【kết quả bóng đá nữ nhật bản】Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế: Tiềm lực Tài chính quốc gia ngày càng lớn mạnh
Ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông vẫn minh mẫn,ênBộtrưởngBộTàichínhHồTếTiềmlựcTàichínhquốcgiangàycànglớnmạkết quả bóng đá nữ nhật bản bặt thiệp và vẫn trăn trở, tâm huyết với Tài chính nước nhà. Ông cho rằng, Bộ Tài chính vẫn luôn giữ được “nét son” như cố Bộ trưởng Phạm Văn Đồng nói. Tiếp bước truyền thống qua các thời kỳ, đến nay, chúng ta đã xây dựng một nền tài chính quốc gia ngày càng vững mạnh.
TBTCVN trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Thời kỳ đổi mới, ngành Tài chính đã có bước trưởng thành vượt bậc
TBTCVN: Ông giữ trọng trách là Bộ trưởng Bộ Tài chính thời điểm từ năm 1992 - 1996 là giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới và mở cửa hệ thống tài chính. Ông có thể cho biết những dấu ấn quan trọng trong điều hành ở thời điểm này?
Nguyên Bộ trưởng Hồ Tế:Tôi may mắn có thời gian dài công tác tại Bộ Tài chính. Tôi cho rằng, Bộ Tài chính luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước. Ngày 28/8/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời ra đời, cũng là ngày ngành Tài chính ra đời. Chính vì thế, ngày 28/8 hàng năm là Ngày truyền thống ngành Tài chính.
Tôi thấy mình may mắn khi được giao nhiệm vụ công tác trong ngành Tài chính vào thời điểm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, dù nhiều khó khăn, thử thách, nhưng đã có những bước trưởng thành vượt bậc.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế (thứ ba từ bên trái sang) cùng các thành viên trong đoàn công tác tham gia xử lý nợ tại CLB Paris. Ảnh: TL. |
Trong suốt thời điểm từ năm 1983 - 1996, ngành Tài chính trải qua nhiều thăng trầm. Có những thời điểm, chi ngân sách nhà nước (NSNN) tăng cao, trong khi nguồn thu lại khan hiếm, gây mất cân đối tài khóa, nhưng sau đó, cân đối ngân sách đã được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng cường nguồn thu trong nước để đủ cho chi thường xuyên, tình trạng đi vay, hoặc dựa vào phát hành trái phiếu cho chi thường xuyên đã chấm dứt… Trong bối cảnh đó, toàn ngành Tài chính đã nỗ lực vươn lên, vừa hoàn thiện chính sách, vừa kiện toàn bộ máy, tăng cường hội nhập quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể nói, giai đoạn từ 1992 - 1996, hoạt động tài chính đã thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn đầu thực hiện chiến lược ổn định, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như: thuế, tài chính ngân sách, tài chính doanh nghiệp, tài chính đối ngoại và tổ chức bộ máy.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, Việt Nam đã xử lý thành công các khoản nợ cũ, mở con đường phá vỡ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với các nước, là điều kiện tăng nhanh quan hệ ngoại thương và bổ sung nguồn vốn đáng kể cho đầu tư phát triển, mở rộng các hình thức bảo hiểm; thực hành chính sách tiết kiệm nghiêm ngặt trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng; tăng cường công tác thanh tra kiểm tra tài chính đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc chấp hành đúng pháp luật của nhà nước.
Cải cách thuế bước 1 đã bao quát phần lớn các nguồn thu "Đáng chú ý, giai đoạn này đã triển khai có kết quả cải cách thuế bước 1 và hệ thống cơ cấu tổ chức ngành Tài chính được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới, tạo điều kiện cho ngành tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động trong, ngoài nước và hội nhập quốc tế. Cụ thể, ngành Tài chính đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống thuế hoàn chỉnh với nhiều sắc thuế khác nhau, đã bao quát phần lớn các nguồn thu và diện thu" - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế nói. |
Tổ chức bộ máy thu thuế được thiết lập lại theo một hệ thống thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Số thu từ thuế và phí vào NSNN tăng nhanh qua các năm, cùng với việc mở rộng diện thu và tăng cường công tác chống thất thu.
Giai đoạn này, quan điểm về tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đã được đổi mới cả trong tư duy và cách làm, cách thức huy động vốn cho đầu tư phát triển, cách thức cấp phát theo dự án, khoán chi, kiểm soát chi, biện pháp bù đắp bội chi NSNN. Ngay từ đầu năm 1992, chúng ta chấm dứt phát hành tiền để bù đắp bội chi NSNN, chấm dứt vay nợ cho chi thường xuyên.
Điều quan trọng là chức năng tài chính trong kinh tế thị trường đã được nhận thức rõ hơn, mới hơn, không chỉ đơn thuần phân phối và giám sát các nguồn lực, mà còn tổ chức lưu chuyển thông thoáng, có chủ định các nguồn lực trong toàn bộ nền tài chính quốc gia, gồm cả tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư, trong một nền kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu cùng vận hành, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Ngành Tài chính đã chủ động trong lộ trình hội nhập, tham gia tích cực trong các quan hệ kinh tế tài chính song phương và đa phương. Năm 1995, Việt Nam chính thức tham gia vào ASEAN, thể hiện rõ chính sách đối ngoại rộng mở. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu sắc hơn vào kinh tế thế giới và toàn cầu. Bằng chính sách tài chính linh hoạt, thích hợp, tháo gỡ từng vướng mắc, chúng ta đã mở cửa thu hút khối lượng lớn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức bộ máy ngành Tài chính đã không ngừng được đổi mới, năng lực cán bộ ngành Tài chính được hoàn thiện, nâng cao. Đội ngũ cán bộ tài chính ngày càng được tăng cường cả về số lượng, chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn và năng lực quản lý cho cán bộ, công chức được quan tâm đúng mức. Hàng trăm đơn vị, hàng nghìn cá nhân trong Ngành đã được nhận các phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội.
Tiếp quản Bộ Tài chính từ chính quyền Sài Gòn cũ
TBTCVN: Hơn 30 năm gắn bó với ngành Tài chính, có những câu chuyện gắn với tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử của ngành, như chuyện ông tham gia đoàn tiếp quản Bộ Tài chính từ chính quyền Sài Gòn cũ; hay như sự kiện ông dẫn đầu đoàn đàm phán nợ của Việt Nam tại Câu lạc bộ Paris vào năm 1993..., vậy đâu là kỷ niệm đáng nhớ nhất của ông?
Nguyên Bộ trưởng Hồ Tế: Có lẽ do cơ duyên công tác trong ngành Tài chính, tôi đảm nhận những việc mà chưa từng có tiền lệ, từ việc tham gia Đoàn tiếp quản Bộ Tài chính từ chính quyền Sài Gòn năm 1975, đến làm Trưởng đoàn đàm phán xóa nợ với Câu lạc bộ Paris; sau này tham gia khởi thảo nhiều chính sách tài chính mới mở cửa hội nhập với quốc tế. Nhưng có lẽ câu chuyện để lại nhiều kỷ niệm trong tôi đó chính là tham gia Đoàn tiếp quản Bộ Tài chính từ chính quyền Sài Gòn ngay thời điểm chiến thắng.
Năm ấy, cùng với các đoàn quân tiến vào Sài Gòn trong ngày đại thắng mùa xuân tháng 4/1975, đoàn cán bộ tài chính bao gồm lực lượng cán bộ tài chính tại chỗ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam và lực lượng cán bộ tài chính của Bộ Tài chính từ trung ương vào đã có mặt ngay từ ngày 1/5/1975 để tiếp quản hệ thống tài chính của chế độ chính quyền Sài Gòn, đồng thời tiến hành triển khai ngay các công việc thuộc lĩnh vực quản lý tài chính ổn định tình hình vùng mới giải phóng.
Ở tuổi xưa nay hiếm nhưng nguyên Bộ trưởng Hồ Tế vẫn rất trăn trở, tâm huyết với Tài chính nước nhà. Ảnh: T.T. |
Ngày 30/4 mới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng ở Hà Nội, chúng tôi đã đi từ ngày 29/4. Để chuẩn bị cho việc tiếp quản, chúng tôi đã tập luyện hơn 1 tháng trước đó. Lúc đầu, tôi được lựa chọn đi tiếp quản ở Huế, nhưng sau đó tôi lại được điều vào Sài Gòn. Chúng tôi mặc áo quần giải phóng, đeo ba lô mang gạch để luyện tập, dự kiến sẽ “lội” Trường Sơn mà vào. Nhưng sau đó kế hoạch thay đổi, chúng tôi đi bằng máy bay dân sự. Đây là lần đầu tiên được đi máy bay nên không khỏi choáng ngợp.
Chiếc máy bay xuất phát từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) sáng 29/4/1975 hạ cánh xuống Đà Nẵng. Cả đoàn nghỉ đêm tại một nhà hàng của một người chủ đã bỏ đi. Sáng dậy đã nghe tin chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam, thống nhất đất nước, ai cũng vui mừng khôn xiết.
Chúng tôi ở tại Đà Nẵng sáng 30/4, sau đó sử dụng máy bay quân sự bay tiếp vào sân bay Phan Rang và dừng chân tại đó để đảm bảo an toàn. Từ đó, trưng dụng xe ô tô của dân để tiếp tục rong ruổi vào Sài Gòn.
Tối 30/4 đoàn nghỉ tại Biên Hòa, Đồng Nai. 10 giờ ngày 1/5 đoàn đã tới Phủ Tổng thống Sài Gòn. Khi đó, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Trưởng ban Quân quản TP. Sài Gòn. Ông phân nhóm chúng tôi đến trụ sở Bộ Tài chính chính quyền Sài Gòn ở đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai - Văn phòng 2 Bộ Tài chính). Ngay trưa ngày 1/5, cả nhóm chúng tôi bắt tay vào việc tiếp quản ngay.
Ngày đó, hơn 20 người tiếp quản công việc của khoảng 200 nhân viên ngành tài chính chính quyền cũ (Bộ Tài chính, Tổng Nha ngân sách và ngoại viện, Tổng Nha thuế vụ, cơ quan tiếp vận trung ương…) quả là công việc khổng lồ. Trong suốt gần 1 tháng như vậy, người ít, việc nhiều nên hàng ngày đoàn phải làm việc 16 - 18 tiếng và ăn nghỉ ngay tại trụ sở làm việc.
Ngẫm lại mới thấy tính chiến lược, dự định đi tắt đón đầu và tầm nhìn xa trông rộng của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là vô cùng tài tình. So với các bộ, ngành, Bộ Tài chính là cơ quan sớm đưa cán bộ vào tiếp quản để thống nhất quản lý về tổ chức. Bộ Tài chính đã tiếp quản cả các nhà máy, xí nghiệp, một số công việc của các bộ, ngành khác. Sau đó, khi các bộ này cử cán bộ vào tiếp quản, chúng tôi mới giao lại để tập trung vào chuyên môn chính của mình.
Những công việc tiếp quản hệ thống tài chính của chế độ ngụy quyền Sài Gòn một cách kịp thời trong đúng thời điểm chuyển giao lịch sử quan trọng của đất nước là một thành công to lớn, một dấu mốc lịch sử không thể nào quên của ngành Tài chính Việt Nam.
Phát triển nguồn nhân lực, khâu đột phá cho sự phát triển ngành Tài chính
TBTCVN: Ông vẫn rất quan tâm và dõi theo sự phát triển của ngành trong suốt hơn 20 năm qua kể từ khi về nghỉ hưu theo chế độ. Thưa ông, đâu là những thách thức mà ngành Tài chính cần quan tâm trong thời gian tới?
Nguyên Bộ trưởng Hồ Tế: Tôi thấy thời gian vừa qua, ngành Tài chính đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong bối cảnh dịch bệnh, khi nguồn thu ngân sách bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng ngành Tài chính đã chủ động, linh hoạt, kịp thời trình các cấp ban hành các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Ngành Tài chính cũng là một trong những đơn vị luôn đi đầu trong công tác cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác quản lý, vừa giúp người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, giảm sự phiền hà trong thi hành các thủ tục, nhất là về thuế, hải quan.
Chính sách tài chính huy động nguồn lực cho phát triển đất nước "Các chính sách tài chính cũng đã tạo ra nhiều công cụ đa dạng hóa việc huy động nguồn lực cho phát triển đất nước. Chúng ta cũng đã mở thêm nhiều kênh huy động vốn mới, trong và ngoài nước thông qua nhiều hình thức khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán...". (Trích lời nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Tế) |
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới, đặc biệt khi nhiệm kỳ này chúng ta phải đối mặt với dịch bệnh chưa từng có trong tiền lệ. Thu NSNN luôn phụ thuộc rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng những biến động bất thường của tình hình địa chính trị thế giới, dịch Covid-19 chưa kiểm soát được hoàn toàn trên toàn cầu, vẫn phải chi hỗ trợ cho chống dịch, chi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp...
Ngoài ra, trong giai đoạn này vẫn cần nguồn lực lớn cho đầu tư công để làm động lực phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với đó, ngành Tài chính vẫn phải kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính; phấn đấu giảm bội chi NSNN khi có điều kiện để tăng dư địa tài khóa, tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Đó thực sự là những thách thức, khó khăn ngành Tài chính phải đối mặt trong thời gian tới.
Do đó, Bộ Tài chính cần bám sát các chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ để tăng cường quản lý, điều hành các chính sách tài chính - NSNN. Bộ Tài chính cần thực hiện cho tốt Chiến lược tài chính đến năm 2030 và chiến lược phát triển của từng lĩnh vực trong giai đoạn này.
Đồng thời, cần thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật về tài chính - NSNN, đảm bảo tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính - NSNN, chi tiêu công, thực hiện nghĩa vụ thuế và đảm bảo an ninh, an toàn của hệ thống tài chính, an toàn thị trường chứng khoán, bảo hiểm.
Một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ giỏi, tinh thông nghiệp vụ, có đạo đức trong sáng, đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phải coi đây là yếu tố then chốt quyết định cho sự phát triển của ngành Tài chính.
TBTCVN:Xin trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Hai cuộc thi Hoa hậu non trẻ đều gặp chuyện
- ·Kỳ Duyên có hành động phũ phàng với Minh Triệu hậu 'chia tay'
- ·Mai Ngô thấy thương Bùi Quỳnh Hoa vì điều này
- ·"Đinh Rú
- ·Hoàng Thùy ra sao sau loạt drama với Dược sĩ Tiến?
- ·Tân Miss Universe Thailand vừa lộ diện, fan Việt réo Kỳ Duyên gấp!
- ·Á hậu Thanh Ngân chia sẻ kỳ vọng về Lydie Vũ tại Miss Supranational
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Người mẫu Việt cưới chồng Tây, mua nhà 21 tỷ, sống sang giàu tại Dubai
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Cô gái nặng 150kg đăng quang hoa hậu khiến fan hạn hán lời
- ·Đỗ Thị Hà tuổi 22: Lên chức CEO, bị nghi hẹn hò thiếu gia
- ·Chị gái Hoa hậu Hương Giang xinh tựa 'minh tinh TVB'
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·Hai hành động bạn trai dành cho Hoa hậu Ý Nhi nhân ngày sinh nhật
- ·Á hậu chống nạng xuất hiện trên thảm đỏ họp báo Miss Universe Vietnam
- ·Động thái lạ của cựu Miss Supranational khi cuộc thi gặp chuyện
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Hoa hậu Huỳnh Thuý Anh hành trình sau 10 năm đăng quang tràn đầy hào q