【kết quả bóng dá ngoại hạng anh】Việt Nam ưu tiên hoàn thiện Luật Lao động thúc đẩy việc làm thỏa đáng
Ký kết Khung Chương trình Quốc gia Việc làm thỏa đáng của Việt Nam giai đoạn 2022-2026. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hôm nay,ệtNamưutiênhoànthiệnLuậtLaođộngthúcđẩyviệclàmthỏađákết quả bóng dá ngoại hạng anh 28/3, tại Hà Nội, Khung Chương trình Quốc gia Việc làm thỏa đáng của Việt Nam giai đoạn 2022-2026 đã chính thức được công bố và ký kết bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các đối tác gồm Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Khung chương trình mới đưa ra khuôn khổ hợp tác cho tới năm 2026 với mục tiêu hướng tới việc làm thỏa đáng và bền vững cho tất cả mọi người. Đây là Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng lần thứ tư của Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập trở lại ILO vào năm 1992. Sự hợp tác đầu tiên giữa ILO và Việt Nam là vào năm 1994 nhằm hỗ trợ Việt Nam xây dựng Bộ Luật Lao động trong bối cảnh Việt Nam hình thành khuôn khổ pháp lý mới để quản trị thị trường lao động trong quá trình đổi mới.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết: “Trong ba chu kỳ hợp tác vừa qua, ILO đã luôn đồng hành cùng với các đối tác ba bên của Việt Nam triển khai hiệu quả chương trình việc làm thỏa đáng, góp phần thúc đẩy công bằng và tiến bộ xã hội.”
Bộ trưởng đề nghị ILO và các đối tác xã hội cần xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai khung chương trình; trong đó ưu tiên tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội cho giai đoạn 2023-2030 và hỗ trợ quan hệ lao động hài hòa ổn định và tiến bộ tại các doanh nghiệp.
Đại diện các bên ký kết chương trình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng mong muốn các bên tăng cường hợp tác hỗ trợ nghiên cứu phê chuẩn một số công ước của ILO, trong đó có Công ước 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền được Tổ chức (năm 1948). Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng, già hóa dân số và biến đổi khí hậu, Bộ trưởng lưu ý tầm quan trọng của việc hỗ trợ nâng cao năng lực để đảm bảo quá trình chuyển đổi công bằng hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.
Nhấn mạnh vai trò của Tổng Liên đoàn Việt Nam là đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Việt Nam Nguyễn Đình Khang tin tưởng rằng Khung Chương trình Quốc gia Việt Nam-ILO về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026 phù hợp và đáp ứng nhu cầu của Việt Nam nói chung và công đoàn Việt Nam nói riêng hướng tới thực hiện mục tiêu về việc làm thỏa đáng cho tất cả mọi người. Công đoàn Việt Nam cam kết sẽ tích cực tham gia trong quá trình thực hiện kế hoạch hoạt động cụ thể để có thể triển khai thành công chương trình.
Với vai trò đại diện cho các tổ chức người sử dụng lao động, Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết VCCI kỳ vọng trong giai đoạn 2022-2026, chương trình được thiết kế và triển khai theo hướng đáp ứng nhu cầu thực tiễn và các ưu tiên về lao động, việc làm như: Thúc đẩy cải cách thể chế thị trường lao động; tăng cường các hệ sinh thái thúc đẩy phát triển các ngành theo hướng bao trùm, bền vững; đẩy mạnh việc trang bị kiến thức và kỹ năng cho nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu của kỷ nguyên số và thế giới việc làm.
Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu: “Việc ký kết Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên của ILO và cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy các mục tiêu về lao động, việc làm và an sinh xã hội.”
Bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026 khẳng định sứ mệnh của ILO là thúc đẩy cơ hội việc làm bền vững và năng suất cho mọi phụ nữ và nam giới trong điều kiện làm việc tự do, bình đẳng, an toàn và tôn trọng nhân phẩm, phù hợp với bối cảnh của Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam chia sẻ: “Các ưu tiên của Việt Nam về tạo việc làm xanh và năng suất, bảo vệ và an sinh xã hội cho người lao động, và duy trì quản trị thị trường lao động và quan hệ lao động hiệu quả được đánh giá cao.”
Bà Christensen cũng đề cập tới những thảo luận ban đầu về việc Việt Nam có thể trở thành quốc gia tiên phong trong sáng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc về Chương trình thúc đẩy toàn cầu về việc làm và an sinh xã hội hướng tới chuyển đổi công bằng.
Giám đốc ILO Việt Nam bày tỏ tin tưởng rằng với sự lãnh đạo của chính phủ Việt Nam và các đối tác xã hội cùng với những hỗ trợ kỹ thuật của ILO sẽ giúp Khung Chương trình Quốc gia về Việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022-2026 được triển khai và giám sát hiệu quả ở cả cấp quốc gia và địa phương. ILO sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam và các đối tác xã hội để tạo ra sự khác biệt ở cấp quốc gia và địa phương tại Việt Nam./.
Hồng Kiều/vietnamplus.vn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên trù bị
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác tiêm vaccine phòng COVID
- ·Chủ tịch nước: Phát huy nguồn lực của nhân dân để xây dựng Tổ quốc
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm Công ty Nhôm Đắk Nông
- ·Báo chí góp phần tạo sự chuyển biến về hành vi trong xã hội
- ·Cảnh sát biển cứu thành công 9 thuyền viên tàu cá gặp nạn trên biển
- ·Chính phủ khóa mới dự kiến giảm một Phó Thủ tướng
- ·Phạm Công Minh vô địch Giải Cờ vua nhanh Hà Nội mở rộng 2024
- ·Thị trường xuất hiện nhiều loại ổ cắm điện thông minh, an toàn tránh rủi ro tai nạn
- ·An ninh quốc gia là đặc biệt hệ trọng, then chốt, sống còn
- ·Trước 'giờ G', những lưu ý đặc biệt khi chuyển đổi thuê bao từ 11 số về 10 số
- ·Thủ tướng kiểm tra bệnh viện dã chiến điều trị COVID
- ·Điều kiện để công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Hạ thấp tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy cần nghiên cứu, xem xét kỹ
- ·Chủ tịch Quốc hội: Ép uống rượu bia là thứ 'văn hóa… khác lạ'!
- ·Thực hành tiết kiệm không chỉ là cắt giảm chi tiêu
- ·Vừa tái cử, Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong cam kết đẩy lùi dịch Covid
- ·Đường vành đai 3 TPHCM tạo cơ hội phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Thận trọng khi bổ sung vitamin dạng kẹo dẻo cho con
- ·12 Biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại Diễn đàn doanh nghiệp khu vực Singapore lần thứ 7