【soi kèo bayern vs freiburg】Quyết liệt gỡ “thẻ vàng” của EC
(CMO) Để tháo gỡ “thẻ vàng” của Uỷ ban châu Âu (EC), thời gian qua, tỉnh Cà Mau đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Bên cạnh tăng cường lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá, việc ngăn chặn đánh bắt trái phép cũng được các cơ quan chức năng quyết liệt triển khai.
Ngoài ra, chuyển đổi ngành nghề, hướng tới đánh bắt bền vững cũng từng bước được thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các giải pháp còn một số khó khăn cần khắc phục.
Siết quản lý, tăng xử lý vi phạm
Cà Mau được biết đến là tỉnh đi đầu cả nước trong thực hiện bắt buộc các tàu cá trên 15 m lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có hơn 1.300/khoảng 1.600 tàu cá lắp đặt. Thiết bị giám sát hành trình không chỉ giúp cơ quan chức năng quản lý các tàu đánh bắt dễ dàng mà còn giúp các chủ tàu nắm bắt hoạt động, không để xảy ra tình trạng xâm phạm vùng biển nước ngoài, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Siết chặt quản lý tàu cá khai thác đúng quy định là một trong những giải pháp để gỡ "thẻ vàng". |
Ông Nguyễn Hữu Tân (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) cho biết, trước đây tại địa phương có một số tàu ghe xâm phạm vùng biển nước ngoài. Ngư phủ bị giam giữ, còn ghe không bị đốt bỏ thì phải chuộc lại rất tốn kém. Tàu cá nhà ông thuê tài công chạy nên rất sợ anh em ham luồng cá, đánh bắt qua nước khác.
Vì vậy, gia đình ông đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình ngay khi chủ trương được triển khai đầu năm 2018. “Thiết bị giám sát giúp biết chính xác tàu đang đánh bắt ở đâu. Mình cũng có thể trao đổi trực tiếp với tài công về tình hình, quá trình đánh bắt. Từ đó, nhắc nhở anh em đánh bắt cho đúng, chứ qua nước ngoài mà bị bắt là sẽ mất hết tài sản cả đời dành dụm”, ông Tân chia sẻ.
Theo Chi cục Thuỷ sản Cà Mau, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn chưa phát hiện tàu cá đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. Ngoài vấn đề ý thức người dân dần thay đổi, việc quy định mới đã tăng nặng mức xử phạt và sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng góp phần đạt được kết quả đó. Tính từ năm 2017 đến nay, tỉnh Cà Mau đã phát hiện và xử lý hơn 850 vụ vi phạm trong đánh bắt hải sản. Tổng số tiền xử phạt hơn 13 tỷ đồng. Đặc biệt, có trường hợp đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài bị UBND tỉnh Cà Mau ra các quyết định xử phạt hơn 1 tỷ đồng.
Hướng tới đánh bắt bền vững
Bên cạnh các giải pháp trên, để khôi phục và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản, một trong những nhiệm vụ quan trọng ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang thực hiện là siết chặt quản lý đánh bắt ven bờ. Như tại xã Khánh Bình Tây Bắc (huyện Trần Văn Thời) có hơn 500 phương tiện đánh bắt thì có đến 413 phương tiện công suất dưới 20CV thực hiện đánh bắt ven bờ. Hiện tất cả các phương tiện này đã bắt buộc phải ký cam kết khai thác hải sản bền vững.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời Bùi Chí Ngạn, trong thực hiện ký cam kết, phương tiện nào đánh bắt đúng ngành nghề thì tiếp tục cho thực hiện. Phương tiện nào chưa đúng, gây sát hại nguồn lợi thì phải chuyển đổi qua ngành nghề khác hoặc thay thế công cụ đánh bắt.
Ngoài ra, trong đóng mới phương tiện và đăng ký ngành nghề đánh bắt, chính quyền địa phương hướng dẫn bà con làm những nghề đánh bắt đảm bảo định hướng phát triển. “Tín hiệu khả quan là ý thức người dân đã chuyển biến rõ rệt. Số lượng ghe đánh bắt xa bờ từng bước tăng lên. Đầu năm 2017, địa phương có 47 phương tiện nhưng hiện đã tăng lên gần 90, trong khi các phương tiện đánh bắt ven bờ giảm dần. Bà con đã nhận thức được, đi đôi với đánh bắt cũng cần phải bảo vệ nguồn lợi”, ông Ngạn thông tin.
Vào cuối năm 2018, UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch thực hiện mô hình chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ. Ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã xây dựng đề án tổng thể thực hiện kế hoạch chuyển đổi ngành nghề theo hướng từ sát hại sang ít sát hại nguồn lợi hải sản. Phó chi cục trưởng chi cục Thuỷ sản Cà Mau Nguyễn Việt Triều cho biết, có 10 hộ dân được hỗ trợ thí điểm chuyển đổi. Bước đầu đã có kết quả tích cực khi người dân vẫn đánh bắt hiệu quả mà không tận diệt nguồn lợi. Tuy nhiên, nguồn lực Nhà nước hiện chưa đảm bảo nên kế hoạch chuyển đổi nghề cho ngư dân phải triển khai từng bước.
Còn đó những khó khăn
Cũng theo ông Triều, để tháo gỡ “thẻ vàng” của EC, việc xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thuỷ sản rất quan trọng, nhưng trong triển khai phần việc này đang gặp những khó khăn rất cơ bản. Toàn tỉnh Cà Mau có gần 4.500 phương tiện đánh bắt nhưng chỉ có Cảng cá Rạch Gốc và Sông Đốc đủ điều kiện cấp chứng nhận xuất xứ. Theo tập quán đánh bắt, các tàu vào bờ tập trung nên thường xuyên xảy ra quá tải. Ngay cả kết cấu hạ tầng kết nối với cảng cá cũng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Bên cạnh đó, quy định hiện nay cũng còn một số chỗ chưa cụ thể, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ. Như hành vi cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho ngư dân không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, bị xử lý như thế nào, chưa có.
Ngoài ra, trong việc quản lý, xử lý dữ liệu trên hệ thống giám sát hành trình tàu cá cũng chưa có quy định chung. Để “chữa cháy”, UBND tỉnh Cà Mau ban hành quy định riêng của tỉnh để đảm bảo quản lý, xử lý hiệu quả.
Mới đây, trong hội nghị tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả quản lý, chống khai thác hải sản bất hợp pháp được UBND tỉnh Cà Mau tổ chức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhấn mạnh, Chính phủ đặc biệt quan tâm triển khai các giải pháp để gỡ “thẻ vàng”. UBND tỉnh Cà Mau đã có nhiều chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc để có những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, để EC tháo gỡ thẻ vàng và hướng tới khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi hải sản, các đơn vị liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền; thực hiện quản lý chặt chẽ đánh bắt đi cùng xử lý nghiêm sai phạm nhằm đảm bảo tính răn đe. Quan trọng nhất phải chấm dứt được tình trạng đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài. “Vấn đề tàu vi phạm vùng biển nước ngoài là bức xúc nhất mà EC không gỡ thẻ vàng cho chúng ta.
Vì thế, phải tiếp tục thực hiện việc gắn thiết bị giám sát cho tất cả tàu cá. Phải kiểm soát được tàu cá, bằng mọi cách chấm dứt tình trạng đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử quyết tâm./.
Khánh Hưng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·Tai nạn giao thông kinh hoàng tại Hà Tĩnh: Lời kể hãi hùng của nhân chứng
- ·Lật tàu chở 400 hành khách ở Thanh Hóa: Nguyên nhân do đâu?
- ·Thủ tướng: Không được gọi trạm thu phí BOT là ‘trạm thu giá’
- ·Tín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?
- ·Bệnh nhân tử vong sau mổ ở BV Đa khoa Hà Đông: Cơ quan công an điều tra, xử lý
- ·Đề thi môn Toán tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 chính thức
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 304 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Bộ Công Thương đề xuất thêm ‘chuẩn’ cho siêu thị, VCCI lên tiếng phản đối
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Truyền hình trực tiếp World cup 2018 trận Tunisia và Anh hãy chọn kênh có bản quyền
- ·Thiếu tướng Tô Ân Xô tiếp quản chức Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang
- ·Dự báo thời tiết đêm 15 ngày 16/6/2018: Mưa dông trên diện rộng
- ·Tắm ở bể bơi, nam sinh 14 tuổi chết đuối
- ·Thủ tướng chỉ thị tăng cường chống buôn lậu hàng dược phẩm, mỹ phẩm
- ·Cá mái chèo dài 4m trôi dạt vào bờ biển Philippines
- ·Cách tra cứu điểm thi vào lớp 10 nhanh và chính xác nhất
- ·Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
- ·Mất 93% sức khỏe, nữ đại gia Hứa Thị Phấn liệu có mặt ở phiên tòa sắp tới