【bxh australia a-league】Malaysia phong tỏa toàn quốc để ngăn dịch Covid
Malaysia đã chính thức phong tỏa toàn diện cả nước để kiểm soát dịch Covid-19 khi số cas nhiễm tăng đột biến.
Binh sĩ Malaysia tuần tra khu vực đang bị phong tỏa do xuất hiện các cas bệnh Covid-19 ở Cheras,ỏatonquốcđểngăndịbxh australia a-league ngoại ô Kuala Lumpur ngày 28-5-2021. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã quyết định áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện trên cả nước kể từ ngày 1-6. Đây là lần thứ hai Malaysia phải thực hiện Lệnh kiểm soát dịch chuyển (MCO) như hồi tháng 3-2020 (MCO 1.0) trong ít nhất 2 tuần.
Nói cách khác, quốc gia Đông Nam Á này sẽ phải đóng cửa mọi hoạt động kinh tế và xã hội, ngoại trừ các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu. Đây được coi là một quyết định vô cùng khó khăn của Chính phủ Thủ tướng Muhyiddin khi phải giải bài toán vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.
Còn nhớ, hơn 1 năm trước, Malaysia là nước đầu tiên ở Đông Nam Á chọn biện pháp nghiệt ngã “đóng cửa” đất nước nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Theo đó, sau 6 tuần triển khai MCO 1.0, số cas nhiễm mới Covid-19 của quốc gia này đã giảm từ hơn 300 cas xuống còn vài cas/ngày.
Hiện nay, số cas nhiễm mới và tử vong trong ngày ở Malaysia cao kỷ lục, với hơn 9.000 cas nhiễm và 98 cas tử vong, nâng tổng số cas nhiễm Covid-19 lên hơn 572.357, trong đó có 2.796 cas tử vong. Malaysia đã lọt vào danh sách những quốc gia có tỷ lệ mắc Covid-19 cao nhất so với dân số trên thế giới. Theo Our World in Data, trung bình 7 ngày, cứ 1 triệu người Malaysia thì có 205,1 trường hợp mắc bệnh, trong khi Ấn Độ con số này là 150,4 người. Nếu tính tỷ lệ số cas mắc hàng ngày trên 1 triệu dân thì hiện Malaysia, với khoảng 32 triệu dân đã vượt Ấn Độ (1,4 tỉ người).
Trên thực tế, số cas nhiễm mới đã có xu hướng tăng theo cấp số nhân từ cuối tháng 3 vừa qua và tình hình dịch bệnh tại Malaysia từ đầu tháng 5 có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát, dù chính quyền liên tục đưa ra các biện pháp siết chặt hạn chế.
Chính những yếu tố bất lợi trên và rút kinh nghiệm từ hiệu quả đợt phong tảo lần trước nên biện pháp duy nhất mà Malaysia quyết định áp dụng để ngăn chặn dịch lúc này là phong tỏa toàn quốc. Song song với đó, quốc gia Đông Nam Á này cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vắc-xin để nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, Thủ tướng Muhyiddin vẫn muốn “nới lỏng” lĩnh vực kinh tế do Malaysia đã mất đến 2,4 tỉ ringgit/ngày trong đợt MCO 1.0 được áp đặt hồi tháng 3 năm ngoái. Sau đó, chính phủ đã phải sử dụng đến 340 tỉ ringgit (khoảng 82 tỉ USD), tương đương với 20% GDP để khôi phục kinh tế. Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế dự báo, nếu MCO 1.0 được áp đặt một lần nữa, gần 40% doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản, khoảng 1 triệu lao động bị mất việc và Malaysia sẽ phải cần đến ít nhất 500 tỉ ringgit để khôi phục kinh tế.
Để giảm bớt khó khăn cho người dân, Chính phủ Malaysia đã công bố gói hỗ trợ tài chính bổ sung lên tới gần 10 tỉ USD, ngay trước thời điểm phong tỏa toàn quốc. Theo The Strait Times, Thủ tướng Muhyiddin Yassin đã công bố gói kích thích tài chính trị giá 40 tỉ ringrit (tương đương khoảng 9,7 tỉ USD), đúng 1 ngày trước thời điểm nước này bắt đầu thực hiện các biện pháp phong tỏa toàn quốc từ ngày 1-6 nhằm kiểm soát dịch Covid-19. Gói tài chính này bao gồm khoản trợ cấp trị giá 5 tỉ ringrit cho việc cải thiện hệ thống y tế công, cung cấp tiền mặt trực tiếp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và trợ cấp tiền lương cho người lao động.
Vấn đề đáng quan ngại hiện nay là theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở độ tuổi 20-39 đang gia tăng ở Malaysia. Những người trẻ tuổi thường mắc Covid-19 do biến thể mới và có nhiều trường hợp không đáp ứng trong quá trình điều trị. Không chỉ vậy, trẻ em và trẻ sơ sinh hiện trở thành nhóm có nguy cơ cao thứ hai, chỉ sau nhóm người cao tuổi. Các chuyên gia y tế Malaysia cho rằng, lệnh phong tỏa toàn quốc hai tuần tới là mốc thời gian rất quan trọng để hạn chế lây lan Covid-19 trong cộng đồng, giúp quốc gia Đông Nam Á này ngăn chặn dịch bệnh.
Tính đến cuối tháng 5, Malaysia đã tiêm 2.933.640 mũi vắc-xin phòng Covid-19, với tỷ lệ 5,8% dân số đã tiêm mũi 1 và 3,4% tiêm cả 2 mũi. Trong khi đó, chương trình tiêm chủng quốc gia ngừa Covid-19 đang trong giai đoạn hai bị chững lại do nguồn cung vắc-xin bị hạn chế. |
HN tổng hợp
(责任编辑:La liga)
- ·‘Doanh nghiệp phải tiên phong trong việc ứng dụng KHCN, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo’
- ·PM looks ahead at ASEAN Summit
- ·VN, Singapore enhance ties
- ·Cabinet approves 5
- ·San phẳng sào huyệt của trùm ma túy ở Lóng Luông
- ·Hollande inspires VN University
- ·Việt Nam celebrates 71st National Day
- ·Defence Minister to meet ASEAN
- ·PV GAS thu xếp nguồn vốn vay cho Dự án Kho chứa LNG Thị Vải
- ·Italy – a companion to Việt Nam during development: minister
- ·Mưa lũ ở miền núi phía Bắc: Nhiều người chết và mất tích, giao thông bị chia cắt
- ·Việt Nam celebrates 71st National Day
- ·Party, State leaders pay tribute to President Hồ, fallen soldiers
- ·VN, Singapore enhance ties
- ·Để thanh niên tâm thần ‘lọt’ lên tàu bay: Xác định nguyên nhân
- ·Strengthening partnership for regional sustainable development: President
- ·Canada gives $11.6m to help Việt Nam fight climate change
- ·President welcomes new ambassadors
- ·Luật An ninh mạng: Hành vi nào bị cấm trên không gian mạng Việt Nam?
- ·PM urges more Hải Phòng growth