【ty le ke】Sắp công khai bộ, ngành, địa phương chậm giải ngân vốn vay nước ngoài
Trong đó,ắpcôngkhaibộngànhđịaphươngchậmgiảingânvốnvaynướcngoàty le ke sẽ công khai danh sách 3 bộ, ngành và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm nhất trong kỳ. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trương Hùng Long – Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN)Bộ Tài chính xung quanh nội dung này.
* PV: Được biết, Bộ Tài chính vừa có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương về việc công khai số liệu giải ngân vốn vay nước nước ngoài. Ông có thể cho biết mục tiêu của việc công khai là gì?
- Ông Trương Hùng Long:Ngay sau khi kết thúc hội nghị giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã khẩn trương rà soát số liệu giải ngân vốn nước ngoài của Chính phủ, đồng thời có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị xác nhận số liệu giải ngân nguồn vốn này tính đến ngày 15/9/2019.
Qua đó, từ ngày 16/10/2019 đến hết năm 2019, Bộ Tài chính sẽ thực hiện công bố số liệu giải ngân các nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ trên website của Bộ Tài chính, với tần suất 15 ngày/lần; trong đó sẽ công khai danh sách 3 bộ, ngành và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân chậm nhất trong kỳ.
Ông Trương Hùng Long |
Việc công khai số liệu giải ngân các nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ cập nhật, chính xác góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn này (gồm vốn đầu tư và chi hành chính sự nghiệp của ngân sách trung ương, bao gồm cả bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, vốn cho vay lại đối với chính quyền địa phương).
* PV: Bộ Tài chính cũng sẽ thực hiện báo cáo nhanh về giải ngân vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vậy dựa vào cơ sở nào để Bộ Tài chính thực hiện, thưa ông?
- Ông Trương Hùng Long:Bên cạnh việc công khai như trên, cũng từ ngày 15/10/2019, Bộ Tài chính sẽ thực hiện chế độ báo cáo nhanh 15 ngày về giải ngân vốn vay nước ngoài của Chính phủ, chi tiết đến từng bộ, ngành chủ quản và từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trong công văn gửi các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã nêu rõ, số liệu giải ngân này được tổng hợp từ các đề nghị giải ngân của các chương trình, dự án đã được Bộ Tài chính chấp thuận gửi nhà tài trợ (riêng đối với phương thức giải ngân qua tài khoản đặc biệt, chỉ tính các đơn rút vốn hoàn vốn chi tiêu từ tài khoản đặc biệt).
Cơ sở để lập các báo cáo nhanh này là số liệu giải ngân “nền” tại thời điểm ngày 15/9/2019 nêu trên, cộng số phát sinh giải ngân “thực” (số Bộ Tài chính đã chấp thuận ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ trong kỳ, riêng đối với phương thức giải ngân qua tài khoản đặc biệt chỉ tính các đơn rút vốn hoàn vốn đã chi tiêu từ tài khoản đặc biệt). 3 bộ, ngành chủ quản và 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có số giải ngân thấp nhất phải có giải trình lý do và đề xuất biện pháp thúc đẩy giải ngân.
* PV: Ông có thể cho biết thêm về cách thức tiến hành báo cáo này?
- Ông Trương Hùng Long:Trước hết, chúng tôi thực hiện thống nhất căn cứ tính số giải ngân. Thực tế hiện nay, có một số “mốc” thời điểm để tính là giải ngân không đồng nhất giữa Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương và các chủ chương trình, dự án, dẫn đến sự sai khác thậm chí khá lớn về số liệu giải ngân. Cụ thể, tính từ ngày các chủ chương trình, dự án ký đề nghị giải ngân gửi Bộ Tài chính (thường được các bộ, ngành, địa phương sử dụng); tính từ ngày Kho bạc Nhà nước (KBNN) thực hiện kiểm soát chi (thường được KBNN sử dụng); tính từ ngày Cục QLN&TCĐN ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ; tính từ ngày nhà tài trợ giải ngân và ghi nợ cho Bộ Tài chính (hiện đang được Cục QLN&TCĐN sử dụng); tính từ ngày ghi thu/ghi chi (KBNN sử dụng).
Riêng đối với phương thức giải ngân qua tài khoản đặc biệt, mặc dù đã được nhà tài trợ giải ngân, ghi nợ cho Bộ Tài chính và chuyển tiền về tài khoản đặc biệt, nhưng nếu các chủ chương trình, dự án chưa rút tiền từ tài khoản đặc biệt thì trên thực tế các chương trình, dự án vẫn chưa có vốn để thực hiện. Ngược lại, nếu các chủ chương trình, dự án đã rút tiền ra từ tài khoản đặc biệt nhưng chưa làm thủ tục chứng minh chi tiêu và hoàn vốn về tài khoản đặc biệt thì Cục QLN&TCĐN cũng không có cơ sở để tính số giải ngân, trong khi Bộ Tài chính đã phải nhận nợ với nước ngoài từ thời điểm nhà tài trợ giải ngân về tài khoản đặc biệt. Do đó, đối với phương thức giải ngân này, chỉ nên tính từ ngày giải ngân ra từ tài khoản đặc biệt cho các chương trình, dự án.
Về lý thuyết, mốc tính từ ngày nhà tài trợ giải ngân sẽ đảm bảo vốn thực giải ngân đến chương trình, dự án vì khi đó đã có khối lượng hoàn thành, thủ tục trong nước đã cơ bản hoàn tất, nhiệm vụ giải ngân của các cơ quan trong nước cũng có thể coi là hoàn thành. Tuy nhiên, do các nhà tài trợ cần thời gian hoàn tất các thủ tục nội bộ để tiến hành giải ngân rất khác nhau và có độ trễ khá lớn nên không thích hợp để sử dụng trong thời điểm số liệu giải ngân đang rất thấp hiện nay.
Vì vậy, Cục QLN&TCĐN kiến nghị và nhận được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Tài chính cho phép sử dụng mốc tính từ ngày Cục QLN&TCĐN ký đơn rút vốn gửi nhà tài trợ (riêng phương thức giải ngân qua tài khoản đặc biệt, chỉ tính từ ngày Cục QLN&TCĐN ký đơn báo cáo quyết toán các khoản chi tiêu từ tài khoản đặc biệt) để tính toán, xác định và công bố số liệu giải ngân.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Khánh Huyền (thực hiện)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bảo vệ môi trường là bảo vệ nguồn sống
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Dồi dào lượng gạo dành cho xuất khẩu
- ·Khẩu trang, gel rửa tay khô vẫn đắt hàng
- ·Dầu tưới nguội nguyên liệu không thể thiếu trong gia công cơ khí
- ·Tìm hiểu giá máy làm kem tươi để chọn sản phẩm tối ưu
- ·Xây dựng nhiều vùng nông sản chuyên canh
- ·Chọn thời điểm lấy nước phù hợp để cung cấp cho người dân
- ·Chung sức thực hiện chiến dịch
- ·Tăng trưởng thần tốc, sầu riêng Việt Nam bị EU đưa vào diện giám sát
- ·Kỳ vọng đường ô tô về trung tâm xã
- ·Đức Hòa Thượng quan tâm phát triển sản phẩm OCOP
- ·Mãng cầu xiêm đầu vụ giá cao
- ·Huyện Phụng Hiệp: Phát triển mạnh mô hình trồng ổi
- ·Tiềm năng công nghiệp chế biến
- ·Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để kịp
- ·Huyện Phụng Hiệp: Vận động được 48 hộ nuôi heo chuyển đổi sang vật nuôi khác
- ·Siêu thị, chợ tăng cường các biện pháp an toàn
- ·Giá chuối xiêm giảm 1.000 đồng/kg
- ·Giá vàng thế giới giảm mạnh
- ·Huyện Phụng Hiệp: Phấn đấu xây dựng 1.500m2 kè sinh thái