết những hậu quả này có tác động như thế nào đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024?
Cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc đầu tháng 9/2024 được đánh giá là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tình hình sản xuất, kinh doanh của 26 tỉnh, thành phố miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng với mức độ thiệt hại khác nhau. Nhiều ngành kinh tế đã chịu thiệt hại do gió lốc, ngập lụt, sạt lở đất..., nặng nề nhất là hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập úng; gia súc, gia cầm, thủy sản bị cuốn trôi; nhiều công trình giao thông bị lún sụt, sạt lở, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng nghiêm trọng;nhiều nhà máy bị ngập, tốc mái, hư hại.
Theo ước tính sơ bộ ban đầu, bão Yagi gây thiệt hại khoảng hơn 80 nghìn tỷ đồng cho các địa phương miền Bắc.
Trong 3 khu vực thì khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhưng do tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của 26 tỉnh bị ảnh hưởng của bão chỉ chiếm khoảng trên 20% giá trị tăng thêm cả nước nên tác động tới tăng trưởng toàn ngành của cả nước không quá cao.
Ngành công nghiệp và xây dựng cũng chịu ảnh hưởng do nhiều công trình thiết yếu, đường xá, cầu cống, hệ thống lưới điện, cấp nước cấp điện bị hư hại nghiêm trọng. Tình trạng mất điện, mất thông tin liên lạc trong những ngày mưa bão, ngập lụt làm ngừng trệ sản xuất ở các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, những thiệt hại về cơ sở hạ tầng chỉ tính vào thay đổi tài sản của nền kinh tế, không tính vào hoạt động sản xuất trong kỳ nên mức độ thiệt hại cho hoạt động sản xuất cũng không đáng kể. Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất đã chủ động phục hồi sản xuất, kinh doanh ngay sau bão để kịp tiến độ các đơn hàng nên công nghiệp chế biến chế tạo vẫn có mức tăng trưởng khá ấn tượng bù đắp những thiệt hại của nông nghiệp.
Ngành dịch vụ cũng chịu tác động của cơn bão số 3 nhưng mức độ thiệt hại không cao do thời điểm cơn bão diễn ra không phải cao điểm mùa du lịch. Bên cạnh đó, một số ngành dịch vụ có tăng trưởng tốt hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu như vận tải kho bãi, thông tin truyền thông... Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ quý 3/2024 đạt 7,51% đã đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, trong quý 3/2024, với điểm sáng là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành dịch vụ duy trì tăng trưởng ổn định, ngành nông, lâm, thủy sản không bị giảm mạnh đã giúp tăng trưởng kinh tế đạt tăng trưởng 7,4%, phù hợp với mức cận trên của kịch bản phấn đấu theo Nghị quyết của Chính phủ là 6,5-7%.
Trên cơ sở kết quả hoạt động kinh tế quý 3/2024 và 9 tháng năm 2024, Tổng cục Thống kê nhận định như thế nào về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 theo Nghị quyết Chính phủ từ 6,5 - 7%?
Theo tôi khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 là khả thi. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm 6,5% thì quý 4/2024 cần tăng 5,7%; đạt mục tiêu 6,8% thì quý 4/2024 cần tăng 6,76%; đạt mục tiêu 7% thì quý 4/2024 cần tăng 7,5%. Với kết quả tăng trưởng của quý 3/2024 và 9 tháng, cùng với nhận định về xu hướng tăng trưởng các tháng cuối năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 khả năng cao sẽ đạt được mục tiêu cận trên của kịch bản tăng trưởng.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn. Thứ hai, thiên tai, dịch bệnh vẫn là mối đe dọa thường trực. Thứ ba, một số ngành kinh tế trọng điểm vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và ảnh hưởng của thiên tai. Thứ tư, áp lực lạm phát vẫn còn, cần được kiểm soát chặt chẽ. Thứ năm, năng lực cạnh tranh của một bộ phận doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn hạn chế.
Để đạt được mục tiêu này cần triển khai những giải pháp nào, thưa bà?
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng cần sự nỗ lực chung của toàn xã hội, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ, ngành, địa phương và sự chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng đề xuất các giải pháp trọng tâm, được xem như những trụ cột vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Trong đó, ổn định kinh tế vĩ mô là nền tảng quan trọng và cần tiếp tục duy trì sự ổn định về tỷ giá hối đoái, kiểm soát lạm phát, bảo đảm cân đối lớn của nền kinh tế.
Đồng thời, việc theo dõi sát sao diễn biến giá cả các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa, thực hiện các biện pháp bình ổn giá là hết sức cần thiết. Đặc biệt, cần tránh điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý trong thời điểm người dân đang khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngoài ra cũng cần thúc đẩy tiêu dùng nội địa như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử, tăng cường quảng bá và tiêu thụ hàng Việt Nam.
Là một trong những động lực tăng trưởng chủ lực – xuất khẩu cũng cần tập trung giữ vững thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường lớn, tiềm năng, phát huy hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã ký kết, đa dạng hóa thị trường. Về đầu tư, cần tăng cường hơn nữa đầu tư công và thu hút FDI chất lượng cao.
Cùng với đó, cần tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo kịp thời. Đặc biệt, cần có phương án cho sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện thời tiết, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo tôi yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công của các giải pháp trên là nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, trong đó phát huy vai trò người đứng đầu, đồng thời siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm quy chế làm việc, công khai, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số.
Xin cảm ơn bà!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ công an Nghệ An bắn chỉ thiên bắt ma túy, có sự hỗ trợ của tài xế xe ben
- ·Ưu tiên thu hút các nguồn lực xã hội
- ·Ông Nguyễn Minh Đức được bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Hà Nội Mới
- ·Người thuyền trưởng Tàu không số và nghĩa tình đồng đội
- ·Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc) hơn 200 người thương vong
- ·Triển khai nhiều văn bản luật quan trọng
- ·Non sông thống nhất & Khát vọng thịnh vượng
- ·Sửa Luật Viễn thông để tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi số
- ·Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh: Cần xây dựng hệ sinh thái về mã số mã vạch
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp giữa 2 kỳ họp Quốc hội
- ·4 thực phẩm giúp giảm béo bụng do rối loạn nội tiết tố
- ·Cần tính toán hết những khó khăn của doanh nghiệp
- ·Chính phủ đề xuất hỗ trợ 20 tỷ đồng/huyện giảm sau sáp nhập
- ·Nỗi lo từ cây cầu sắt
- ·Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ
- ·Tổng kết kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn
- ·Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục
- ·Lạng Sơn: Thu giữ lô hàng thực phẩm nhập lậu từ Trung Quốc
- ·Đáp ứng những vấn đề “nóng” đang đặt ra từ thực tiễn