【brighton vs mu】Nỗi bấp bênh của ‘người Mỹ’ làm trong công ty bán dẫn Trung Quốc
Tuần trước,ỗibấpbênhcủangườiMỹlàmtrongcôngtybándẫnTrungQuốbrighton vs mu Bộ Thương mại Mỹ công bố hàng loạt lệnh cấm vận mới nhằm vào ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong số này có quy định “hạn chế khả năng của người Mỹ hỗ trợ phát triển hay sản xuất chip tại một số xưởng đúc chip đặt tại Trung Quốc nhất định mà không có giấy phép”.
Hãng nghiên cứu bán dẫn JW Insights nhận định“người Mỹ” có thể là “một trong các cụm từ có sức ảnh hưởng nhất” trong lệnh cấm xuất khẩu mới. Washington đang làm mọi cách để ngăn chặn và làm chậm bước tiến của Bắc Kinh trong lĩnh vực công nghệ.
Theo luật sư Ruan Donghui, dù các chi tiết thi hành chưa rõ ràng, quy định đặt các nhân sự có quốc tịch hay thường trú người Mỹ đang làm việc tại các công ty chip Trung Quốc vào tình thế bấp bênh. Kiểm tra danh sách các nhân sự cấp cao tại các doanh nghiệp bán dẫn đại lục đã niêm yết, có thể thấy hàng chục người là công dân Mỹ. Các hãng này bao gồm AmLogic, Advanced Micro-Fabrication Equipment of China (AMEC), 3Peak, Starpower Semiconductor, ACM Research và Halo Microelectronics.
SCMP chỉ ra hầu hết đều là công dân nhập tịch, sinh ra tại Trung Quốc, học tập tại Mỹ hoặc làm việc trong ngành công nghiệp chip Mỹ. Chẳng hạn, Chủ tịch kiêm CEO AMEC là Gerald Yin Zhiyao, sinh ở Bắc Kinh và học Đại học California năm 1980. Ông làm kỹ sư tại Intel và sau đó trở thành Giám đốc Công nghệ của Applied Materials chi nhánh châu Á. Ông thành lập AMEC năm 2004.
Wayne Dai Wei-Ming, sinh tại Thượng Hải, là Giáo sư kỹ thuật máy tính tại Đại học California trước khi khởi nghiệp với VeriSilicon năm 2001. Công ty thiết kế chip niêm yết trên sàn giao dịch Thượng Hải năm 2020.
Tại một số doanh nghiệp Trung Quốc, sở hữu hộ chiếu Mỹ có thể xem là lợi thế. Đội ngũ nhân sự công nghệ chủ chốt tại Piotech, nhà cung cấp thiết bị film bán dẫn, phần lớn là công dân Mỹ. 6/7 thành viên theo học tại Mỹ và làm việc tại các nhà sản xuất chip hàng đầu như Intel, Lam Research.
Giám đốc công nghệ Focuslight Technologies, chuyên thiết kế laser đi-ốt công suất cao và Vanchip Technology, chuyên thiết kế bộ khuếch đại công suất tần số vô tuyến đều có quốc tịch Mỹ.
Nhiều doanh nhân, giám đốc và nhà khoa học đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách xuất phát từ thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đến nay ngày càng gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp chip Trung Quốc. Ít nhất một hãng đã phải chia tay nhân sự cấp cao trong vài tuần gần đây. Simon Yang, cựu CEO Yangtze Memory Technologies, đã từ chức vào tháng trước. Yangtze là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất cả nước.
Theo tiểu sử, Yang theo học Học viện bách khoa Rensselaer tại Mỹ và làm việc tại đay trong hai thập kỷ trước khi trở về quê hương năm 2010. Dù vậy, không có thông tin công khai về quốc tịch của ông.
Du Lam (Theo SCMP)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 5 (Lần 2)
- ·TP.HCM: Tự chủ tài chính, xã hội hóa một số lĩnh vực công lập
- ·Cần điều phối ODA mạnh mẽ hơn
- ·Xây dựng sân chơi bình đẳng cho DN
- ·Vụ cơ sở Phương Anh và Luật bảo vệ trẻ em
- ·Nên thận trọng khi sử dụng đòn bẩy để đầu tư chứng khoán trong ngắn hạn
- ·VietinBank tuyển dụng gần 200 chỉ tiêu trên toàn hệ thống
- ·DN Nhật đầu tư vào Bình Dương theo hướng bền vững
- ·Quy định chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- ·Hà Nội thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp ven sông Tô Lịch từ ngày 1/2
- ·Chồng ăn chả, vợ trả đũa xơi nem tại cơ quan
- ·'Bão ngầm' tập 34: Ai là người giúp 'Ong chúa' giết Toàn 'khỉ đốm'?
- ·Giải pháp cho những đột phá mới
- ·KBNN Đắk Lắk từ chối thanh toán khoảng 1,8 tỷ đồng trong quý I/2018
- ·Nỗi đau cô giáo nuôi con ung thư máu
- ·Không khó vượt qua thách thức
- ·Samsung sẽ đầu tư vào Nhiệt điện Vũng Áng III
- ·Đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam
- ·Giá xăng dầu hôm nay 07/12: Giữ đà giảm do lo ngại dư cung
- ·Hà Nội chủ động kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để bị động, bất ngờ