【kết quả giải vô địch quốc gia phần lan】Đi lễ hội chớ cuồng tín!
(BDO) Con số hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ mà người dân nước ta tổ chức hàng năm quả là… đáng báo động! Hình ảnh người người chen nhau đi lễ hội tháng Giêng với những nghi lễ dân gian mê tín, nếu không nói là cuồng tín thật đáng quan ngại.
Làm gì khi mọi người bỏ bê công việc, tập trung tham gia lễ hội, cầu xin vào một vận may mơ hồ nào đó đến với mình.
Chen lấn cướp phết, xin lộc gây phản cảm
Những ngày này, hình ảnh trai làng lấm lem bùn đất vì chen lấn, nhau tranh phết cầu may, có người ngất xỉu phải khiêng ra ngoài cho lực lượng y tế chăm sóc.
Những lễ hội chém lợn hay các hủ tục khác vẫn còn có nơi “đóng cửa thực hiện để bảo tồn văn hóa dân gian” lại một lần nữa nói lên ý thức của người dân.
Đành rằng lễ nghi, truyền thống là phải giữ gìn nhưng phải có tính nhân bản, nhân văn và mang đậm nét văn hóa, văn minh hiền hòa của người Việt. Không thể có chuyện “giẫm đạp lên người khác” để cầu may mắn, thăng tiến cho mình trong khi cha ông ta từng dạy bảo rằng “Thương người như thể thương thân”!
Năm nay, tục đốt vàng mã lại được nhắc đến với các nguy cơ cháy nổ, lãng phí, ảnh hưởng vệ sinh môi trường… Tuy nhiên, nói thì nói, đốt vẫn cứ đốt! Vàng mã được mua về tính bằng… thúng và tổng số tiền để mua cho các cụ đủ đồ dùng như nhà, xe, dù, quần áo, giày… lên tới hàng triệu đồng.
Nói về chuyện cuồng tín khi tham gia lễ hội, khi đi chùa, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG tỉnh cho biết: năm nay, Trung ương Giáo hội có chỉ đạo đến các chùa, tín đồ Phật tử… không đốt vàng mã. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng, việc đốt vàng mã là tín ngưỡng dân gian, không phải tín ngưỡng Phật giáo. Thế nên, tất cả vẫn là ý thức của người dân. Chúng ta phải tin tưởng vào bản thân mình, người tu hành giữ đúng giới luật, mọi công dân phải giữ đúng pháp luật thì tự nhiên sẽ an lạc, bình yên. Cuộc sống sung túc là do lao động đem lại, không thể cầu xin mà có được…
Đốt nhang, đốt vàng mã quá nhiều là những điều không nên có trong lễ hội. Bởi chúng ta nên tham dự lễ hội với một lòng thành kính, tâm thế bình an mà thôi…
Du xuân là một dịp mọi người cùng người thân, bạn bè cùng nhau nghỉ ngơi, thư thả và thưởng ngoạn cảnh nên thơ của quê hương, đất nước. Vậy thì hãy đi chùa, tham gia lễ hội trong tâm thế bình an, thư thái. Hà cớ gì chen lấn, đánh đập, tranh giành nhau?...
Quỳnh Như
(责任编辑:World Cup)
- ·Khóc người
- ·Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Gần 200 nhà hư hỏng sau bão, Yên Bái sơ tán gấp 1.200 hộ dân khỏi nơi nguy hiểm
- ·Thêm danh sách ủng hộ đồng bào sau bão, nhiều người chuyển khoản trăm triệu đồng
- ·Không tiền mổ mắt, gia đình 4 khẩu sẽ chết đói
- ·Thiếu tá quân đội hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Miền Bắc còn mưa lớn nhiều nơi, Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
- ·Từ vụ mái ấm Hoa Hồng, kiến nghị Bộ Công an xử nghiêm hành vi bạo hành trẻ em
- ·Làm báo VietNamNet cùng nhà văn Nguyễn Quang Thiều
- ·Sơ tán hàng trăm hộ dân trước nguy cơ sông Kinh Thầy tràn đê ở Quảng Ninh
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 5/2015 (Lần 2)
- ·Bắc Giang công bố tình huống khẩn cấp sự cố rò rỉ tại bể xả Trạm bơm Cống Bún
- ·Thấy nguy cơ sạt lở đất, trưởng thôn đưa 115 người lên lên núi lánh nạn an toàn
- ·Cục Đường bộ Việt Nam: Kiên quyết dừng khai thác các cầu không đảm bảo an toàn
- ·Thương cô bé học giỏi mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Nhiều tàu thuyền đứt dây neo trôi tự do, Cục Đường Thuỷ nội địa chỉ đạo khẩn
- ·Thiệt hại nặng nề do mưa lũ, Lào Cai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai
- ·Kỷ luật nhiều lãnh đạo trung tâm y tế vụ thu hồi tiền hỗ trợ Covid
- ·Nhờ bạn đọc bé Tài đã có tiền chữa bệnh
- ·Lập fanpage giả mạo cơ quan báo chí, cô gái ở Hà Nội bị xử phạt 7,5 triệu đồng