会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem tỷ số la liga】Nguy cơ rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường từ dịch Covid!

【xem tỷ số la liga】Nguy cơ rác thải y tế gây ô nhiễm môi trường từ dịch Covid

时间:2024-12-23 10:31:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:711次

Cùng với nỗi lo về sức khỏe,ơrcthảiytếgynhiễmmitrườngtừdịxem tỷ số la liga tính mạng, kinh tế suy yếu... các quốc gia trên thế giới còn đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải y tế do dịch Covid-19 gây ra.

Thu gom khẩu trang y tế bị vứt bừa bãi trên một bãi biển ở Hong Kong, Trung Quốc ngày 13-5-2020.  Ảnh: AFP

Thiết bị bảo hộ cá nhân và khẩu trang không chỉ đóng vai trò thiết yếu đối với các nhân viên y tế mà còn là một phần của cuộc sống thường ngày trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hiện nay. Tuy nhiên, đa phần các vật dụng này làm bằng nhựa và thường chỉ được sử dụng một lần rồi vứt bỏ và chúng nhanh chóng trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý kịp thời.

Ông Nick Mallos làm việc tại tổ chức phi chính phủ Ocean Conservancy cho rằng: “Chúng ta biết ô nhiễm rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu. Nó tồn tại trước khi đại dịch xuất hiện. Chúng ta cần phải cẩn trọng về việc sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào sau đại dịch”.

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, bởi lẽ, khi dịch Covid-19 bùng phát, các quốc gia phải chạy đua sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và tăng cường dự trữ khẩu trang, găng tay, tấm che giọt bắn và áo bảo hộ, với số lượng lớn nên dẫn đến số lượng dư thừa, song một thực tế không thể phủ nhận là các loại rác thải này ảnh hưởng trực tiếp đối với môi trường xung quanh.

Mặt khác, do dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên tình trạng vứt bừa bãi rác thải y tế diễn ra ở nhiều nơi và thiếu lực lượng thu gom, tiêu hủy. Đây cũng là nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng và là nguyên nhân chính gây ô nhiễm rác thải. Trong số này không ít rác thải tuồn vào các kênh rạch, sông ngòi và chảy ra biển. Ông John Hocevar, Giám đốc chiến dịch đại dương thuộc tổ chức phi lợi nhuận Greenpeace USA, chia sẻ: “Ngay bên ngoài nhà tôi là những chiếc khẩu trang và găng tay thải ra sau khi sử dụng. Hai ngày hôm nay, trời đều mưa tại WashingtonDC(Mỹ). Chính vì vậy, những loại rác thải này nhanh chóng bị cuốn trôi xuống cống và đổ ra sông Anacostica, tại vịnh Chesapeakevà cuối cùng là Đại Tây Dương”.

Còn nhớ hồi tháng 3, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, hơn 20 thành phố trên khắp Trung Quốc Đại lục đang phải đối mặt với tình trạng ùn ứ rác thải y tế. Đặc biệt tại Vũ Hán - tâm điểm bùng phát dịch Covid-19 - lượng rác thải y tế tăng gấp 6 lần so với thông thường.

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nguồn tin từ Bộ Môi trường và Sinh thái học cho biết các cơ sở xử lý rác thải y tế ở 28 thành phố đang phải hoạt động hết công suất nhưng vẫn tiêu hủy không hết rác thải y tế. Để đối phó với tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai 46 cơ sở xử lý rác thải lưu động tới thành phố Vũ Hán và xây dựng tại đây một nhà máy mới với công suất 30 tấn trong vòng 15 ngày. Ông Zhao nói và cho biết các biện pháp này được đưa ra nhằm tăng công suất xử lý chất thải của thành phố từ 50 tấn một ngày lên hơn 263 tấn một ngày.

Theo kết quả một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Cao đẳng London (Anh), nếu mỗi người dân Anh sử dụng mỗi ngày một khẩu trang (loại dùng một lần) trong một năm, sẽ tạo ra 66.000 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tức khoảng 1kg rác thải nhựa/người.

Còn tại Canada, người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang hàng ngày trong trường hợp không thể thực hiện giãn cách xã hội, trong khi nhiều người sử dụng các loại găng tay dùng một lần để phòng dịch Covid-19. Kết quả là khẩu trang và găng tay đã qua sử dụng đang chất đống không chỉ ở Canadamà còn trên quy mô toàn cầu. Nhiều loại khẩu trang được sản xuất từ polymer sẽ phải mất hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ để phân hủy.

Trước tình hình này, Cơ quan Y tế công cộng Canadakêu gọi người dân tăng cường rửa tay, thay vì sử dụng găng tay gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến cáo sử dụng khẩu trang làm từ vải tự nhiên, có thể giặt được thay cho loại khẩu trang y tế dùng một lần.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Sinh học Biển ở Anh năm 2019, sản lượng nhựa toàn cầu tăng gấp 4 lần trong 40 năm qua. Theo tính toán của các tác giả nghiên cứu, nếu như xu hướng này tiếp tục, đến năm 2050, quá trình sản xuất nhựa sẽ gây ra 15% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Giới phân tích cho rằng, nếu như các quốc gia thiếu quan tâm xử lý đồng bộ rác thải y tế nguy cơ thì chỉ vài tháng nữa lượng rác thải này sẽ tràn ngập gây ô nhiễm môi trường toàn cầu.

HN tổng hợp

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Di chúc không người làm chứng, các con có nghe theo?
  • Võ sĩ Trần Ngọc Lượng thắng knock
  • Nữ bác sĩ 'ngày chữa bệnh, đêm đánh người nhập viện' gây sốt cõi mạng Trung Quốc
  • Sai lầm liên tục, Man City bị cầm hòa khó tin
  • Mẹ nghèo nuốt nước mắt xin được hiến thận cứu con
  • Xuân Son ghi hattrick vượt Tiến Linh, CLB Nam Định thắng đậm Bình Dương
  • Bảng xếp hạng Cúp C1 Champions League 2024
  • Tuyển Việt Nam tập sân đặc biệt, hiện đại nhất Hàn Quốc
推荐内容
  • Mẹ nghèo đau xót nhìn con sống mỏi mòn với bệnh ung thư
  • Đỗ Hùng Dũng nhập viện
  • Đội hình dự kiến Việt Nam vs Ulsan Citizen: Tiến Linh, Quang Hải dự bị
  • Kết quả Cúp C2 châu Âu: Man Utd suýt thua trước đội vô danh
  • Trao hơn 92 triệu đồng cho bé Kim Hiền 5 tháng tuổi mổ tim
  • Pocari Sweat Run Việt Nam 2024: Sải bước tự tin, chạm đến phiên bản tốt hơn