【lịch thi đấu atalanta】Hoạt động sản xuất tại châu Á tiếp tục phục hồi
Số liệu thống kê ngày 1/12 cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là tín hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trên đà phục hồi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Theo tập đoàn truyền thông Caixin, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) - thước đo quan trọng cho thấy mức độ hoạt động của các doanh nghiệp của Trung Quốc - đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 3 năm qua. Cụ thể, chỉ số PMI này đạt 54,9, cao hơn so với mức 53,6 trong tháng 10 và là mức cao nhất kể từ tháng 11/2010. Chỉ số PMI cao hơn 50 được xem là phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã "đạt mức tăng rõ rệt về sản lượng" trong tháng 11 do lượng đơn đặt hàng tăng cao hơn, cũng như sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng COVID-19 đầu năm nay. Caixin nêu rõ số liệu này cho thấy xu hướng phục hồi sẽ tiếp tục nhờ nhu cầu tiêu dùng nội địa ổn định hơn. Tuy nhiên, bất chấp mức tăng rõ rệt trong hoạt động mua sắm, thời gian nhận hàng tiếp tục bị kéo dài, do tình trạng thiếu hụt hàng hóa dự trữ của các nhà phân phối.
Thống kê của Caixin bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung Quốc, trong khi thống kê của Chính phủ Trung Quốc tập trung hơn vào việc theo dõi các tập đoàn lớn. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, PMI nước này trong tháng 11 là 52,1, cao hơn so với mức 51,4 đạt được trong tháng trước đó, và bằng mức của tháng 9/2017.
Chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard thuộc cơ quan tư vấn Capital Economics nhận định hoạt động tuyển dụng tại Trung Quốc "rất đáng khích lệ", đồng thời cho rằng những bước tiến trong thị trường lao động sẽ giúp thúc đẩy phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng.
Một báo cáo của công ty Capital Economics cho rằng, xuất khẩu cũng là một yếu tố quan trọng. Các khảo sát cho thấy nhu cầu của các nước đối với những sản phẩm liên quan đến dịch COVID-19 vẫn ở mức cao, trong bối cảnh nhiều nước áp đặt lệnh phong tỏa mới, do đó, hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc có thể tiếp tục tăng trong tương lai gần.
Trong khi đó, các khảo sát công bố cùng ngày cho thấy hoạt động sản xuất tại nhiều nước châu Á cũng đã tăng trong tháng 11. Cụ thể, chỉ số hoạt động sản xuất của Nhật Bản trong tháng 11 đạt 49, tăng so với mức 48,7 của tháng trước đó. Tại Hàn Quốc, con số này là 52,9 - mức cao nhất kể từ tháng 2/2011 và là tháng thứ 2 liên tiếp hoạt động sản xuất tăng. Công ty Capital Economics đánh giá lĩnh vực công nghiệp châu Á nhìn chung vẫn sẽ duy trì đà tăng mạnh mẽ trong những tháng tới, qua đó giúp phục hồi kinh tế đi đúng hướng./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Xử phạt Công ty Cổ phần S.P.M vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
- ·Hồ sơ sức khỏe điện tử
- ·Viettel mở rộng gói cước, giảm giá hơn 50% data roaming ở Mỹ và Nhật Bản
- ·Mặt bằng lãi suất ổn định
- ·Petrovietnam
- ·Cơn sốt 'túi mù' khuấy đảo thị trường thương mại điện tử Việt
- ·Unitel ghi dấu ấn trên hành trình chuyển đổi số ở Lào
- ·Quảng Ngãi đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số nông nghiệp
- ·Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024
- ·FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI ở Nhật Bản
- ·Thu hồi thuốc Viên nén Cetecocenzitax (Cinarizin 25mg) tại Nam Định
- ·Xiaomi phát triển chip di động riêng
- ·Nhiều startup công nghệ thắng lớn tại Techfest Việt Nam 2024
- ·Bitcoin phá mốc 90.000 USD
- ·Nhân tài đất Việt 2020: Tôn vinh nhân tài có cống hiến cho mục tiêu xây dựng quốc gia số
- ·Số hóa thúc đẩy phát triển nông nghiệp ở Hậu Giang
- ·Cuộc chiến bán dẫn Mỹ
- ·Huawei ra mắt smartphone Mate mạnh nhất
- ·Hôm nay (28/1): Đại hội XIII nghe báo cáo, xem xét công tác nhân sự
- ·Hải Phòng đẩy mạnh số hóa, cải cách hành chính theo Đề án 06