【tỷ lệ kèo cúp c1 châu âu】Căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài
Vừa qua,ăncứqunsựđầutincủaTrungQuốcởnướtỷ lệ kèo cúp c1 châu âu Trung Quốc đã tổ chức lễ thượng cờ mở cửa căn cứ quân sự tại Djibouti, thuộc khu vực Sừng châu Phi. Đây là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài, được đánh giá là dấu mốc trong tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại quốc gia châu Phi này nhằm cạnh tranh với các cường quốc trong khu vực và trên thế giới, theo tờ Business Insider.
Chỉ làm nhiệm vụ hậu cần
Việc triển khai căn cứ quân sự là quyết định của Chính phủ Trung Quốc và Djibouti sau "quá trình đàm phán thân thiện, tuân theo lợi ích của người dân hai nước".
Căn cứ quân sự tại Djibouti được Trung Quốc bắt đầu xây dựng từ tháng 2-2016. Căn cứ này gồm các trung tâm nạp nhiên liệu và hậu cần, cũng như cơ sở giải trí cho thủy thủ, đồng thời phục vụ các tàu chiến Trung Quốc hoạt động tại vịnh Aden và những khu vực lân cận. Quy mô căn cứ có thể cho phép Trung Quốc triển khai tại đây tới 10.000 người. Theo Tân Hoa xã, ngày 11-7, một con tàu chở binh lính Trung Quốc cùng hàng loạt trang thiết bị đã rời cảng Trạm Giang ở miền Nam Trung Quốc để tới Cộng hòa Djibouti, hướng tới việc triển khai căn cứ quân sự đầu tiên của Bắc Kinh ở nước ngoài.
Binh sĩ Trung Quốc trên tàu chiến tới Djibouti. Ảnh: Reuters
Quân đội Trung Quốc khẳng định, “căn cứ này sẽ bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ như: Hộ tống, gìn giữ hòa bình và viện trợ nhân đạo ở châu Phi và Tây Á… Căn cứ này cũng sẽ có lợi cho các nhiệm vụ ở nước ngoài bao gồm hợp tác quân sự, tập trận chung, di tản, bảo vệ người Trung Quốc ở nước ngoài và cứu hộ khẩn cấp, đồng thời tham gia duy trì an ninh cho các tuyến đường hàng hải chiến lược quốc tế", Tân Hoa xã dẫn lời thông báo của quân đội Trung Quốc.
Theo nhận định của tờ Global Times, với việc mở căn cứ quân sự ở Djibouti, Trung Quốc tạo thêm “dấu ấn” đối với quốc gia châu Phi này. Trước đó, các ngân hàng Trung Quốc đã đầu tư ít nhất cho 14 dự án cơ sở hạ tầng ở Djibouti, trong đó có tuyến đường sắt nối liền Djibouti với Ethiopia trị giá 14,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, rất lo ngại về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Djibouti, coi căn cứ quân sự này là "viên ngọc" đầu tiên trong "chuỗi ngọc" mà Bắc Kinh đang tạo ra bao quanh nước này, với các cơ sở và đồng minh ven bờ Ấn Độ Dương gồm Bangladesh, Myanmar và Sri Lanka. "Căn cứ này làm gia tăng nỗi quan ngại của New Delhi rằng nó là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm bao vây Ấn Độ bằng loạt cơ sở và liên minh quân sự trong khu vực", bài bình luận trên Times of India nhấn mạnh.
Djibouti - "sân chơi của các cường quốc"
Djibouti giáp với Somalia và nằm tại khu vực Sừng châu Phi, vị trí chiến lược với các tuyến hàng hải quốc tế đi qua kênh đào Suez. Djibouti từ lâu được coi là "sân chơi của các cường quốc" khi Mỹ, Pháp, Nhật Bản đều có căn cứ quân sự tại đây. Nguyên nhân là bởi Djibouti nằm gần các nước Somalia, Yemen, Ethiopia, Nam Sudan, vốn là những “điểm nóng” xung đột của thế giới. Thêm vào đó, vịnh Aden là nơi cướp biển Somalia hoành hành, buộc các nước như Mỹ, Nga và Trung Quốc triển khai lực lượng tàu chiến hộ tống tàu chở hàng. Bắc Kinh góp phần lớn trong nhiệm vụ chống cướp biển, với khoảng 16.000 thủy thủ và 1.300 lính thủy đánh bộ phục vụ tại vịnh Aden trong giai đoạn 2008-2015.
Hiện nay, Mỹ có trại Lemonnier tại Djibouti với 4.000 quân được triển khai tại đây. Việc Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông John Kerry dừng chân ở căn cứ này trong chuyến thăm châu Phi năm 2015 cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của tiền đồn này đối với các hoạt động quân sự của Mỹ ở châu Phi và Trung Đông. Ngoài ra, trại Lemonnier còn là nơi vận hành của Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ điều hành các hoạt động tác chiến ở Trung Đông, Bộ tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt liên quân, cũng như Bộ tư lệnh Châu Âu của quân đội Mỹ. Nhiều chiến dịch đặc biệt bí mật của quân đội Mỹ được triển khai từ trại Lemonnier.
Trong khi đó, Pháp hiện đang đồn trú khoảng 1.500 binh sĩ ở Djibouti. Nhật Bản cũng có sự hiện diện quân sự tại đây. Từ năm 2011, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã mở căn cứ quân sự gần sân bay quốc tế tại thành phố Djibouti để tổ chức các chiến dịch chống hải tặc.
Với việc mở căn cứ ở Djibouti, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 5 có căn cứ quân sự ở quốc gia châu Phi, cùng với Mỹ, Pháp, Italy, Nhật Bản. Hiện Saudi Arabia cũng có ý định thuê đất của Djibouti để xây căn cứ quân sự tại đây..
Theo BÌNH NGUYÊN/qdnd.vn
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vợ mất, cụ ông một mình chăm mẹ già, con dại
- ·Nước lũ rút, vợ chồng Tuyên Quang dọn nhà nhàn tênh nhờ một bí quyết
- ·Thời tiết ngày 25/10: Bão số 6 mạnh lên, liên tục đổi hướng phức tạp
- ·Gõ cửa thăm nhà tập 227: Bỏ việc lương cao, thực hiện ước mơ tặng người cha mù
- ·Chó, mèo phen này cũng… khó sống
- ·Kết thúc viên mãn cho chú vẹt 'phiêu dạt' trên tàu cao tốc suốt 500km
- ·Cách Ajinomoto trở thành một trong những nơi làm việc hàng đầu châu Á
- ·Sẽ có chế độ kế toán mới chặn công ty chứng khoán "lách luật
- ·Hơn 50 triệu đồng đến với Nguyễn Chính Hải
- ·Cổ phiếu đồng loạt “xanh” giúp thị trường đi lên
- ·Có nên bỏ con dấu trong kinh doanh?
- ·Chuẩn mực đạo đức cán bộ, đảng viên Tài chính học tập tấm gương Hồ Chí Minh
- ·"Liều thuốc” mạnh chữa căn bệnh lãng phí
- ·Bàn hướng chuyển đổi nguồn vốn do WB cung cấp
- ·Muốn có đứa thứ 2, 'thả' 3 năm mà vẫn không
- ·Công nhận kỷ lục Việt Nam làng có nhiều tiến sỹ Nho học nhất cả nước
- ·Gia đình 6 con trở nên nổi tiếng vì quy luật đặt tên có một không hai
- ·“Chuyến xe yêu thương” đưa người bệnh về quê đón Tết
- ·Đêm Valentine: nên giữ mình hay chiều người yêu?
- ·Người đàn ông U40 tìm được bạn gái như ý nhờ 'chạy quảng cáo' trên mạng xã hội