【bóng đá hà lan hôm nay】Quân đội luôn hành động vì lợi ích của đất nước, của nhân dân
Trước việc dư luận đang quan tâm đến vấn đề sử dụng đất quốc phòng cho nhiệm vụ tham gia sản xuất,độilunhnhđộngvlợichcủađấtnướccủbóng đá hà lan hôm nay xây dựng kinh tế; việc quân đội thực hiện nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế trong điều kiện hiện nay, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trả lời phỏng vấn một số cơ quan thông tấn, báo chí.
Báo Quân đội nhân dân trân trọng gửi đến bạn đọc nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Phóng viên (PV):Thưa đồng chí, vừa qua, thông tin trên một số báo cho rằng, Bộ Quốc phòng sẽ thanh tra toàn bộ đất quốc phòng tại TP Hồ Chí Minh. Thông tin này có đúng không? Đồng chí có thể cho biết rõ hơn về việc này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:Thông tin đó là do nhầm lẫn, không có chuyện Bộ Quốc phòng ra chỉ thị thanh tra toàn bộ đất đai ở TP Hồ Chí Minh, Vì thanh tra là phải theo luật, phải có lý do của nó, có kế hoạch. Chính xác là vừa qua, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tất cả đơn vị trong toàn quân, các quân khu, quân, binh chủng kiểm tra lại việc sử dụng đất quốc phòng vào nhiệm vụ quốc phòng-quân sự, vào các nhiệm vụ khác, đặc biệt quan tâm đến việc hoạt động kinh tế. Nếu đơn vị nào có vấn đề hoặc sử dụng không đúng mục đích phải kịp thời chấn chỉnh ngay. Đây là chỉ đạo thường xuyên của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng. Thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, quân đội đã tập trung thực hiện tốt, trong đó công tác quản lý đất đai quốc phòng là một nhiệm vụ. Nếu kiểm tra đơn vị nào có thiếu sót, thực hiện không đúng quy định của pháp luật Nhà nước, quy định của quân đội thì phải khắc phục và sửa chữa, đơn vị nào có sai phạm thì mới tổ chức thanh tra.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có kết quả bước đầu về việc kiểm tra toàn bộ đất đai các đơn vị trong toàn quân, ở tất cả địa bàn. Cơ bản đất đai quốc phòng được quản lý theo đúng quy định của Nhà nước, sử dụng đúng mục đích sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, sản xuất, trong đó có một phần làm kinh tế.
PV: Thưa đồng chí, dư luận đang đặt ra nhiều vấn đề từ việc quá tải Sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có việc một sân gôn nằm trong khu vực sân bay. Đề nghị đồng chí cho biết thông tin về sân gôn này và quan điểm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về vấn đề này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nói về Sân bay Tân Sơn Nhất, sân gôn ở sân bay, cách đây hơn 10 năm, Chính phủ đã cho phép sử dụng trong thời gian nhàn rỗi, chưa sử dụng ngay vào mục đích quốc phòng để làm sân gôn, với điều kiện là khi có nhiệm vụ quốc phòng, khi có nhu cầu quốc phòng hoặc có chỉ thị của cấp trên thì thu hồi vô điều kiện. Đây là thỏa thuận có tính nguyên tắc của Bộ Quốc phòng và chủ đầu tư. Trên cơ sở thỏa thuận đó, chủ đầu tư đã đầu tư hai sân gôn ở Tân Sơn Nhất và Sân bay Gia Lâm, từng bước đi vào kinh doanh. Việc xây dựng và hoạt động của hai sân gôn được cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, các bộ và Chính phủ cho phép. Tuy nhiên, thời gian qua, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng thấy rằng việc để tồn tại hai sân gôn ở khu vực này tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều, không có lợi. Vì thế, Quân ủy Trung ương đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, đã mời nhiều cơ quan cùng Bộ Quốc phòng kiểm tra, kể cả đại biểu Quốc hội. Qua kiểm tra thấy rằng, việc xây dựng, hoạt động của sân gôn là đúng luật pháp, đúng quy định, nhưng tạo ra dư luận xấu trong xã hội. Do vậy, ngay từ đầu năm, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có chỉ thị dừng toàn bộ việc xây dựng các khu dịch vụ ở hai sân gôn này để chờ kiểm tra cũng như quyết định của cấp trên. Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương thống nhất cao là nếu Chính phủ thấy rằng có nhu cầu phát triển Sân bay Tân Sơn Nhất, quân đội sẵn sàng đàm phán với chủ đầu tư, thu hồi đất sân gôn và giao lại theo yêu cầu của Chính phủ. Tất nhiên, việc này làm như thế nào, bao giờ làm còn chờ quy hoạch của Chính phủ. Sau đó, quân đội sẽ phải làm việc với chủ đầu tư để bảo đảm lợi ích chung của Nhà nước nhưng cũng phải tính đến lợi ích chính đáng, phù hợp pháp luật của chủ đầu tư.
Ở đây, tôi muốn nói thêm, không phải chờ đến khi có ý kiến của các địa phương, cơ quan, ban ngành, hoặc có chỉ thị cấp trên mà trong những năm vừa qua, quân đội đã đóng góp rất nhiều đất đai ở các địa phương để phát triển kinh tế-xã hội. Ngay ở Sân bay Tân Sơn Nhất, từ giải phóng đến nay, quân đội đã chuyển giao cho địa phương gần 1.000ha, mới trong năm vừa qua là 90ha, trong đó có 21ha để mở rộng sân đỗ, đường lăn, hơn 10ha phát triển đường giao thông, rồi một số diện tích phát triển nhà ga lưỡng dụng. Quân đội rất chủ động làm những việc như vậy.
Có một đặc điểm của đất quốc phòng, đất quân sự, nhất là ở phía Nam, là thường xuyên gắn với ô nhiễm bom mìn, ô nhiễm đi-ô-xin. Trong những năm vừa qua, Bộ Quốc phòng rất cố gắng khẩn trương vận động các nguồn hỗ trợ từ nước ngoài và nguồn lực trong nước làm sạch đất này và giao cho địa phương phát triển kinh tế. Ví dụ ở Sân bay Đà Nẵng, ở đó đất quốc phòng bị ô nhiễm đi-ô-xin rất nặng. Thời gian qua, với sự cỗ gắng nỗ lực của quân đội, chúng ta đã vận động tài trợ của nước ngoài, thực hiện dự án 100 triệu USD, chỉ 5 năm thôi, chuyển lại cho TP Đà Nẵng 33ha đất quốc phòng đã được làm sạch đi-ô-xin ở Sân bay Đà Nẵng. Phần mở rộng Sân bay Đà Nẵng chính là đất trước đây không ai bước chân được vào vì ô nhiễm đi-ô-xin nặng.
Quân đội luôn luôn quan tâm đến nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói chung, của các địa phương, các ngành nói riêng. Quân đội hết sức lắng nghe ý kiến của nhân dân, các cơ quan, các địa phương. Quân đội sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp phát triển kinh tế các địa phương. Nhưng ngược lại, quân đội rất cần sự ủng hộ của toàn dân, của các địa phương. Tôi có nghe một vài ý kiến nói rằng đất quân đội nhiều, tôi không hiểu thế nào là nhiều. Tôi xin lấy ví dụ, quân đội trong thời bình hay thời chiến đều phải tập luyện, diễn tập, nếu không có thao trường tập luyện thì điều gì sẽ xảy ra. Thao trường tập luyện không thể lẫn lộn với đất phát triển kinh tế-xã hội được. Trong quân đội có quy định hàng năm phải bắn thử, bắn tập các vũ khí có trong trang bị, nếu bây giờ không có trường bắn, thao trường làm sao mà bắn được? Rồi các đơn vị thiết giáp tập ở đâu, trung đoàn không quân lấy gì làm căn cứ? Mỗi năm, chúng ta phải bắn các loại đạn và nhiều loại hỏa lực khác, mỗi khi bắn, người chỉ huy ngồi đếm ngọn lửa đầu nòng với tiếng nổ ngoài trường bắn để xem viên nào không nổ, nếu có một viên không nổ thì cả đơn vị phải đi tìm, đến khi nào ra thì thôi, để những quả đạn đấy không làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người dân.
Đất quốc phòng là một thành tố của sức mạnh quốc phòng, là thành tố của tiềm lực quốc phòng, là thành tố để quân đội ta mạnh lên, thường xuyên sẵn sàng chiến đấu. Và như vậy không có chuyện thanh tra toàn bộ đất quốc phòng ở một địa phương nào đó như các bạn từng nghe. Tôi xin nói lại là kiểm tra toàn bộ đất đai quốc phòng trên địa bàn toàn quốc, chủ động tìm ra thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, cái nào sai pháp luật thì xử lý nghiêm minh, đấy là chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
PV:Công tác quản lý đất quốc phòng đang được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Hiện nay, chúng ta quản lý đất quốc phòng, trước hết phải nói là thượng tôn pháp luật. Đất quốc phòng cũng là đất quốc gia, thực hiện theo đúng luật pháp đất nước, không phân biệt đất quốc phòng hay đất khác. Nhưng đất quốc phòng có đặc thù. Chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng từ trước đến nay chứ không phải chỉ bây giờ, đất quốc phòng chủ yếu để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, xây dựng doanh trại. Các bạn hình dung đất quốc phòng như căn cứ của chúng ta, những kho tàng, trận địa phòng thủ..., rất nhiều nội dung, không đơn giản đất quốc phòng chỉ là doanh trại. Trong đó, có một phần đất quốc phòng theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ cách đây hơn 10 năm, nếu nhàn rỗi, chưa sử dụng ngay vào mục đích quốc phòng có thể sử dụng làm mục đích kinh tế để nâng cao đời sống bộ đội và đóng góp vào xây dựng tiềm lực cho các đơn vị. Tuy nhiên trong thời điểm vừa qua, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thấy rằng việc đó phải rất chừng mực, rất có mức độ nên Quân ủy Trung ương có chủ trương dừng tất cả các việc chuyển đất quốc phòng sang đất làm kinh tế, cái nào cần chuyển phải tính toán rất kỹ các mặt lợi hại và báo cáo cơ quan thẩm quyền rồi mới làm. Có một số đất quốc phòng bị phát hiện sử dụng không đúng mục đích, thời gian qua quân đội đã kiểm tra và xử lý rất nghiêm, thời gian tới sẽ tiếp tục xử lý mạnh mẽ, triệt để, căn cơ. Nếu đơn vị nào sử dụng không đúng mục đích thì dứt khoát thu hồi, xử lý người cán bộ chỉ huy đã để điều đó xảy ra. Ít ngày tới, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ đi một số địa phương để kiểm tra, chỉ đạo tại thực địa, để làm sao đất quốc phòng được sử dụng đúng mục đích và người dân hiểu đúng mục tiêu của quân đội trong sử dụng đất quốc phòng, để người dân tiếp tục ủng hộ quân đội, tin tưởng quân đội. Quân đội không đi ngược lại lợi ích nhân dân. Điều gì đi ngược lại lợi ích nhân dân nhất định quân đội không làm. Đó là chủ trương rất rõ của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.
PV:Đồng chí có thể nói rõ hơn về việc sử dụng đất quốc phòng để phát triển kinh tế-xã hội của địa phương?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:Đất quốc phòng để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cơ bản là đất quân đội giao cho các địa phương, các ngành để phát triển kinh tế-xã hội. Các đơn vị quân đội trước đây đất rộng thì bây giờ co gọn lại để giúp địa phương mở đường giao thông, khu đô thị, giải phóng khu vực đất đai ở những vùng bị ô nhiễm bom mìn, đi-ô-xin. Tôi không thể nói hết được quân đội đã làm bao nhiêu héc-ta giúp các địa phương, nhưng nếu đi ở các địa phương, nhất là phía Nam-nơi có chiến tranh trước đây, đất được chuyển giao cho bên ngoài rất nhiều. Quân đội rất chủ động làm việc này.
PV: Sựphối hợp giữa quân đội và chính quyền các địa phương trong quản lý, sử dụng, khai thác đất quốc phòng nhằm phục vụ phát triển kinh tế thời gian qua được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:Ở đây có hai loại hoạt động, thứ nhất là hoạt động quốc phòng tại các địa phương, là hoạt động độc lập, nhận chỉ thị từ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cần yếu tố bí mật; sự phối hợp với địa phương không ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế-xã hội. Thứ hai là đất quốc phòng phục vụ việc quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đơn thuần, thì phải thông qua hệ thống quản lý Nhà nước của địa phương, chịu sự quản lý Nhà nước của địa phương, không có việc doanh nghiệp muốn làm gì thì làm, đóng cửa bảo rằng: Tôi là doanh nghiệp quân đội. Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, phát triển quốc phòng nếu phối hợp tốt sẽ tạo điều kiện tốt cho nhau. Ví dụ hiện nay, chúng ta có đường kinh tế quốc phòng ở những nơi xung yếu, địa bàn chiến lược, những đường này là do ngân sách quốc phòng thực hiện. Tuy nhiên, ở địa phương gặp khó khăn giao thông, khi được địa phương đề nghị, thay vì đường đi thẳng thì đi đường vòng một chút để nhân dân được sử dụng, vừa là đường quốc phòng vừa là đường dân sinh. Như vậy, việc phối hợp rất cần thiết.
PV:Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay quân đội không nên tham gia làm kinh tế. Đề nghị đồng chí cho biết quan điểm của lãnh đạo Bộ Quốc phòng về việc này?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Nói “quân đội làm kinh tế” là nói không đầy đủ, dẫn tới cách hiểu không đúng, mà phải nói đầy đủ là “quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế”. Kinh tế ở đây là kinh tế quốc phòng, phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế-xã hội đất nước, như thế mới đầy đủ. Từ khi thành lập quân đội, Bác Hồ đã dạy: “Quân đội ta là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất”. Mỗi thời kỳ có hình thức khác nhau, mô hình khác nhau, mức độ khác nhau tùy theo phát triển kinh tế-xã hội, tình hình đất nước. Hiện nay, quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là làm gì? Trước hết là các xí nghiệp quốc phòng để sản xuất trực tiếp ra sản phẩm quốc phòng, vũ khí trang bị, đạn, súng, thuốc nổ, những thứ mà quân đội nào cũng phải có. Thứ hai là, các đoàn kinh tế-quốc phòng ở vùng biên giới. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ở khu vực biên giới, chúng ta có hàng chục sư đoàn, dân đã lùi hết về phía sau vì chiến tranh. Khi đó quân đội mà rút về thì lấy ai để bảo vệ biên giới. Một điểm nữa người dân ở vùng biên giới có đời sống rất khó khăn, lực lượng nào có thể giúp dân tốt nhất, để ổn định cuộc sống, chưa nói thời gian đó chúng ta còn đưa người từ dưới xuôi lên khu vực miền núi để xây dựng cuộc sống. Lúc ấy, hàng chục sư đoàn đã cất súng vào kho, quay sang làm kinh tế, trồng cao su, trồng rừng, làm nông nghiệp... nhưng nhiệm vụ chủ yếu là giúp dân và phát triển kinh tế-xã hội. Đội hình vẫn giữ nguyên sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, chỉ có không cầm súng mà cầm cuốc, xẻng. Chính đây là các đoàn kinh tế-quốc phòng hiện nay, đang là lực lượng bảo vệ biên giới, làm đường tuần tra biên giới và giúp nhân dân. Nếu đất nước có biến, chính lực lượng đó sẽ cầm súng bảo vệ biên giới. Hiện nay, có những công trình ngầm, những chỗ không ai có thể vào được thì quân đội phải làm. Các đơn vị đó làm việc vất vả lắm, có khi khổ như thời chiến tranh, chỉ có người lính mới làm được. Thứ ba, doanh nghiệp quân đội là những doanh nghiệp đi đầu về khoa học công nghệ, lấy phát triển khoa học công nghệ để áp dụng sản xuất vũ khí, trang bị của quân đội. Những doanh nghiệp đó đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Tôi ví dụ như, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), nhờ có sự thành công trong hoạt động phát triển kinh tế mà Viettel đóng góp rất nhiều cho phát triển tiềm lực quốc phòng. Hay Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam mà các hoạt động hàng hải, bay phục vụ ngành dầu khí của họ, vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, vừa xây dựng kinh tế... Doanh nghiệp quân đội là những doanh nghiệp như vậy.
Ở đây có khái niệm nữa là lưỡng dụng. Ví dụ dây chuyền sản xuất một vạn khẩu súng, hay một vạn viên đạn trong một năm. Trong thời bình chỉ cần 100 khẩu súng, 100 viên đạn thôi thì sản xuất ra số lượng lớn làm gì vừa tốn kho, đến lúc cần lại hết hạn sử dụng. Vấn đề của dây chuyền ấy, nhà máy ấy là phải làm chủ công nghệ sản xuất để khi đất nước có chiến tranh họ dồn sức tập trung trong thời gian ngắn sản xuất ra sản phẩm quân đội cần để bảo vệ Tổ quốc. Thời gian nhàn rỗi trong thời bình, họ không thể để máy treo được, mà phải sử dụng, tận dụng khấu hao của máy, để nâng cao tay nghề và giữ người lao động, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật. Lưỡng dụng của doanh nghiệp quân đội là ở chỗ đó. Ý nghĩa nữa của lưỡng dụng là khi chỉ bó hẹp trong một vài sản phẩm thì trình độ công nghệ của anh lạc hậu dần, nhưng nếu điều tiết theo cơ chế thị trường, có sản phẩm mới, nhu cầu mới thì trình độ công nghệ phát triển, trình độ cán bộ, công nhân phát triển, thành thục hơn, từ đó quay trở lại phục vụ nhiệm vụ quốc phòng. Trên thế giới, rất hiếm quốc gia không thực hiện mô hình lưỡng dụng trong phát triển công nghiệp quốc phòng.
PV:Đồng chí có thể cho biết về chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong việc rút gọn các doanh nghiệp quân đội?
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:Bên cạnh doanh nghiệp mẫu mực, đóng góp tích cực cho quốc phòng, cũng có những doanh nghiệp làm ăn không đứng đắn, thì phải chấn chỉnh, loại bỏ. Vừa qua, Quân ủy Trung ương đã quy hoạch xong hệ thống doanh nghiệp trong quân đội với một số yêu cầu. Thứ nhất, doanh nghiệp quân đội phải là doanh nghiệp trực tiếp phục vụ nhiệm vụ quốc phòng kết hợp làm kinh tế, không có doanh nghiệp làm kinh tế đơn thuần. Thứ hai, doanh nghiệp quân đội phải tổ chức chặt chẽ theo đúng mô hình tái cơ cấu Chính phủ quy định. Thứ ba, doanh nghiệp quân đội phải làm theo đúng luật, đúng quy định, không có biệt lệ, đóng thuế, báo cáo như doanh nghiệp Nhà nước. Thứ tư, doanh nghiệp quân đội không được lợi dụng vị thế quân đội để làm những điều không đúng. Tôi ví dụ, trước đây chúng ta cũng thấy có hình ảnh khó coi, như xe tải mang biển đỏ chở vật liệu, đi không đúng luật giao thông, người dân sẽ đặt câu hỏi anh chở xi măng, chở cát thì mang biển đỏ làm gì. Từ đầu năm 2016, Bộ Quốc phòng đã có chỉ thị thu hồi toàn bộ biển đỏ của xe làm kinh tế, một doanh nghiệp chỉ được hai xe biển đỏ cho chỉ huy khi đi công tác, xe biển đỏ không được dùng vào hoạt động kinh tế có thu...
Quân đội chúng ta trước đây lúc nhiều nhất có 305 doanh nghiệp, vừa qua rút xuống còn 88. Trong đề án Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo cáo Chính phủ, tới đây chỉ còn 17 doanh nghiệp. Những doanh nghiệp nào thực sự cần thiết, làm ăn đứng đắn, tuân thủ luật pháp thì mới được tồn tại. Cái này không dễ dàng nhưng quân đội quyết tâm làm và phải làm nhanh. Đây cũng là một nội dung trọng tâm của Quân ủy Trung ương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI về việc chống suy thoái, chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy, không để ảnh hưởng đến hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.
PV:Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Theo HỒ QUANG PHƯƠNG-ĐỖ MẠNH HƯNG(ghi)/qdnd.vn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại hội điểm Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Giầy ChingLuh Việt Nam
- ·Hình ảnh Hải quan Thành phố mang tên Bác trong trang phục mới
- ·Lịch nghỉ Tết Quý Mão 2023 của các ngân hàng
- ·Hải quan Thanh Hóa: Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách
- ·33 tuổi, không còn bồng bột nữa
- ·Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Nông
- ·Cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với Thuduc House
- ·Hải quan Long An tích cực triển khai các giải pháp thu ngân sách
- ·Họ yêu em, em cấm được sao?
- ·Khai mạc hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2023
- ·Văn phòng Đăng ký đất đai: Nâng cao chất lượng hoạt động
- ·TP. Hồ Chí Minh: Cục Hải quan triển khai nhiều giải pháp bù đắp nguồn thu ngân sách sụt giảm
- ·Đưa 5.000 seal định vị điện tử vào sử dụng phục vụ giám sát hải quan
- ·Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường là cần thiết
- ·Bốc thăm trúng thưởng: Trúng thưởng xe máy rồi không trao?
- ·Con đường để Việt Nam thành nước phát triển: Hành trình gian nan
- ·Lạng Sơn: Thu nội địa 6 tháng đạt hơn 58% dự toán
- ·Xây dựng Hòa Bình phủ nhận phát ngôn của thành viên Hội đồng quản trị
- ·Giá vàng hôm nay 07/7/2024: Vàng nhẫn tăng cả triệu đồng trong tuần
- ·Ngành Hải quan triển khai công tác quý 2/2022