【ltdbd hom nay va ngay mai】Hà Nội: 45.000 học sinh "lọt" THPT công lập, trường nghề gánh sao?
Hà Nội: 45.000 học sinh "lọt" THPT công lập,lọtltdbd hom nay va ngay mai trường nghề gánh sao?
Hoàng Hồng(Dân trí) - Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh theo học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hiện có 45.000 học sinh dạng này nhưng chỉ có 800 phòng học, mỗi lớp phải gánh gần 60 em?
Theo số liệu từ báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 đối với giáo dục trung học và thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 21/7, Hà Nội có 45.419 học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, dẫn đầu cả nước và gấp 1,5 lần tỉnh thành đứng thứ hai là TPHCM.
Số học sinh lớp 10 theo học chương trình này là 19.090. Trong đó có 15.464 học sinh học kết hợp chương trình trung cấp nghề, chiếm tỷ lệ 81%.
Đây là con số tổng hợp từ 29 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) của Hà Nội.
Số lượng học sinh đông đảo nhưng cơ sở vật chất của các Trung tâm GDNN-GDTX của Hà Nội còn hạn chế. Theo thống kê, toàn Hà Nội chỉ có 800 phòng học. Tính trung bình mỗi lớp học sẽ phải tiếp nhận 56,7 học sinh. Trong khi đó, các trường THPT công lập không quá 45 học sinh/lớp.
Đội ngũ nhân lực giảng dạy tại các Trung tâm GDNN-GDTX cũng ít ỏi với 1699 giáo viên dạy văn hóa cho cả hai cấp THCS và THPT. Trong đó, giáo viên biên chế là 413, giáo viên thỉnh giảng là 1286.
Cụ thể, có 83/320 giáo viên biên chế môn ngữ văn, 74/318 giáo viên biên chế môn toán, 20/96 giáo viên biên chế môn ngoại ngữ (tiếng Anh).
Theo yêu cầu của Chương trình Giáo dục thường xuyên bậc THPT do Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/7/2022, hai môn ngữ văn và toán phải đảm bảo ít nhất 2 giáo viên cơ hữu, các môn còn lại ít nhất 1 giáo viên cơ hữu. Xét theo tiêu chí này, giáo viên môn tiếng Anh hiện chỉ đạt mức 0,68 giáo viên/cơ sở. Dù thời lượng môn tiếng Anh là 105 tiết/năm học, bằng với thời lượng của hai môn ngữ văn và toán.
Từ năm học 2022-2023, theo quy định của Bộ GD&ĐT, các cơ sở GDNN không được tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, sức ép lên cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực của các Trung tâm GDNN-GDTX càng lớn hơn. Chưa tính đến các yếu tố gây khó khăn cho việc học tập của học sinh như phải di chuyển giữa hai cơ sở đào tạo để vừa học văn hóa, vừa học nghề.
Về kết quả năm học 2022-2023 đối với khối lớp 10 chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT tại Hà Nội, thống kê có 3,29% học sinh xếp loại tốt, 42,22% khá, 47,41% đạt và 7,08% chưa đạt. Khối lớp 12 có 22,7% xếp loại giỏi, 58,18% khá, 19,09% trung bình, 0,53% yếu và 0,12% kém, tỷ lệ dự thi tốt nghiệp THPT là 95,19%.
Con số này thấp hơn TPHCM (95,94%) và kém nhiều tỉnh, thành đạt 100% khác như Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Lâm Đồng…
Cũng trong năm học 2022-2023, toàn Hà Nội có 1707 học sinh học chương trình Giáo dục thường xuyên bậc THPT bỏ học.
Hằng năm, Hà Nội dành trung bình 10.000 chỉ tiêu lớp 10 chương trình Giáo dục thường xuyên bậc THPT. Năm 2023-2024, Sở GD&ĐT Hà Nội điều chỉnh chỉ tiêu, tăng lên 10.665 học sinh, chiếm 8,25% tổng số học sinh lớp 9.
Sở GD&ĐT Hà Nội dự tính, năm học 2024-2025 có khoảng 134.942 học sinh (tăng 5.732 học sinh), năm học 2025-2026 có khoảng 129.890 học sinh (tăng 680 học sinh), năm học 2026-2027 có khoảng 151.710 học sinh (tăng 22.500 học sinh), năm học 2027-2028 là 188.429 học sinh (tăng 59.219 học sinh).
4 năm tới, với mục tiêu phân luồng phấn đấu đến năm 2025 ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, Hà Nội vẫn cần cung cấp chỗ học cho tối thiểu 60% học sinh của con số 188.429 (năm học 2027-2028), tương đương với 113.057 chỉ tiêu lớp 10.
Đáng chú ý, nếu các cơ sở GDNN vẫn tiếp tục không được đào tạo Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, một lượng lớn của 40% nói trên, tương đương với khoảng 75.000 học sinh sẽ phải đổ về các Trung tâm GDNN-GDTX để hoàn thành chương trình văn hóa bậc THPT.
Với sức tải hiện có và quy hoạch của 4 năm tới, 29 Trung tâm GDNN-GDTX của Hà Nội khó đảm đương nhiệm vụ này. Đồng nghĩa với việc, nhiều học sinh ở lứa tuổi 15 nếu chọn học nghề sẽ rất khó khăn để tìm một suất học nhằm có tấm bằng văn hóa THPT đúng thời hạn để liên thông lên bậc cao đẳng, đại học theo nhu cầu.
Trong báo cáo gửi Bộ GD&ĐT ngày 14/7, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù trong tuyển sinh tại địa phương. Theo đó, Sở đề xuất cơ chế đầu tư, phát triển Trung tâm GDNN-GDTX thành trung tâm đào tạo học tập suốt đời, chất lượng cao; cho phép thí điểm liên kết đào tạo với trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người dân Thủ đô; định hướng phát triển giáo dục thường xuyên và giáo dục hướng nghiệp giống hệ thống giáo dục của một số nước, có thể liên thông lên đại học.
Nếu đề xuất này được thông qua, các Trung tâm GDNN-GDTX sẽ được mở rộng và có khả năng tiếp nhận, đào tạo một lượng học sinh lớn hơn, đáp ứng nhu cầu học tập văn hóa song song với học nghề của người dân trong bối cảnh số học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 tăng hàng chục ngàn mỗi năm học.
Báo cáo của Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2022-2023, số người học chương trình GDTX cấp THPT là 384.866 học viên (tăng hơn 40.000 học viên so với năm học 2021-2022); trong đó số người học Chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với trung cấp nghề là 296.930 học viên, chiếm tỷ lệ 77,15%.
Căn cứ vào số lượng học sinh lớp 9 năm học 2021-2022 (1.414.703 HS) so với số học sinh lớp 10 năm học 2022-2023 (1.050.032 HS), tỷ lệ học sinh vào học THPT trên toàn quốc chiếm khoảng 74%, còn lại khoảng 26% học sinh phân luồng.
Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp ở mức thấp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ cao đẳng cũng không cao, không đảm bảo mục tiêu đề ra theo Đề án của Chính phủ.
Báo cáo đưa ra 4 nguyên nhân chủ yếu sau: Tâm lý của học sinh và cha mẹ học sinh luôn mong muốn con em mình học tiếp lên đại học hoặc ở nhà lao động kiếm sống ngay; đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm vừa thiếu về số lượng vừa hạn chế về năng lực thực hiện; chương trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng; nhiều địa phương chưa có đủ hệ thống các cơ sở GDNN để thu hút học sinh. Một số địa phương gặp khó khăn trong việc phân luồng học sinh, đặc biệt khi thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quản thực phẩm chức năng gặp khó vì doanh nghiệp không sợ thanh tra chuyên ngành
- ·Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội sẽ rét và có mưa
- ·Tiết lộ danh tính 2 em nhỏ được chụp ảnh với lãnh đạo Hàn
- ·Quảng Ninh: Trẻ 20 tháng tuổi bị chấn thương sọ não khi gửi ở trường mầm non
- ·Đường dây đánh bạc 'khủng': Thu lợi 2,7 nghìn tỷ; tạm giữ 381 tỷ, 20 căn hộ và 13 xe ô tô
- ·4 nguyên nhân khiến vuốt nhẹ tóc cũng rụng cả nắm
- ·Tin tức mới nhất vụ sập giàn giáo khiến 11 người nhập viện ở Huế
- ·Điểm danh những dự án nghìn tỷ tại Vân Đồn trước thềm đặc khu
- ·Tra cứu điểm thi THPT quốc gia tỉnh Hòa Bình năm 2018 nhanh và chính xác nhất
- ·Máy bay săn ngầm của Nga khiến mọi mục tiêu khó thoát
- ·Tuyên bố Chủ tịch ASEAN về ứng phó chung của ASEAN trước dịch bệnh COVID
- ·Cô gái gây tranh cãi vì thân hình 'cò hương' 25 kg
- ·Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới vì số người chết vì bệnh lao
- ·Hà Nội sẽ không nương tay với các chủ đầu tư 'chây ì' công tác PCCC
- ·Quảng Ninh: Một chiến sĩ Công an bị lũ quét cuốn trôi
- ·‘Mẹo’ làm bài đạt kết quả cao cho các môn xét tuyển khối C
- ·Tiết lộ lý do 1 con thiên nga ở hồ Thiền Quang bỗng dưng biến mất
- ·Lý do nghệ thuật vá đồ gốm sứ bị vỡ bằng vàng của Nhật khiến cả thế giới trầm trồ
- ·Doanh nhân trẻ 9X
- ·Đại án Hứa Thị Phấn: Số phận 600 tỷ đồng sẽ đi về đâu?