【bongdaso. net】Game là ngành cần được nuôi dưỡng để phát triển
Bài 1: Ngành game Việt ngày càng “teo tóp”
Bài 2: Áp thuế tiêu thụ đặc biệt: Ngành game Việt sẽ “chết”
Game Việt bắt đầu đi ra toàn cầu
Nếu như trước,àngànhcầnđượcnuôidưỡngđểpháttriểbongdaso. net ngành game Việt Nam chủ yếu là phát hành game nước ngoài (chiếm tới 90%) ở thị trường trong nước thì những năm gần đây, sản xuất game Việt đã có những bước tiến mạnh mẽ trên toàn cầu.
Theo bảng xếp hạng của App Annie 2020, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới, thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á về số lượng game download(tải về). Ngoài ra, Việt Nam cũng xếp thứ 3 trong top 10 các nhà sản xuất ứng dụng game của khu vực; cứ 25 games được download, có 1 game sản xuất tại studio Việt Nam.
Còn theo số liệu thống kê của Sensor Tower và Câu lạc bộ game studio Việt Nam, hiện có khoảng 5.000 game do người Việt sản xuất, tập trung chủ yếu vào nội dung dành cho trẻ em, giải trí, giáo dục.
Đáng chú ý, có những game do người Việt sản xuất đứng đầu trên kho ứng dụng tại thị trường Mỹ, Nhật Bản, thậm chí là Trung Quốc (quốc gia số 1 về game), có thể kể đến như Skydancer của Topebox hay Piano Tiles 3 của Amanotes…
Lĩnh vực sản xuất game phát triển đã đem đến nhiều cơ hội về việc làm, mức lương hấp dẫn. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo các chuyên ngành liên quan đến game như lập trình, thiết kế, đồ họa… đã được các trường đại học, trung tâm đào tạo chú trọng, đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho ngành game.
Doanh thu ngành game trong nước những năm qua cũng có sự tăng trưởng dương. Theo báo cáo của Bộ TT&TT, doanh thu ngành game năm 2021 đạt hơn 7 nghìn tỷ đồng, dự kiến đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.
Cần được nuôi dưỡng
Mặc dù tạo được dấu ấn trên thế giới, nhưng ngành sản xuất game vẫn đang ở những bước khởi đầu, khi các game được studio trong nước phát hành thường có dạng đơn giản như Casual/hyper Casual hoặc game tầm trung (mid-core), chưa có nhiều sản phẩm cao cấp (hạng A, S hoặc SS). Bởi muốn sản xuất được game cao cấp đòi hỏi các studio của Việt Nam phải học hỏi nhiều hơn nữa về công nghệ, cũng như đầu tư chi phí, nhân công…
Chính vì thế, theo ông Nguyễn Ngọc Bảo, Tổng Giám đốc VTC, game là ngành cần được nuôi dưỡng để phát triển.
Theo ông Bảo, doanh thu ngành game ở Việt Nam so với thế giới còn rất nhỏ, chưa đến 1% so với thị trường toàn cầu 200 tỷ USD (theo Newzoo), đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và phát hành game phải nỗ lực rất nhiều. Ngoài ra, cần có sự ưu đãi từ các cơ quan chức năng để nuôi dưỡng và thúc đẩy giúp ngành từng bước khẳng định mình ở thị trường quốc tế.
“Chúng ta mới ở giai đoạn manh nha về sản xuất, sau một quá trình học hỏi từ việc phát hành game rồi gia công cho quốc tế. Muốn phát triển đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có ưu đãi, thậm chí là miễn thuế, có những chính sách giúp doanh nghiệp cảm thấy niềm tin được bảo hộ”, ông Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ.
Một điều nữa hỗ trợ ngành game phát triển, theo ông Bảo là thay đổi nhận thức của cộng đồng bởi hiện nay game không chỉ để vui chơi giải trí mà được đưa vào rất nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chẳng hạn như game được dùng dạy học, mô phỏng hoạt động trong xã hội, dùng game chữa bệnh trầm cảm, các giải đấu thể thao (eSport)… Thế nhưng, nhiều người vẫn quan niệm rằng game là xấu, là bạo lực hay gây nghiện.
Đồng quan điểm, đại diện VNG cho rằng, ở Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước phương Tây, game online được thừa nhận như một ngành công nghiệp, một “nghề nghiệp” chuyên nghiệp và được hỗ trợ phát triển bằng chính sách của nhà nước. Thể thao điện tử (eSport) - một loại hình game online cũng được đưa vào thi đấu chính thức tại nhiều châu lục, trong đó có SEA Games. Sau đại dịch Covid-19, rất nhiều quốc gia lớn dành ưu tiên cho game như một mũi nhọn của nền kinh tế số, do hàm lượng sáng tạo cao và không bị phụ thuộc vào những chuỗi cung ứng truyền thống.
Theo đại diện VNG, Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp này nếu các doanh nghiệp game cũng được khuyến khích như vậy. Nhưng trong thực tế thì game online ở Việt Nam lại chịu nhiều định kiến từ cộng đồng và xã hội như là một hoạt động giải trí thuần tuý không tạo ra giá trị nào, hay có nội dung không lành mạnh.
Bài 4: Sản xuất game Việt vươn tầm thế giới nhưng đóng thuế ở nước ngoài
Chặn nguồn thanh toán để hạn chế tình trạng game không phép
Game không phép chiếm tới 30% doanh thu toàn thị trường phát hành game tại Việt Nam. Để hạn chế tình trạng này, Bộ TT&TT sẽ phối hợp triển khai các giải pháp nhằm chặn dòng tiền thanh toán cho các game không phép.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá vàng hôm nay 21/5/2023: Lạ lùng thế giới giảm 1 triệu, SJC tăng thêm 150.000 đồng
- ·Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam
- ·Tìm giải pháp đột phá huy động nguồn lực đầu tư cho thành phố Đà Nẵng
- ·25 năm Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam
- ·Thủ tướng chỉ thị bảo đảm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm
- ·Phú Yên phải trở thành vùng đất bình yên và phú quý
- ·Sáng 26.7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ
- ·Bắt quả tang kho sản xuất dầu gội, sữa tắm giả nhãn hiệu nổi tiếng tại Tp. Hồ Chí Minh
- ·Tổ chức lễ tang nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Vũ Oanh với nghi thức cấp Nhà nước
- ·Xây dựng pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các ưu đãi trong thực thi Hiệp định EVFTA
- ·Giá xăng dầu đồng loạt tăng, RON95 ở mức 22.145 đồng/lít
- ·Chủ tịch nước cử 2 sĩ quan làm nhiệm vụ tại phái bộ huấn luyện Liên minh châu Âu
- ·Công an TP Hồ Chí Minh phải tập trung triệt phá tội phạm có tổ chức từ sớm
- ·Kiểm tra, xử lý kịp thời hành vi buôn bán kit test COVID
- ·Nhọc nhằn chuyện giao con !
- ·Kịch bản hạ cánh cứng sẽ không xảy ra trong năm 2024
- ·Lễ tang ông Nguyễn Văn Hùng theo nghi thức cấp cao
- ·Vinh danh 'Gương sáng Pháp luật' năm 2023
- ·8 tỉnh, thành đề nghị tăng dự toán vay hơn 234 tỷ đồng