【bd ltd u23 chau a】Ngành Tài chính không né tránh vấn đề "nóng"
Chạy đua cùng tin nóng
Nói như vậy không hề khoa trương,ànhTàichínhkhôngnétránhvấnđềampquotnóbd ltd u23 chau a bởi vì Báo Hải quan là một trong hai tờ báo của ngành Tài chính. Hiện Báo Hải quan với 3 ấn phẩm báo giấy, báo điện tử và phiên bản Báo Hải quan điện tử tiếng Anh (tờ báo duy nhất của ngành Tài chính có phiên bản điện tử tiếng Anh), đã và đang "gánh trên vai" trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính- hải quan.
Làm báo liên quan đến hoạt động kinh tế- tài chính không hề dễ dàng. Với các cơ quan báo chính thống, trực thuộc các bộ, ngành lại càng khó. Trong thời buổi thông tin như vũ bão, từng giờ, thậm chí từng phút giây, những người làm báo ngành Tài chính như Báo Hải quan phải "đau đầu" cân nhắc sao cho thông tin vừa chính xác, kịp thời, vừa phải hấp dẫn bạn đọc, là một việc vô cùng khó.
Là cơ quan giữ "tay hòm chìa khóa" của quốc gia, quản lý thu- chi ngân sách, nên các chính sách tài chính- ngân sách có ảnh hưởng trực tiếp, thiết thực đến đời sống của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh các chính sách đang dần thực hiện theo lộ trình như chính sách giá cả, thuế, phí... Những người làm báo ngành chúng tôi hiểu trước mỗi quyết sách, Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Tài chính luôn cân nhắc rất kỹ, nhưng đôi khi vẫn không tránh khỏi sự phản ứng của dư luận. Khi đó, chúng tôi, không chỉ làm tốt chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền tạo sự đồng thuận của người dân, mà còn phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ trong việc dự báo cho công tác điều hành tài chính- ngân sách, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện việc áp dụng chính sách vào thực tế cuộc sống là lăng kính giúp cơ quan quản lý điều chỉnh, cải cách chính sách.
Ví như trước đây, khi chưa “trả” điều hành giá sữa, giá xăng dầu về các bộ, ngành quản lý, mỗi lần chuẩn bị tăng giá sữa, giá xăng dầu là dư luận lại sôi sục. Chúng tôi còn nhớ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi còn là Bộ trưởng Bộ Tài chính có lần tiếp xúc báo chí đã nhẹ nhàng trách báo chí, khi giảm giá xăng thì đưa cái tin bé xíu chẳng ai thấy, nhưng khi tăng giá thì các báo giật tít ầm ầm. Có nghĩa, nếu chỉ nhìn sự việc phiến diện, sẽ không thấy được nỗ lực của cơ quan quản lý. Mặc dù khi đó, có lúc để bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, cơ quan quản lý giá của Bộ Tài chính đã “neo” giá rất lâu, trích Quỹ bình ổn giá và doanh nghiệp không lấy lợi nhuận định mức cố định cho mỗi lít xăng dầu… tổng cộng lên đến vài nghìn đồng/lít xăng. Nhưng vì kìm giá quá lâu, khi tăng, dư luận lại "sốc" và... đổ lỗi cho cơ quan quản lý.
Những “nỗi oan” đó, Báo Hải quan đã nhiều lần đề cập, phân tích nhiều chiều, từ chuyển tải thông tin chính thức của cơ quan quản lý đến lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế am hiểu. Đến bây giờ vẫn thế, những người làm Báo Hải quan chúng tôi luôn xác định đó là nhiệm vụ của những người làm báo.
Ví như trung tuần tháng 3 vừa qua, sau một cuộc họp báo của Bộ Tài chính, các báo chí mổ xẻ và dư luận xôn xao một phen khi thanh lý xe công rẻ mạt với mức trung bình là 46,2 triệu đồng/xe. Ngay ở thời điểm “tâm bão”, phóng viên Báo Hải quan đã phỏng vấn Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản, Bộ Tài chính. Khi vị lãnh đạo này phân tích rõ, mới thấy cách hiểu như trên là phiến diện. Có trường hợp xe công có giá trị trên sổ kế toán bằng 0 đồng, nhưng vì là xe cổ, nhiều người ưa thích thì số tiền thu về từ việc bán chiếc xe đó có thể lên tới hàng tỷ đồng. Nhưng đó là trường hợp hiếm, vì nhiều xe đã quá cũ, khi bán giá tài sản tùy theo thị trường, thường là giá thấp. Như vậy, với những chiếc xe công có giá trị còn lại trên sổ sách rất thấp mà nếu thực sự bán được với giá bình quân 46,2 triệu đồng/chiếc vẫn có thể nói là “lãi” chứ không hề “rẻ mạt” như dư luận lo lắng.
Hay như gần đây, có thông tin về người dân bị “hành” khi “ôm tiền tỷ nộp lệ phí"; thất thu hàng chục tỷ đồng tiền thuế từ các hộ kinh doanh lớn, sạp hàng chợ đầu mối; việc tăng lệ phí trước bạ ô tô, xe máy…, Báo Hải quan đã đề cập cụ thể để rộng đường dư luận, tránh sự hiểu nhầm hay đổ lỗi cho cơ quan quản lý vô cảm trước người dân và doanh nghiệp.
Ở khía cạnh khác, Báo Hải quan cũng lập diễn đàn nêu lên những đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ để cơ quan quản lý kịp thời điều chỉnh. Tháng 3 vừa qua, sau bài trả lời phỏng vấn trên Báo Hải quan của ông Vũ Vinh Phú, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan trong đó có Bộ Tài chính (cơ quan Thuế) nghiên cứu ý kiến về công khai thuế trong bán lẻ. Trong bài phỏng vấn, ông Vũ Vinh Phú nêu ý kiến cho rằng, khâu bán lẻ đang ăn quá nhiều lợi nhuận. Để tạo môi trường bình đẳng, minh bạch cho ngành bán lẻ, ông Vũ Vinh Phú đề xuất phải công khai thuế của các siêu thị trong và ngoài nước, không chỉ bán lẻ mà còn các mảng nhà hàng, dịch vụ kèm theo; tiến tới các siêu thị lớn phải kết nối phần mềm bán hàng thường xuyên với Cục Thuế để kiểm soát doanh thu. Sau khi xem xét, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nghiên cứu, xử lý vấn đề trên.
Không né tránh
Chủ động cung cấp thông tin, không né tránh thông tin nóng là quan điểm của người đứng đầu ngành Tài chính. Chúng tôi đã từng gặp nhiều lần hình ảnh, người phát ngôn của Bộ Tài chính- Thứ trưởng Vũ Thị Mai trong “vòng vây” của báo chí. Khi đó, Thứ trưởng đã trực tiếp gọi điện cho một vụ trưởng (sau khi nghe một số nhà báo phàn nàn không liên lạc được) yêu cầu gặp gỡ báo chí để làm rõ vấn đề đang là “tâm điểm” của dư luận.
Để những thông tin phản hồi đa chiều đến được với độc giả nhanh nhất, ngoài kỹ năng tác nghiệp của phóng viên, sự chỉ đạo kịp thời của Ban Biên tập Báo Hải quan, không thể không kể đến sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền các vụ, cục đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính. Những năm gần đây, người làm báo ngành Tài chính chúng tôi nhận được sự hỗ trợ không nhỏ từ Bộ Tài chính. Nhìn chung các vụ, cục, các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính đã có phản ứng nhanh nhạy trước những vấn đề dư luận quan tâm. Nếu có thông tin “nóng” cần góc nhìn đa chiều, ngay lập tức Bộ Tài chính sẽ tổ chức họp báo. Trong năm 2016, để cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính đã tổ chức 42 cuộc họp báo định kỳ và chuyên đề; cung cấp trên 40 lượt thông cáo báo chí, thông tin báo chí định kỳ và đột xuất. Các đơn vị chuyên môn của Bộ Tài chính đã trả lời gần 100 cuộc phỏng vấn có tính chất chuyên đề về các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tài chính và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm...
Hiếm có bộ, ngành nào có số lượng cuộc họp báo, thông cáo báo chí, thông tin báo chí nhiều như vậy. Không chỉ số lượng, các nội dung thông tin cung cấp cho báo chí rất sâu, đa dạng, đáp ứng nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng.
Những cái nhìn thấu đáo từ hoạt động, cơ chế chính sách của ngành Tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan, chứng khoán, dự trữ nhà nước, phát hành trái phiếu, kiểm soát chi,... đã tạo hiệu ứng tích cực trong dư luận xã hội giúp cho các chính sách tài chính được lan tỏa tới người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng từng đánh giá cao sự đồng hành của các các cơ quan báo chí với ngành Tài chính, góp phần giúp ngành Tài chính hoàn thành nhiệm vụ qua các năm tài chính- ngân sách.
Trong thực hiện nhiệm vụ, bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh thì việc tăng cường công tác kiểm soát, quản lý, chống thất thu cho ngân sách nhà nước; xây dựng thể chế; quản lý tốt chi ngân sách, tăng cường kỷ luật kỷ cương để đảm bảo an toàn nợ công; tăng cường quản lý tài sản công... là những nhiệm vụ thường xuyên của ngành Tài chính. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, không thể thiếu sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí, trong đó có báo chí ngành Tài chính.
Cùng với dòng chảy thông tin chung của xã hội, những người làm Báo Hải quan chúng tôi vẫn ngày ngày trong guồng quay miệt mài, mạnh mẽ. Nếu có ra đường vào những ngày nắng như đổ lửa, hay những ngày mưa dầm gió bấc, phóng viên Báo Hải quan vẫn không quản ngại mà luôn mong muốn mang đến cho độc giả một "bức tranh" đầy đủ, trung thực, khách quan nhất về tài chính- ngân sách. Đó là niềm vui đọng lại sau những nỗi vất vả của người làm báo chúng tôi.
Báo Hải quan luôn xác định là kênh thông tin hai chiều, vừa truyền tải chính sách pháp luật và hoạt động chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ Tài chính, vừa là cầu nối với người dân và doanh nghiệp, kịp thời phản ánh hơi thở từ thực tế cuộc sống. Những phản hồi từ báo chí là một kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo Bộ Tài chính tham khảo trong chỉ đạo điều hành, để chính sách đi vào cuộc sống. |
(责任编辑:World Cup)
- ·‘Đại gia’ đa dại, mỹ nhân tham tiền?
- ·Mexico quyết định ngừng nhập khẩu tôm từ Việt Nam
- ·Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Mexico
- ·71,2 triệu Euro hỗ trợ tăng trưởng xanh tại Việt Nam
- ·Chồng chết, 4 mẹ con sống nương tựa vào hàng xóm
- ·Hội nhập, hợp tác quốc tế về hải quan tạo lực đẩy cho thương mại
- ·300.000 đồng/lần phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- ·Taxi truyền thống ‘bắt tay’ fintech nâng cao trải nghiệm khách hàng
- ·Những điển hình tiêu biểu trong thực hiện Chỉ thị 05
- ·Tháng khuyến mại Hà Nội 2012: Lượng khách và doanh thu tăng mạnh
- ·TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh đêm Noel
- ·Trả lương Hoa hậu Ngọc Hân gần 1 tỷ đồng, doanh nghiệp làm ăn ra sao?
- ·Xuất khẩu cua ghẹ sang EU tăng mạnh
- ·Quyết định lịch sử, Fed tăng lãi suất lên đỉnh 22 năm
- ·Ra tòa và chuyện buồn tranh chấp nuôi con
- ·Việt Nam xuất siêu sang Mexico
- ·71% người Việt Nam đặt niềm tin vào hàng Việt Nam
- ·Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa từ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Kon Tum
- ·Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, cần vốn tối thiểu bao nhiêu?
- ·Ra mắt ứng dụng Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế