【lịch thi đấu saudi pro league】Thỏa thuận hòa bình Israel – UAE: Tái định hình chính trị Trung Đông
Kế hoạch sáp nhập Bờ Tây của Israel: “Thùng thuốc súng ở Trung Đông” | |
Giải pháp nào cho tham vọng của Israel tại Trung Đông | |
Điềm xấu cho kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống D. Trump |
Tổng thống Trump tuyên bố bình thường hóa quan hệ Israel - UAE tại Nhà Trắng ngày 13/8. (Ảnh: Whitehouse.gov). |
Tuần qua, Israel và UAE đã đạt được thỏa thuận hòa bình. Đây được coi là một bước tiến lịch sử trong quan hệ “thù địch” giữa Israel với các nước Ả-rập hàng thập kỷ nay. Thỏa thuận được dư luận hoan nghênh và cho rằng là sự khởi đầu để mở ra các mối quan hệ hòa bình ở Trung Đông, giải quyết xung đột Israel – Palestine. Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, đây là chiến lược của Mỹ và Israel trước cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ với những toan tính riêng.
Thỏa thuận mang lại lợi ích về địa chính trị cho cả hai
Thỏa thuận hòa bình giữa UAE và Israel là bước đột phá lịch sử, một chiến thắng ngoại giao và là một bước quan trọng để xây dựng một Trung Đông hòa bình, an ninh và thịnh vượng hơn. Trước hết, thỏa thuận sẽ tạo tiền để để hai bên ký kết các thỏa thuận song phương về đầu tư, du lịch, hàng không, an ninh, truyền thông, công nghệ, năng lượng, chăm sóc sức khỏe, văn hóa và môi trường, bên cạnh việc thành lập các đại sứ quán chung. Thứ hai việc mở cửa quan hệ trực tiếp giữa hai trong số các xã hội năng động nhất khu vực sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế khu vực, thúc đẩy đổi mới công nghệ và củng cố mối quan hệ gần gũi hơn giữa các dân tộc trong khu vực.
Thứ ba, thỏa thuận là một tiến bộ lớn trong quan hệ Ả-rập -Israel góp phần làm dịu căng thẳng và tạo ra năng lượng mới cho sự thay đổi tích cực, cũng như mở đường cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Israel với các nước Ả-rập khác. Thứ tư, một trong những điều khoản quan trọng nhất của hiệp định hòa bình là chấm dứt hoàn toàn kế hoạch định cư trên đất của người Palestine của Israel. Đây sẽ là một vị trí lịch sử đối với UAE, Mỹ trong hiệp định với Israel góp phần tích cực giải quyết xung đột Israel – Palestine. Thứ năm, thỏa thuận cũng được cho là có lợi cho cả UAE, Mỹ, Israel nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Iran trong khu vực Trung Đông.
Bên cạnh đó, đối với Thủ tướng Israel Netanyahu, thỏa thuận đó giúp ông thoát khỏi tình thế khó xử khi tự mình đưa ra tuyên bố. Bởi trước đó ông đã hứa với cử tri sáp nhập các phần chính của Bờ Tây bị chiếm đóng. Ông Netanyahu có thể coi "sáng kiến hòa bình" với UAE là thúc đẩy cơ hội nếu ông xúc tiến một cuộc tổng tuyển cử khác của Israel. Đối với UAE, rất khó để xác định chính xác những lợi ích trực tiếp mặc dù quan hệ của nước này với Mỹ đang được củng cố và thỏa thuận với Israel có thể mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế, an ninh và khoa học. Nói chung, đây là một thỏa thuận mang lại nhiều lợi ích địa chính trị cho cả hai bên.
Sự khởi bình thường hóa với các quốc gia Ả-rập?
Thỏa thuận Israel – UAE được dư luận khu vực và quốc tế hoan nghênh. Đây là thỏa thuận đầu tiên của một quốc gia vùng Vịnh với Israel và là quốc gia thứ ba trong các nước Ả-rập sau Ai Cập ký năm 1979 và sau Jordan ký vào năm 1994. Dư luận cho rằng thỏa thuận này là một đột phá để các quốc gia khác noi theo bởi trước đó nhiều quốc gia Ả-rập cũng đã có những sự hợp tác không chính thức với Israel và đang hướng tới bình thường hóa quan hệ.
Ngoài vai trò trung gian gắn kết các đồng minh của Mỹ thì các quốc gia Ả-rập cũng nhận thấy xu hướng cần hợp tác và bình thường hóa quan hệ với Israel. Bởi vậy, ngay sau khi các bên thông báo về thỏa thuận, Ai Cập, Jordan và nhất là Bahrain, Oman đã ca ngợi những nỗ lực ngoại giao của UAE và ủng hộ bước đi này của UAE góp phần củng cố ổn định và hòa bình trong khu vực, đồng thời ca ngợi những nỗ lực to lớn của Mỹ trong việc đạt được thỏa thuận lịch sử này. Oman dự kiến sẽ bình thường hóa quan hệ với Israel trong tương lai gần. Bahrain là ứng cử viên đầu tiên đi theo động thái của UAE và Oman xây dựng sự cân bằng trước đó về mối quan hệ không chính thức với Tel Aviv. Đây được coi là bước mở đầu cho một bước đi thiết thực cùng hướng của UAE.
Bước đi chiến lược của Israel và Mỹ?
Thỏa thuận được dư luận khu vực và quốc tế hoan nghênh. Điều đó đã mang lại lợi ích cho các bên liên quan, khu vực và quốc tế cũng như mở ra một bước đột phá trong giải quyết các xung đột, thù địch khác. Việc Tổng thống Donald Trump là người đầu tiên tuyên bố thỏa thuận giữa Israel và UAE do Mỹ làm trung gian đồng thời lại diễn ra vào thời điểm trước bầu cử của Mỹ , cũng như có thể sắp bầu cử sớm ở Israel cho thấy rõ chiến lược, lợi ích mà các bên mong muốn.
Trong khi thỏa thuận thế kỷ vẫn giậm chân tại chỗ thì thỏa thuận hòa bình Israel – UAE là một bước tiến đối với trung gian Mỹ, là sự nghi điểm của ông Donald Trump với cử tri trước đối thủ cạnh tranh trong cuộc bầu cử tới. Với thỏa thuận này, Mỹ dần gắn kết các đồng minh Ả-rập với Israel nhằm đối phó với sự ảnh hưởng của Iran trong khu vực và đó là mục tiêu chính trong chiến lược khu vực của Donald Trump. Tổng thống Mỹ cũng cho biết, các thỏa thuận tương tự đang được thảo luận với các nước khác trong khu vực.
Thỏa thuận giúp Thủ tướng Netanyahu lấy lại uy tin với cử tri khi kế hoạch sáp nhập Bờ Tây khó thực hiện, thứ hai là cơ hội nếu ông xúc tiến một cuộc tổng tuyển cử khác của Israel, thứ ba tránh những mối đe dọa từ các nước nước thù địch trong khu vực và cả Iran.
Cũng không thể nói thỏa thuận là sự “vô hiệu hóa” ủng hộ của thế giới Ả-rập đối với Palestine. Dù chính quyền Palestine phản đối thỏa thuận này và cũng có quan điểm cho rằng đó là sự thừa nhận sự lấn chiếm của Israel, đánh mất quyền của người Palestine.
Nhưng nhiều quốc gia Ả-rập và chuyên gia cho rằng đó là bước đi cần thiết nhằm giải quyết xung đột Israel – Palestine trong khi các thỏa thuận khác và các cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được bất kỳ tiến bộ nào. Mục tiêu đầu tiên của thỏa thuận là bảo vệ quyền của người Palestine, cứu vãn giải pháp hai nhà nước và thúc đẩy đạt được nó theo cách đảm bảo sự ổn định lâu dài trong khu vực. UAE khẳng định thỏa thuận không có nghĩa là UAE từ bỏ Palestine theo bất kỳ cách nào.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·CPV leader receives Laos officials
- ·President to pay state visit to Japan
- ·NA reviews law on unions, education
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·New law to scale down military
- ·National Assembly discusses notarisation and urban planning
- ·NA passes Cybersecurity Law
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·VTV intensifies co
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Transport minister takes hits during NA’s grill
- ·National Assembly debates internet security law
- ·Reforms to ensure social insurance key pillar in social security system
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Việt Nam asks China to stop bomber drills in Hoàng Sa
- ·Ministries’ administrative reform efforts found wanting: Gov’ inspectors
- ·National Assembly convenes in Hà Nội
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Controversial asset tax not yet on Gov’t agenda