会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem vincenzo】Gỡ khó chính sách đầu tư vào Làng Văn hóa!

【xem vincenzo】Gỡ khó chính sách đầu tư vào Làng Văn hóa

时间:2024-12-23 21:19:42 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:796次

VHO - Hôm nay,ỡkhóchínhsáchđầutưvàoLàngVănhóxem vincenzo 17.12, Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam do Ban quản lý Làng tổ chức. Dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; các chuyên gia, doanh nghiệp...

Gỡ khó chính sách đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam  - ảnh 1
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ VHTTDLTrịnh Thị Thủy cho biết, ngay từ khi mới thành lập, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam luôn được Bộ VHTTDL quan tâm chỉ đạo triển khai rất nhiều những hoạt động xuất phát từ vị trí yêu cầu chức năng mà Đảng, Nhà nước đã giao cho Làng: Xây dựng Làng thành một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia để tập trung tái hiện gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam; đáp ứng các nhu cầu về vui chơi, giải trí hoạt động thể thao văn hóa cho nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

Theo Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích mặt đất và diện tích mặt hồ rất thuận lợi cho việc đầu tư đa dạng phong phú các loại hình về VHTTDL, đáp ứng được yêu cầu hưởng thụ người dân.

Cùng với đó, Làng là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa, nơi bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc các địa phương. Đó là những điều kiện thuận lợi để đầu tư, kết nối và mở ra rất nhiều hoạt động mới tại Làng. Trong những năm qua,  với sự quan tâm của Bộ VHTTDL, Làng có nhiều đổi mới, sáng tạo để phát huy lợi thế vị trí, vai trò trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cũng chỉ ra những thách thức trong việc huy động nguồn lực đầu tư để phát triển Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng xuất phát từ mục đích, yêu cầu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa con người Việt Nam, đặc biệt là huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung và đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các khu chức năng của Làng theo quy hoạch nói riêng.

"Mong các đại biểu, doanh nghiệp sẽ "hiến kế" cho Bộ và Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam trong việc đưa ra giải pháp nào để huy động được nguồn lực, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa, để Làng vừa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, vừa thực sự trở thành thiết chế văn hóa quốc gia hiện đại, quy mô, đảm bảo phát triển bền vững"- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, lãnh đạo Làng Văn hóa  Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, Làng có tổng diện tích 1544ha (gồm: 605ha đất, 939ha đất có mặt nước).

Quy hoạch chung của Làng gồm 7 khu chức năng: Khu trung tâm thể thao, vui chơi giải trí (125,22ha); Khu các Làng dân tộc (198,61ha); Khu di sản văn hóa thế giới (46,50ha); Khu dịch vụ du lịch tổng hợp (138,89ha); Khu công viên bến thuyền (341,53ha); Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô (600,9ha); Khu quản lý điều hành văn phòng (78,5ha). Trong đó, các hạng mục Nhà nước đã đầu tư xây dựng bao gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của dự án; Hệ thống cây xanh, cảnh quan; Khu các làng dân tộc.

Chỉ cách Hà Nội khoảng 40km, có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng trong nhiều năm qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam không thu hút được  việc đầu tư vào Làng do vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã chủ động làm việc, tiếp đón các công ty, tập đoàn lớn trong nước để mời gọi đầu tư tiêu biểu như: Tập đoàn TH (TH Group), Tập đoàn Vingroup, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Tập đoàn Sun Group)… Các tập đoàn đã cử đại diện đến và tổ chức khảo sát, tuy nhiên cho đến nay Ban Quản lý chưa nhận được các đề xuất đầu tư vào các khu chức năng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ngày 6.2.2018, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã ban hành Quyết định số 59/QĐ-LVHDL về quyết định Chủ trương đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch - Văn hóa - Nghỉ dưỡng Đồng Mô là công ty đại diện cho Công ty CP Eurowindow Holding thực hiện dự án đầu tư tại Khu dịch vụ du lịch tổng hợp (Khu D), Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đó, dự án với tên gọi Khu du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì Legend được thực hiện trên tổng diện tích đầu tư khoảng 120 ha với tổng vốn đầu tư 4832 tỷ đồng, tuân thủ chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch được quy định tại Quyết định số 1689/QĐ-TTg ngày 15.9.2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Hiện dự án đang trong quá trình nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, tuy nhiên gặp nhiều vướng mắc về pháp lý nên chưa thể triển khai dự án trên thực tế.

Gỡ khó chính sách đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam  - ảnh 2
Đông đảo các chuyên gia, các doanh nghiệp tham dự Hội nghị

Theo lãnh đạo Ban Quản lý Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong các năm qua, mặc dù Ban Quản lý đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng đến nay chưa có dự án đầu tư nào được triển khai. Nguyên nhân là do gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg ngày 15.7.2014.

Về khách quan, một trong những nguyên nhân là do mực nước hồ Đồng Mô không ổn định vì còn phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp lân cận nên cảnh quan chưa thực sự hấp dẫn. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang triển khai dự án cải tạo sông Tích và nếu dự án được triển khai nhanh, hồ Đồng Mô sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp vùng lân cận nữa. Tuy nhiên, do vốn thực hiện dự án từ nguồn ngân sách nhà nước, trong điều kiện ngân sách Nhà nước có khó khăn nên tiến độ dự án này cũng bị kéo dài. 

Cùng với đó, giá đất áp dụng theo khu vực (Sơn Tây) được UBND Hà Nội ban hành theo Công văn số 6788/UBND-KT ngày 25.4.2016 cao (giá đất khoảng 1.700.000đ/m2), khó thu hút đầu tư đối với các dự án văn hóa, du lịch. Nhiều nhà đầu tư sau khi nghiên cứu, tính toán hiệu quả đầu tư dự án đều có mong muốn được đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư.

Để Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam được đầu tư phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định, đồng thời về lâu dài được khai thác, vận hành có hiệu quả, Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam đề xuất theo Quyết định 540/QĐ-TTg ngày 12.5.2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đến năm 2015, quan điểm đầu tư phát triển được xác định“Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là một mô hình khu kinh tế - văn hóa đặc thù, trong đó văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu”.

Theo đó, Ban Quản lý đề xuất được áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư như Khu kinh tế đối với các Khu chức năng, dự án kêu gọi đầu tư tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tôc Việt Nam nhằm thúc đẩy lợi thế kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ lấp đầy các khu chức năng, dự án thu hút đầu tư, đây cũng là một động lực thúc đẩy hiệu quả và tiềm năng phát triển Làng Văn hóa  Du lịch các dân tôc Việt Nam để trở thành Khu Văn hóa – Du lịch quốc gia.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15.7.2014. Theo Quyết định này, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Như vậy phù hợp với khoản 1, khoản 2 Điều 32 và khoản 1 Điều 39, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg ngày 15.7.2014.

Thời gian vừa qua, để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trên, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã báo cáo Bộ VHTTDL kiến nghị, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thường trực Chính phủ sửa đổi và bổ sung Luật Đầu tư, tuy nhiên vẫn có những nội dung kiến nghị chưa được như mong muốn.

Tại Hội nghị, các đại biểu, các doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp ý kiến và đề xuất. Trong đó, đề nghị cần sớm ban hành các quy chế về đầu tư vào Làng Văn hóa đồng thời quy định chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đến đâu. Cùng với đó, cần làm rõ cơ chế đầu tư như thế nào…

Ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, vừa qua, Quốc hội đã thông qua và ban hành nhiều luật, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Đấu thầu. Đây là những luật tháo gỡ những vướng mắc về thẩm quyền và cơ chế mà lâu nay Làng đang gặp khó khăn.

‘Những luật này đã mở ra những con đường để tháo gỡ khó khăn về thẩm quyền và cơ chế thu hút đầu tư, phát triển của Làng. Tuy nhiên, cần phải chờ đợi sau khi sắp xếp các bộ ngành thì sẽ có các bước cụ thể hơn. Còn hiện tại, chúng tôi cam kết những việc pháp luật cho phép, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các quý doanh nghiệp”, ông Trịnh Ngọc Chung khẳng định.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế
  • 45 năm chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Để lịch sử không lặp lại đau thương
  • Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác
  • Thủ tướng: Phân quyền mạnh cho TP.HCM, xóa cơ chế xin cho dễ nảy sinh tiêu cực
  • Hải Dương chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 9, 10 vào một kỳ
  • Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0
  • 150 cán bộ, hòa giải viên bồi dưỡng kỹ năng hòa giải
  • Thủ tướng nêu ‘5 quyết tâm’ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024
推荐内容
  • Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với công nhân vào ngày 12/6
  • Lừa mua bia rồi không trả tiền, lãnh 18 tháng cải tạo
  • Một dân tộc thông minh không cam chịu nghèo nàn
  • Khai trừ đảng 4 cán bộ tại 2 bộ Công thương, Tài chính và EVN
  • Hãng hàng không mất gần 40% khách quốc tế trong tháng 2 vì virus corona
  • Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản