【tỷ lệ kèo lịch thi đấu】Bốn thông điệp sâu sắc của Thủ tướng tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4 tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt trao đổi với báo chí về kết quả chuyến công tác này.
Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt cho biết,ốnthôngđiệpsâusắccủaThủtướngtạiHộinghịcấpcaoỦyhộisôtỷ lệ kèo lịch thi đấu hội nghị diễn ra trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đang đối mặt với những thách thức to lớn do tác động kép của biến đổi khí hậu và việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế của người dân trên toàn lưu vực, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, việc Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thể hiện sự quan tâm, và quyết tâm phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trong việc ứng phó thách thức; tăng cường đoàn kết với các nước trong Ủy hội để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong; bảo đảm lợi ích của những quốc gia trong lưu vực, trong đó có Việt Nam.
4 thông điệp rất quan trọng, sâu sắc và toàn diện
Thứ trưởng có thể khái quát lại những thông điệp đáng chú ý mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ 4?
Tại hội nghị, Thủ tướng đã có những thông điệp rất quan trọng, sâu sắc và toàn diện.
Thứ nhất, Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định Mekong năm 1995, kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ Hiệp định này, cũng như các bộ quy tắc đã được xây dựng liên quan việc sử dụng nguồn nước sông Mekong.
Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh về cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, toàn lưu vực; lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể trong khai thác, sử dụng nguồn nước ở sông Mekong, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tăng cường khả năng thích ứng của người dân trước những biến động của dòng sông hiện nay, cũng như những hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán, tình trạng tội phạm xuyên quốc gia đang diễn biến rất phức tạp trong lưu vực.
Thứ ba, Thủ tướng đã đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể, trong đó có tăng cường chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu chung, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển giao thông đường thuỷ bền vững, phối hợp xử lý tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kết nối lưới điện, phát triển năng lượng trong khu vực.
Thứ tư, Thủ tướng kêu gọi các nước đối tác phát triển hợp tác, chia sẻ dữ liệu, tăng cường hỗ trợ về tri thức, kinh nghiệm, tài chính và nguồn lực để Ủy hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tốt nhất sự phát triển bền vững của dòng sông và lưu vực sông Mekong.
Khẳng định cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995
Một trong những nội dung đáng chú ý trong phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính là nói về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long. Thứ trưởng có thể phân tích rõ hơn về điều này?
Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông Mekong là nền tảng và lý do tồn tại của Ủy hội sông Mekong quốc tế. Chính vì vậy, các nước ở hạ nguồn lưu vực Mekong, gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, đã cùng nhau xây dựng Hiệp định Mekong năm 1995.
Hiệp định đặt ra những nguyên tắc nền tảng, một mặt tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước, mặt khác phải sử dụng nguồn nước một cách hợp lý, công bằng, tôn trọng lợi ích của các nước ở hạ nguồn.
Hiện nay, các nước đang có nhiều hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, khiến việc khai thác, sử dụng nguồn nước cũng chịu tác động nặng nề, một số nơi quá mức.
Chúng ta cũng đã chứng kiến sự phát triển của các đập thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong, tác động trực tiếp tới nguồn nước, sự di chuyển của phù sa, nguồn thuỷ hải sản trong khu vực…
Một ví dụ là theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2040 lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm hơn 9 lần so với hiện nay, và gần 30 lần so với cách đây 15 năm.
Mặt khác, mối nguy hại này còn bị cộng hưởng bởi tác động rất tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây ra nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan, lũ lụt, hạn hán, tình trạng nước biển dâng khiến xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến đồng bằng sông Cửu Long và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong khu vực.
Là đại biểu trực tiếp tham dự hội nghị, ông thấy những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đóng góp của đoàn Việt Nam được các bên đón nhận như thế nào?
Trong phát biểu của lãnh đạo cấp cao các nước, có nhiều ý kiến chia sẻ với những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Các nước đều khẳng định cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, coi trọng vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế.
Tất nhiên, các nước đều có những ưu tiên, quan tâm riêng, nhưng thông qua phát biểu và văn kiện được thông qua, có thể thấy được điểm tương đồng rất lớn của những thành viên Ủy hội. Đó chính là nhu cầu tăng cường hợp tác, xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển chung để bảo đảm sự phát triển bền vững của lưu vực.
Thủ tướng: Dòng Mekong quanh co nhưng thái độ với sông sẽ luôn rõ ràng
“Sông Mekong quanh co, uốn khúc nhưng thái độ của chúng ta đối với dòng sông sẽ luôn rõ ràng, minh bạch, tất cả vì môi trường sinh thái của dòng sông, vì trách nhiệm với cả các thế hệ tương lai”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.(责任编辑:World Cup)
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Hối hả đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Xem xét thông qua Luật sửa đổi Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp vào Kỳ họp thứ 9
- ·Nguyên liệu tôm vẫn là câu chuyện lớn
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Hàng nghìn tài khoản dịch vụ công ở Canada bị tin tặc tấn công
- ·TP. Hồ Chí Minh mở cụm gian hàng tại sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế"
- ·Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Người phụ nữ bán vé số bị khách chuốc thuốc mê, mất sạch tiền
- ·Nghi án mẹ sát hại con 2 tháng tuổi do trầm cảm sau sinh
- ·Tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất: Tác động lớn, hiệu quả kép
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khi nhìn về hướng Đông, hãy chọn Việt Nam
- ·Sức ép với tiền tệ trong nước khi lạm phát thế giới tăng và Fed tăng lãi suất
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Thử nghiệm thành công mạng 5G phục vụ thương mại
- ·Doanh nghiệp lo lợi ích nhóm, quay lại cơ chế xin
- ·Apple, Google hợp tác theo dõi dịch Covid
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam: Tài liệu tham khảo rất có giá trị