【bảng xếp hạng giải vô địch nga】Nâng tầm giá trị tôm Cà Mau
(CMO) Không còn dừng lại ở con số gần 1.000 ha với năng suất đạt 50-60 tấn/ha hay tỷ lệ thành công trên 85%... mô hình nuôi tôm siêu thâm canh đã vươn lên bậc thang mới, nấc thang của giá trị và chất lượng với mặt hàng tôm oxy.
Tôm oxy (tôm sống) có lẽ không xa lạ với mọi người đối với con tôm sú, nhưng đối với con tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh thì toàn tỉnh không nhiều người nuôi được. Bởi nó đòi hỏi phải đạt kích cỡ lớn (từ 30 con/kg trở xuống), tôm phải đủ mạnh để đảm bảo cho hành trình di chuyển dài, đặc biệt là được kiểm tra việc tồn lưu kháng sinh rất cẩn trọng... Do đó, thoả mãn được những yêu cầu này trên con thẻ chân trắng là điều không hề đơn giản, đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật cao, vốn lớn...
Theo quy trình nuôi tôm "tuần hoàn nước khép kín” của Công ty Việt Mỹ, ông Đường thu hoạch trên 7,3 tấn tôm thẻ chân trắng. |
Quần áo lấm lem bùn và ướt đẫm mồ hôi nhưng trên gương mặt ông Huỳnh Văn Đường với vẻ vui tươi, háo hức lộ rõ qua từng lời nói, nụ cười. Từ sáng sớm, ông đã chuẩn bị chu toàn mọi thứ cho việc thu hoạch đầm tôm siêu thâm canh của gia đình tại ấp Nhị Nguyệt, xã Trần Phán, huyện Đầm Dơi. Sau 3 tháng ăn ngủ cùng với ao tôm siêu thâm canh 1.200 m2, đã mang về cho ông hơn 7,3 tấn tôm thẻ, loại 25,3 con/kg. Với giá thương lái thu mua tại đầm tôm là 194.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả chi phí, ông Đường còn lãi ròng khoảng 800 triệu đồng. “Kết quả này vượt xa sự mong đợi ban đầu của gia đình”, ông Đường vui mừng cho biết.
Ông Đường chia sẻ, đây là vụ thứ 2 gia đình ông thực hiện mô hình nuôi tôm siêu thâm canh. Tuy nhiên, do vụ đầu thu hoạch tôm kích cỡ nhỏ (60 con/kg) nên lợi nhuận mang về không cao, chỉ khoảng 300 triệu đồng, không được như vụ này. Được biết, ao nuôi của ông Đường là 1 trong hơn 100 ao nuôi của nông hộ được Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại MTV Việt Mỹ (Công ty Việt Mỹ) bỏ vốn đầu tư ban đầu hay liên kết đầu tư nuôi theo quy trình nuôi tôm "tuần hoàn nước khép kín".\
Chỉ với ao nuôi 1.200 m2, vụ vừa rồi ông Đường thu lợi nhuận khoảng 800 triệu đồng. |
Ông Đường cho biết thêm, gia đình ông được Công ty Việt Mỹ bỏ vốn đầu tư ban đầu toàn bộ, từ vật tư trang bị ao nuôi, vi sinh xử lý nước, con giống, thức ăn, kỹ thuật suốt quá trình nuôi, kể cả việc thu mua tôm nguyên liệu khi thu hoạch…
Khi được hỏi về hiệu quả mà quy trình nuôi “tuần hoàn nước khép kín” trong 2 vụ nuôi vừa qua, ông Đường cười hiền, chia sẻ: “Như mấy chú đã thấy, tôm đủ tiêu chuẩn bán hàng oxy đã nói lên hiệu quả. Tôm vừa lớn nhanh, khoẻ mạnh lại không nhiễm kháng sinh, bán giá cũng cao hơn mặt tôm đá (tôm đông đá) gần 20.000 đồng/kg. Nhờ vậy, chỉ qua 2 vụ nuôi không chỉ hoàn trả toàn bộ số tiền trên 700 triệu đồng Công ty Việt Mỹ đã đầu tư ban đầu mà ông còn dư vài trăm triệu để tiếp tục sản xuất”.
Mặc dù chỉ mới xuất hiện trên đồng đất Cà Mau khoảng 2 năm nay, nhưng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với những ưu thế của mình đã tạo ra sức hấp dẫn mãnh liệt với người nông dân. Minh chứng là diện tích luôn tăng không ngừng với tốc độ ngày một nhanh. Tuy nhiên, diện tích lớn hay nhỏ không phải là vấn đề quá quan trọng, cái chính là giá trị kinh tế mà nó mang lại cho nông dân, cho xã hội cả trước mắt và lâu dài.
Kỹ sư Đặng Hải Đăng, phụ trách kỹ thuật của Công ty Việt Mỹ, cho biết, quy trình nuôi “tuần hoàn nước khép kín” tức là lượng nước thay hằng ngày cho ao nuôi được giữ lại để xử lý và tiếp tục cấp lại cho ao nên tuyệt đối không gây ô nhiễm môi trường, giảm chi phí và tăng số vụ nuôi trong năm…
Để hướng tới hoàn thành mục tiêu sản lượng tôm nuôi đạt trên 280.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2 tỷ USD/năm vào năm 2020, thì con tôm công nghệ cao, tôm siêu thâm canh được xem là bước đột phá. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng diện tích ở các vùng trọng điểm đã quy hoạch, thì tìm giải pháp để tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm mới là yếu tố quyết định.
Ông Diệp Thanh Hải, Chủ tịch Hội Thuỷ sản, cho biết, để tăng giá trị con tôm, thời gian tới, hội sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, đơn vị và doanh nghiệp để thực hiện sâu rộng chuỗi liên kết giá trị sản phẩm. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ hội viên, nông dân tổ chức lại sản xuất hàng hoá đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.
Vùng đất Cà Mau với nhiều tiềm năng để phát triển ngành hàng tôm, nếu được đầu tư đúng mức, đúng hướng sẽ không dừng lại ở con số 2 hay 3 tỷ USD/năm mà có thể tăng cao hơn nhiều./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Con dâu mới bỏ đi, mẹ anh mới tìm xin tôi tha thứ
- ·Xuất siêu gần 5 tỷ đô
- ·Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình dài
- ·Bạn muốn hẹn hò: Được mẹ bí mật đăng ký, U45 cưới vợ đẹp sau 4 tháng quen
- ·Mất do tai nạn lao động ở nước ngoài, bồi thường chia cho ai?
- ·Nga, Belarus có thể hợp nhất một phần nền kinh tế từ năm 2021
- ·Món thịt hầm từ xác ướp bò rừng đóng băng
- ·Tỷ phú ấu dâm từng đe dọa tiết lộ chuyện ngoại tình của Bill Gates
- ·Yêu người giàu là sự 'bảo lãnh' ngọt ngào
- ·Nỗi đau của người cha cãi bác sĩ, cho con ăn bánh trên giường bệnh
- ·Ly hôn nhưng chồng nhất định không chịu chia đất
- ·Bếp ăn 0 đồng giúp người khó khăn ở Đà Nẵng
- ·Thủy sản Việt Nam có vượt qua đợt thanh tra IUU vào tháng 4/2024?
- ·Ám ảnh 'mặt hoa da phấn' ở Hàn Quốc
- ·Người dân “xin được tự giải quyết” sau 13 năm đi khiếu kiện
- ·Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh để mở ra cơ hội xuất khẩu
- ·Bị bạn trai bỏ rơi khi mang thai, cô gái trẻ gửi con vào mái ấm
- ·Kỳ vọng bắt kịp sự phục hồi của xuất khẩu đồ gỗ, nội thất từ hoạt động xúc tiến thương mại
- ·Và những đóa loa kèn đã nở
- ·Kim ngạch nhập khẩu điện thoại và linh kiện giảm 12 tỷ USD