【lịch thi đấu c1 châu a】Xây dựng Việt Nam giàu mạnh, Ấn Độ hùng cường
- Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: Quan hệ giữa hai nước bước vào một giai đoạn phát triển mới,âydựngViệtNamgiàumạnhẤnĐộhùngcườlịch thi đấu c1 châu a cần những nỗ lực mới, quyết tâm mới để đạt được những thành tựu to lớn hơn...
Mục tiêu của hai nước không có gì khác hơn là một Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, một Ấn Độ hùng cường có uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi gặp. Ảnh TTXVN |
Sáng nay theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Bảo tàng tưởng niệm Nehru ở Thủ đô New Delhi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi gặp gỡ và nói chuyện trước khoảng 300 chính khách, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả và các sinh viên Ấn Độ.
Bảo tàng tưởng niệm Nehru là nơi lưu giữ những dấu ấn lịch sử về cuộc đời và hoạt động của Jawaharlal Nehru, nhà lãnh đạo kiệt xuất, người suốt đời phấn đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Ấn Độ, vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới - người bạn lớn thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam.
Sự trỗi dậy của châu Á
Mở đầu bài nói chuyện, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã điểm lại những biến chuyển nhanh chóng, sâu sắc và toàn diện của thế giới trong 2 thập niên đầu của thế kỷ 21, trong đó sự trỗi dậy của châu Á được xem là một trong những chuyển dịch mạnh mẽ nhất, khơi dậy nhiều cảm hứng nhất.
Chủ tịch nước nêu rõ, chỉ trong vài thập niên, thế giới đã liên tục chứng kiến những kỳ tích mà Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... đã lập nên. Điều trùng hợp lý thú là trung tâm của các kỳ tích đó đều nằm ở khu vực Ấn Độ Dương và châu Á - Thái Bình Dương...
Thời gian qua, tại khu vực này đã xuất hiện hàng loạt các ý tưởng, sáng kiến, chiến lược hợp tác dài hạn mang tầm liên khu vực và toàn cầu. Đó là: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực của ASEAN và 6 nước đối tác; chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ; sáng kiến liên kết “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc; chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Nhật Bản; tầm nhìn “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” của Mỹ và gần đây nhất là sự hình thành của Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương với sự tham gia của 11 nền kinh tế ở hai bờ Thái Bình Dương…
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và Thủ tướng Narendra Modi đón Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân. Ảnh QĐND |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Nếu những ý tưởng, sáng kiến và chiến lược nêu trên trở thành hiện thực như tuyên bố của những người sáng lập, chúng ta sẽ chứng kiến sự hình thành một không gian an ninh và phát triển mới: Không gian Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Và sự kết nối ngày càng chặt chẽ hơn cả về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương sẽ tạo dựng một động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy xu hướng đưa thế kỷ của châu Á trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương”.
Thế kỷ của Ấn Độ Dương – Châu Á – Thái Bình Dương
Đứng trước các câu hỏi: Thế kỷ này có trở thành thế kỷ của Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương hay không? Khu vực này có thật sự trở thành tâm điểm kết nối các nguồn lực, hài hòa các lợi ích để tiếp tục phát triển năng động, bền vững hơn nữa hay không?
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu quan điểm, khát vọng chỉ có thể trở thành hiện thực khi tất cả các nước đều chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực mở, dựa trên luật pháp quốc tế... không một quốc gia, một dân tộc, một nhóm dân cư nào bị bỏ lại phía sau; khát vọng chỉ có thể trở thành hiện thực khi tất cả các nước cùng nỗ lực bảo vệ sự tự do, thông suốt của các tuyến đường hàng hải, hàng không, thương mại, không để Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương bị chia cắt, ngăn cản hay bị chia rẽ; các nước cần kề vai, sát cánh xây dựng một không gian sinh tồn và phát triển chung với niềm tin Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương đủ lớn để tất cả các nước cùng phát triển thịnh vượng.
Dẫn lại câu nói của Anh hùng dân tộc Ấn Độ Mahatma Gandhi: “Bạn phải chính là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy trong thế giới này”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chỉ rõ, việc hiện thực hóa khát vọng trên phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và ý chí cùng quyết tâm hợp tác của các nước trong khu vực, trong đó có Ấn Độ, Việt Nam và ASEAN.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao phát biểu của Thủ tướng Narendra Modi tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ: Chính sách “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ “được xây dựng xoay quanh ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”. Với chính sách này, Ấn Độ đang nỗ lực kết nối thực chất, hội nhập sâu hơn về kinh tế, chính trị và tăng cường giao lưu nhân dân với các nước ASEAN.
Chủ tịch nước bày tỏ quan điểm: “Rõ ràng, chỉ có thể dựa trên sự kết nối ngày càng chặt chẽ về hạ tầng, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ… Ấn Độ và ASEAN mới có thể tăng thêm sức mạnh, cùng phát huy vai trò, vị thế, góp phần tạo dựng một không gian phát triển chung cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển và ứng phó hiệu quả hơn với các biến động và thách thức từ bên ngoài”.
Sự vươn lên của Ấn Độ luôn gắn liền với sự thịnh vượng, phồn vinh của châu Á
Sau khi điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong một thế giới đang biến chuyển nhanh chóng hiện nay, hai nước tự hào nhận thấy quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam - Ấn Độ vẫn thủy chung son sắt và ngày càng phát triển tốt đẹp.
Thủ tướng Narendra Modi đã nhấn mạnh “Việt Nam là ưu tiên cao nhất trong nỗ lực tăng cường quan hệ của Ấn Độ với châu Á - Thái Bình Dương”. Trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, Ấn Độ luôn là một trong những đối tác ưu tiên quan trọng nhất.
Chủ tịch nước chia sẻ: “Cách đây đúng 60 năm, khi đến thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng tôi từng khẳng định “Ấn Độ là một nước độc lập, hùng mạnh, đã có nhiều cống hiến quý báu cho hòa bình châu Á và thế giới”. Nhận định đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Chúng tôi vui mừng nhận thấy trong những năm qua, sự vươn lên của Ấn Độ luôn gắn liền với sự thịnh vượng, phồn vinh của châu Á. Con đường phát triển hòa bình của Ấn Độ luôn là nhân tố quan trọng mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định ở khu vực. Với tiềm lực và đóng góp của mình, Ấn Độ xứng đáng đóng một vai trò lớn hơn ở Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới”.
Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam hoan nghênh Ấn Độ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng ở khu vực, nhất quán ủng hộ Ấn Độ tham gia tích cực vào các cơ chế liên kết, hợp tác khu vực..
Một Việt Nam giàu mạnh, một Ấn Độ hùng cường
Về quan hệ hai nước, Chủ tịch nước cho biết: Hai bên đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động giai đoạn 2017 - 2020 với nhiều kết quả tích cực. Hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh được mở rộng và trở thành trụ cột chiến lược trong quan hệ hai nước. Hợp tác kinh tế - thương mại tăng trưởng với tốc độ cao. Hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch, giao lưu nhân dân ngày càng đi vào chiều sâu, vun đắp nền tảng xã hội bền chặt cho quan hệ hai nước. Năm 2017 là Năm hữu nghị kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ảnh TTXVN |
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh, quan hệ giữa hai nước bước vào một giai đoạn phát triển mới, cần những nỗ lực mới, quyết tâm mới của cả hai bên để đạt được những thành tựu to lớn hơn, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân hai nước. Mục tiêu của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta không có gì khác hơn là một Việt Nam giàu mạnh, phát triển bền vững, một Ấn Độ hùng cường có uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, cùng đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực cũng như thế giới.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang chia sẻ: Trước hết, phải tăng cường hơn nữa sự kết nối về kinh tế - thương mại, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.
Cùng với đó, thúc đẩy kết nối hợp tác về biển, coi đây là lĩnh vực then chốt không chỉ trong quan hệ hai nước mà còn đối với môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương.
Đẩy mạnh kết nối trong thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững ở hai nước, gắn kết chặt chẽ giữa khuôn khổ Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững với các khuôn khổ hợp tác khu vực, trong đó có cơ chế hợp tác Mekong - sông Hằng. Tiếp tục hợp tác chặt chẽ, cùng nhau xây dựng cấu trúc khu vực mới cởi mở, mang tính bao trùm và cùng chia sẻ giá trị, lợi ích của hòa bình.
Thực hiện có hiệu quả các nội hàm của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ, quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ với tầm nhìn mới. Một quan hệ đối tác chiến lược tốt ở mọi tầng nấc không chỉ đem lại lợi ích cho Việt Nam và Ấn Độ, mà còn đóng góp vào hòa bình và phát triển của khu vực.
Chủ tịch nước cũng cho rằng, Việt Nam và Ấn Độ cần phối hợp hành động chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong các cơ chế của Liên Hợp Quốc và ASEAN; tích cực tham gia xây dựng và định hình các khuôn khổ và phương cách hợp tác; tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để bảo đảm hòa bình, hợp tác và phát triển, đem lại tương lai tươi sáng cho Ấn Độ Dương - CA-TBD.
Từ câu khẳng định của Thủ tướng Jawaharlal Nehru: “Thời gian không đo bằng năm tháng mà đo bằng hành động, cảm nhận và những kết quả của chúng ta”, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng, với bề dày hàng nghìn năm lịch sử của mối liên hệ bền chặt về văn hóa, tình cảm hữu nghị, tầm nhìn chung hướng đến tương lai, với nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước, hai nước có cơ sở vững chắc để tin tưởng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng phát triển, trở thành trọng tâm trong kết nối phát triển khu vực, góp phần làm nên những kỳ tích của Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương trong thế kỷ 21, đóng góp xứng đáng vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Cùng nỗ lực tạo dựng một không gian an ninh và phát triển mới
Kết thúc bài nói chuyện, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dành thời gian trả lời một số câu hỏi của các đại biểu.
Chia sẻ về cơ sở của khái niệm Ấn Độ Dương - châu Á-Thái Bình Dương và sự lạc quan về tương lai của khu vực này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương có sự kết nối tự nhiên về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa từ nhiều thế kỷ. Tất cả các sáng kiến liên kết khu vực mà lãnh đạo các nước đưa ra gần đây, nếu được thực hiện đúng như tuyên bố, sẽ góp phần tạo ra một tương lai hòa bình, hợp tác và thịnh vượng chung ở Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Đây là thời cơ và thuận lợi cơ bản để chúng ta cùng nỗ lực tạo dựng một không gian an ninh và phát triển mới: Không gian Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng các học giả Ấn Độ. Ảnh TTXVN |
Bày tỏ quan điểm về sự tương quan giữa “Chính sách hướng Đông” và “Hành động hướng Đông” với ý tưởng và tầm nhìn về sự kết nối giữa hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Chủ tịch nước nhấn mạnh, việc triển khai “Chính sách hướng Đông” và “Hành động hướng Đông” của Ấn Độ sẽ góp phần phát triển không gian Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực bền vững, bao trùm trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Tầm nhìn Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương trở thành hiện thực sẽ tạo cơ sở cho chính sách “Hành động hướng Đông” đạt được các mục tiêu, lợi ích đề ra.
Trả lời câu hỏi về vai trò của ASEAN trong sự kết nối giữa hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương và tương lai của Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch nước cho biết, về mặt địa lý, các nước ASEAN nằm ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương. Tất cả các tuyến đường hàng hải quan trọng nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều đi qua Đông Nam Á. ASEAN là tổ chức khu vực duy nhất có khuôn khổ và cơ chế hợp tác chặt chẽ với tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Do vậy, mọi sáng kiến liên kết khu vực đều có vai trò quan trọng đối với ASEAN. Một ASEAN tự cường, đoàn kết, có quan hệ cởi mở với bên ngoài là nhân tố quan trọng bảo đảm Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Thời gian tới, các cơ chế của ASEAN sẽ có điều kiện phát huy hơn nữa vai trò và thế mạnh của mình trong tiến trình kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, góp phần tạo dựng tương lai chung tươi sáng cho Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận cuốn sách viết về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Ảnh TTXVN |
* Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ ra mắt sách về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, mang tên “Emerging Horizons in India - Viet Nam Relations” (Những chân trời tương lai trong quan hệ Ấn Độ - Việt Nam).
Sức mạnh của ngôi sao Việt Nam
Tại Bảo tàng tưởng niệm Nehru, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ công bố thành lập Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam trực thuộc Viện Khoa học xã hội (ISS) Ấn Độ.
Giám đốc Viện Khoa học xã hội Ash Narain Roy cho biết, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam được thành lập với trọng tâm là nghiên cứu và tổ chức các hoạt động học thuật liên quan đến quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trong các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, chiến lược, kinh tế, thương mại…
Ông Ash Narain Roy đánh giá, thế giới đang ngày càng quan tâm đến Ấn Độ và nhìn nhận một cách ôn hòa về sự gia tăng của Ấn Độ trên toàn cầu. Nhưng có một sức mạnh khác đang ngày càng nổi lên trên sân khấu toàn cầu, đó là Việt Nam. Sức mạnh của ngôi sao Việt Nam trong ASEAN không chỉ ở sự lãnh đạo năng động mà còn tốc độ tăng trưởng ấn tượng của nước này. Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến các trung tâm ảnh hưởng và động lực tăng trưởng mới, trong đó có Việt Nam và Ấn Độ. Đây cũng sẽ là nội dung nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam.
Theo kế hoạch hành động năm nay, Trung tâm sẽ tổ chức Hội thảo bàn tròn về tình hình nghiên cứu Việt Nam ở các nhóm “think tank” và trường đại học Ấn Độ, Hội thảo về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và tổ chức đoàn thăm làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam cùng một số cơ sở nghiên cứu khác ở Hà Nội.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, đặc biệt trong nghiên cứu và trao đổi học thuật. Trong những năm qua, Đại sứ quán Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức nhiều hội thảo, trao đổi học giả giữa hai bên. Với sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, các hoạt động này sẽ được được tổ chức thường xuyên và có hệ thống hơn.
Đại sứ Tôn Sinh Thành tin tưởng Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam sẽ trở thành một địa chỉ nghiên cứu tin cậy về Việt Nam tại Ấn Độ. Đặc biệt, sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam ở Ấn Độ cùng với Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ ở Việt Nam, được khai trương vào tháng 9/2014 nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Viện Khoa học Xã hội được thành lập năm 1985, là một trong những cơ quan nghiên cứu uy tín của Ấn Độ về các vấn đề chính sách và phát triển.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ
Tại Phủ Thủ tướng Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xổ số Vietlott Power 6/55: Giải Jackpot hơn 35 tỷ đồng có tìm thấy chủ nhân ngày hôm qua?
- ·Khi giao thông… khơi thông “cánh cửa“ kinh tế
- ·Kỳ vọng những thương vụ M&A “bom tấn”
- ·Bàn về dự kiến kế hoạch 2023
- ·Top 3 điện thoại thông minh 2018 ‘đáng đồng tiền bát gạo’ bạn nên mua
- ·Arsenal trở lại top 4 Ngoại hạng Anh
- ·Kinh tế năm 2023: Mấu chốt là ổn định vĩ mô
- ·Thừa Thiên Huế khởi công Dự án khu công nghiệp hơn 2.600 ty đồng
- ·Chỉ sau 2 tuần ra mắt, mẫu xe này đã có hơn 400 đơn đặt hàng
- ·“Mưa” thẻ đỏ tại vòng chung kết U21 Quốc gia 2023
- ·Hai chiếc ô tô này đang được giảm giá mạnh 50 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam
- ·Thay đổi quy mô đầu tư Dự án đường nối cao tốc Nội Bài
- ·Những chuyển biến bước đầu
- ·Arsenal hạ Man City ở loạt luân lưu Siêu Cup Anh
- ·Giữ vững nhịp sản xuất, Tập đoàn Dầu khí nộp ngân sách 31,4 ngàn tỷ đồng
- ·Bộ Công thương đề nghị Gia Lai sớm giao mặt bằng dự án thuỷ điện Yaly mở rộng
- ·FIFA miễn phí 20.000 vé World Cup nữ ở New Zealand
- ·Tuyển Nữ Việt Nam thi đấu quả cảm trong trận cầu lịch sử ở World Cup
- ·Những dấu hỏi lớn quanh vụ đại lý Hyundai 'fake' và lời trần tình từ người trong cuộc
- ·Những quy định mới về tiền lương từ tháng 8/2021