【ngoại hạng đức】TP.HCM quy định 5 khoản tiền không được thu đầu năm học mới
Trước thềm năm học mới 2024 - 2025,địnhkhoảntiềnkhôngđượcthuđầunămhọcmớngoại hạng đức TP.HCM quy định chi tiết các khoản được thu và không được thu nhằm hạn chế tình trạng lạm thu.
Theo công văn của Sở GD&ĐT TP.HCM, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định của Bộ GD&ĐT.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ được thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đáng chú ý, TP.HCM quy định rõ cụ 5 khoản Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu, bao gồm:
- Bảo vệ cơ sở vật chất nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh
- Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường
- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường
- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục
- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường
Năm học 2024-2025, TP.HCM cũng có những điều chỉnh về chính sách thu chi tại các cơ sở giáo dục công lập. Đây là năm thứ hai TP.HCM quy định về mức trần đối với các khoản thu dịch vụ nhằm giúp phụ huynh biết các khoản thu, nhằm giám sát, tránh lạm thu. Sẽ có 9 khoản thu dịch vụ trường công lập được phép thu trong năm học mới:
Một, dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú.
Nhóm 1 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | Nhóm 2 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | |
Mầm non | Tối đa 550 | Tối đa 500 |
Tiểu học | Tối đa 350 | Tối đa 320 |
THCS | Tối đa 300 | Tối đa 280 |
THPT | Tối đa 250 | Tối đa 230 |
Hai, dịch vụ phụ vụ ăn sáng.
Nhóm 1 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | Nhóm 2 (đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng) | |
Mầm non | Tối đa 220 | Tối đa 200 |
Tiểu học | Tối đa 60 | Tối đa 50 |
Ba, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn. Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/giờ. Bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 11.000 đồng/học sinh/giờ.
Bốn, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn. Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 128.000 đồng/học sinh/ngày. Bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 120.000 đồng/học sinh/ngày.
Năm, dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng. Khối nhà trẻ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 260.000 đồng/học sinh/tháng. Khối mẫu giáo có mức thu tối đa 160.000 đồng/học sinh/tháng đối với cả 2 nhóm học sinh.
Sáu, dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu bao gồm khám nha học đường.
Học sinh nhóm 1 | Học sinh nhóm 2 | |
Bậc mầm non | Tối đa 70.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 65.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc Tiểu học | Tối đa 60.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 55.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc THCS | Tối đa 50.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 45.000 đồng/học sinh/năm |
Bậc THPT | Tối đa 50.000 đồng/học sinh/năm | Tối đa 45.000 đồng/học sinh/năm |
Bảy, dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh bao gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có). Theo đó, với lớp đã trang bị máy lạnh, học sinh thuộc nhóm 1: có mức thu như sau: bậc mầm non, tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học: 45.000 đồng/học sinh/tháng; THCS và THPT: 35.000 đồng/học sinh/tháng. Mức này cũng chính là mức thu tối đa cho học sinh thuộc nhóm 2.
Tám, dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Mức thu tối đa này được quy định như nhau ở tất cả các bậc học và nhóm 1, nhóm 2 với mức 110.000 đồng/học sinh/tháng.
Chín, dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô. Với tuyến đường dưới 5km, được quy định đồng đều ở tất cả các bậc học với mức tối đa là 10.000 đồng/học sinh/km. Với tuyến đường từ 5km trở lên, mỗi học sinh đóng tối đa 8.000 đồng/học sinh/km.
Theo quy định, nhóm 1 là học sinh, học viên tại Thủ Đức và các quận của TP.HCM. Nhóm 2 thuộc các huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.
Ngoài 9 khoản thu nêu trên, so với quy định của năm học 2023-2024, các khoản khác như Tiền ăn bán trú; Tổ chức dạy tăng cường ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, câu lạc bộ, stem, bơi lội; Tiền dạy học theo đề án; Tiền thực hiện Chương trình kích cầu đầu tư; Tiền mua sắm thiết bị, vật dụng phục vụ học sinh bán trú, đồng phục, học liệu; Trông giữ xe... được các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình thực tế, thỏa thuận với phụ huynh để xây dựng mức thu.
Hiểu Lam(责任编辑:World Cup)
- ·Bộ Y tế hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS
- ·Danh sách tuyển Việt Nam gây sốc: HLV Kim Sang
- ·Công Vinh nói chưa nhận lời mời, SLNA trách 'lật kèo'
- ·Cúp Chiến thắng 2024: Bóng đá chỉ góp 2 đại diện
- ·Công nghệ in 3D: Bước đột phá trong ngành công nghiệp hàng không
- ·2 cầu thủ Hạng Nhất đánh nhau đối mặt án phạt nặng
- ·Bóng đá Indonesia náo loạn sau trận thua Nhật Bản
- ·Bóng đá Indonesia náo loạn sau trận thua Nhật Bản
- ·Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
- ·Danh sách tuyển Việt Nam gây sốc: HLV Kim Sang
- ·Hà Nội đã lập 14 khu cách ly tập trung để đón công dân trở về từ các vùng dịch Covid
- ·Video cầu thủ Xuân Nam bị đấm chảy máu mũi: Bằng chứng hé lộ thủ phạm bất ngờ
- ·Cầu thủ đánh nhau ở giải Hạng Nhất: VFF phạt nặng
- ·Indonesia gây địa chấn: Thắng Ả Rập Xê Út, phá kỷ lục của tuyển Việt Nam
- ·Hà Nội: Đảm bảo tuyệt đối an toàn các hoạt động lễ hội, tập trung đông người trong dịp Tết
- ·Cầu thủ đánh nhau ở giải Hạng Nhất: VFF phạt nặng
- ·Trung Quốc thắng trận, Indonesia rộng cửa tranh vé dự World Cup
- ·BIM Group IRONMAN 70.3 trở lại cuối tuần này tại Phu Quoc Marina
- ·Hai đại học Việt Nam lọt top 1.000 đại học hàng đầu thế giới
- ·Cao thủ MMA Lý Văn Huỳnh gặp võ sĩ Nam Phi ở LION Championship 19