【soi kèo leverkusen hôm nay】Áp lực lạm phát cuối năm không còn
Khó tác động
Theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 10-2016 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,86% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản bình quân 10 tháng đầu năm tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2015. Những kết quả này không xa so với mục tiêu mà Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra.
Tuy nhiên, theo thông lệ, những tác động khó lường từ nền kinh tế trong và ngoài nước vẫn có thể tạo thành những “biến cố” bất ngờ cho mục tiêu giữ vững lạm phát ổn định đã đề ra.
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho biết, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra mới dành cho lạm phát cơ bản, là mức lạm phát đo lường từ các tác động hay áp lực lâu dài, ổn định, không tính đến các biến động tạm thời như giá dầu, giá lương thực, giá một số mặt hàng thiết yếu. Nghĩa là, mức lạm phát này chỉ phản ánh xu hướng cơ bản và mức tăng giá chung của các loại hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế trong dài hạn, chứ không phải chỉ là một khoảng thời gian ngắn.
“Như chúng ta đã thấy, hiện nay thị trường tiền tệ khá ổn định, tuy có tăng giảm nhưng trong biên độ hẹp. Hơn nữa, những biến động về tỷ giá, lãi suất nếu tác động đến lạm phát thì phải tính đến thời gian dài, thậm chí mất cả năm mới tính được tác động. Do đó, với thời gian chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2016, những yếu tố này sẽ không tác động đến lạm phát nói chung”, ông Độ nhận định.
Đồng quan điểm, PGS.TS. Phạm Hồng Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, lạm phát đến thời điểm hiện nay vẫn nằm trong vòng kiểm soát của Chính phủ, Chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp để kiểm soát nhằm đưa lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra.
Vẫn cần chú ý
Trên thực tế, những tháng cuối năm thường được xem là cơ hội để lạm phát “nhảy múa” theo chỉ số giá tiêu dùng. Do đây là thời điểm người dân tập trung mua sắm hàng hóa cuối năm, doanh nghiệp xả hàng hoặc bắt đầu gom hàng phục vụ vụ mùa mới, người dân và doanh nghiệp tăng nhu cầu tín dụng để có vốn sửa chữa nhà cửa, ký kết hợp đồng mới… Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng có những suy yếu.
Bằng chứng là, chỉ số giá tiêu dùng CPI của năm 2015 chỉ tăng 0,6%. Tổng cục Thống kê cho biết đây là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 14 năm qua và cũng là năm thứ 2 liên tiếp lạm phát thấp hơn nhiều so với mục tiêu (năm 2014 lạm phát ở mức 1,84% trong khi mục tiêu là 7%, năm 2015 lạm phát ở mức 0,6% trong khi mục tiêu là 5%). Trong đó, CPI tháng 12-2015- cũng là tháng cuối năm chỉ tăng 0,02% so với tháng trước.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, kinh tế suy yếu khiến người dân không còn “mặn mà” với mua sắm, tiêu dùng, khiến tín dụng cũng khó tăng trưởng “nóng”. Hơn nữa, các vấn đề về tỷ giá, lãi suất, tín dụng, giá dầu… là những tác động dài hạn, không thể ngay lập tức có những ảnh hưởng đến lạm phát cuối năm 2016.
Do đó, TS. Độ cho rằng, việc điều hành lạm phát phụ thuộc nhiều vào các quyết định của Chính phủ, trong đó quan trọng là quyết định không tăng giá dịch vụ giáo dục và y tế. Nếu những tháng cuối năm không điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế như chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì lạm phát sẽ dễ dàng giữ được mục tiêu.
Mặt khác, PGS.TS. Phạm Hồng Chương cho hay, để giữ mục tiêu lạm phát, điều chỉnh lớn nhất của Chính phủ là thông qua việc cung tiền ra thị trường để điều tiết. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải điều tiết tăng trưởng tín dụng, không để tăng trưởng quá nóng, không những gây ảnh hưởng đến dòng tiền mà còn mang lại rủi ro cao cho hệ thống tổ chức tín dụng.
“Nếu kiên trì chính sách tăng trưởng hợp lý, không tăng trưởng bằng mọi giá, để nguồn vốn hấp thu tăng trưởng một cách hiệu quả thì chúng ta sẽ đảm bảo lạm phát cơ bản ở mức độ mong muốn dưới 2%. Tuy nhiên, với các tác động bất ngờ từ thị trường quốc tế, Việt Nam phải chấp nhận và phải có những điều tiết cụ thể để thích ứng”, PGS.TS. Phạm Hồng Chương nói.
Có thể thấy, với quyết tâm điều hành giá, lạm phát một cách ổn định và bền vững của các cơ quan Nhà nước, việc giữ mục tiêu kiểm soát lạm phát là khả thi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên giữ lạm phát ở mức thấp quán lâu, vì lạm phát thấp cho thấy nền kinh tế chưa phát triển mạnh, do đó, Chính phủ phải có thêm những biện pháp đồng bộ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm tiếp theo.
(责任编辑:La liga)
- ·Bão số 8 gây gió giật cấp 11 trên vùng biển Bắc Biển Đông
- ·Bộ sưu tập xe Ferrari hiếm có khó tìm sắp lên sàn đấu giá
- ·Dùng xe tải phá tường, trộm hết tiền cây ATM
- ·Tăng giá từ 35 triệu Mazda 3 2017 có gì hay?
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Biker Sài thành bỏ nửa tỷ đồng độ áo mới cho mô tô
- ·Trường đại học hủy khai giảng hoặc tổ chức đơn giản để ủng hộ đồng bào vùng bão
- ·Hơn 6.000 ôtô nhập khẩu vào Việt Nam nửa đầu tháng 6/2019
- ·Bphone bản mạ vàng giá 20,2 triệu đồng được giao hàng trong tuần tới
- ·Tay chơi phố Núi tiết lộ về siêu xe Lamborghini mui trần độc nhất Việt Nam
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Các cách lùi xe đúng chuẩn không sợ tai nạn
- ·Siêu xe 44 tỷ Bugatti Veyron va chạm Honda CR
- ·Bảng giá bán lẻ mới của Mazda, Kia và Peugeot
- ·Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- ·Thanh niên chạy xe ngông cuồng và cái kết đau thương, bẽ bàng giữa phố
- ·Nghệ An: Trao tặng 64 danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
- ·Năm học 2024
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Siêu xe Lamborghini cổ phủ bụi nhiều năm rao bán giá gần 30 tỷ