【đá banh trực tiếp ngày hôm nay】Cho tiêm trở lại vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem
Khi cho lưu hành trở lại,êmtrởlạivắđá banh trực tiếp ngày hôm nay Bộ Y tế khẳng định: Đã lường trước các sự cố có thể vẫn xảy ra vì nhiều lý do khác không phải do vắc xin, hệ thống tiêm chủng mở rộng quốc gia đã củng cố và chuẩn bị kỹ lưỡng nhất để đảm bảo có thể hạn chế thấp nhất những sự cố đáng tiếc.
Vì sao vẫn có tai biến sau tiêm?
Quinvaxem vẫn đang được tiêm tại hơn 90 quốc gia trên thế giới với 100 triệu liều/năm. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên có quyết định tạm ngưng tiêm vắc xin này sau một thời gian sử dụng để điều tra nguyên nhân một số sự cố sau tiêm.
Sự việc tương tự từng xảy ra ở Srilanka, sau khi cho tiêm trở lại, tỉ lệ tai biến sau tiêm Quinvaxem ở đây không hề thấp hơn so với trước đó. Vì thế, thực tế ở VN có thể sẽ diễn ra như ở Srilanka.
GS - TS. Nguyễn Trần Hiển, Chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng lường trước tình huống này và lý giải: “Ở VN, 60% các ca tai biến xảy ra sau tiêm Quinvaxem là do các nguyên nhân: Trùng hợp với 1 bệnh lý bẩm sinh của trẻ, sốc phản vệ của cơ thể trẻ trước một chất lạ và hiện tượng đột tử.
Có khoảng 40% ca tai biến không rõ nguyên nhân, do thiếu thông tin để kết luận nhưng chưa có một ca nào có bằng chứng là từ chất lượng vắc xin. Các lô vắc xin xảy ra phản ứng ở VN đã được gửi tới Viện kiểm định quốc tế và kết quả kiểm định cho thấy các mẫu đều đạt tiêu chuẩn an toàn. Vì thế, Bộ Y tế mới có quyết định cho tiêm trở lại vắc xin 5 trong 1 này”.
Các tỉnh đã sẵn sàng có thể bắt đầu tiêm trở lại từ tháng 10, chậm hơn thì tháng 11 tới. Hiện đã có 1,5 triệu liều vắc xin Quivaxem được cung cấp cho 63 tỉnh/TP. Để giảm thiểu những nguy cơ xảy ra sau tiêm, trước khi cho tiêm trở lại, Bộ Y tế đã củng cố lại hệ thống tiêm chủng, từ đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tiêm chủng đến Hội đồng đánh giá tai biến vắc xin, cơ sở vật chất.
GS Hiển cho biết: Còn tới 40% ca tai biến không rõ nguyên nhân. Chính vì còn tỉ lệ không nhỏ sự cố như vậy chưa được làm rõ nên người dân vẫn nghi ngại khi đưa con em đi tiêm phòng và cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng nhiều nơi có tâm lý lo ngại.
“Vì thế, chúng tôi chú trọng tập huấn nâng cao khả năng thu thập thông tin, bằng chứng, phân tích nguyên nhân tai biến cho các thành viên Hội đồng đánh giá tiêm chủng ở các địa phương. Để nếu có sự cố xảy ra, họ có thể nhanh nhất vào cuộc tìm ra nguyên nhân và công bố cho người dân. Thông tin càng rõ ràng, minh bạch, người dân mới có thể tin tưởng và đưa con em đi tiêm phòng đầy đủ, đúng thời điểm”.
Bắt buộc mỗi điểm chỉ tiêm 50 trẻ/buổi
TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng khẳng định: Dù Bộ Y tế đã nhận được một số văn bản của các Sở Y tế nói rằng khó thực hiện tiêm 50 trẻ/buổi/điểm tiêm, vì không có nhân lực. Nhưng đây là yêu cầu bắt buộc, bởi chỉ có việc hạn chế số trẻ được tiêm trong một buổi như vậy mới có thể tránh sự lộn xộn, ồn ào khiến cán bộ y tế không thể hướng dẫn các bà mẹ chăm sóc con trước và sau tiêm, tổ chức tiêm cho tốt.
Qua kiểm tra, chúng tôi thấy đã có những điểm tiêm mà huyện chỉ cấp cho tối đa 50 liều vắc xin/buổi để tránh vượt rào. Việc bố trí nhân lực tham gia tiêm chủng có thể phải kéo dài tới vài buổi, thay vì 1 buổi như trước, các tỉnh phải tự sắp xếp.
GS - TS Hiển cho biết thêm: “Lịch tiêm chủng 3 mũi Quinvaxem là 2,3,4 tháng tuổi. Do việc vắc xin tạm dừng từ tháng 5 đến nay, nếu cháu bé nào bị bỏ lỡ hoặc tiêm muộn thì cần được tiêm tiếp chứ không phải tiêm lại từ mũi đầu. Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 4 tuần. Miễn dịch đạt 60% sau mũi tiêm đầu tiên và đạt 100% sau mũi tiêm thứ 3.
Bà mẹ khi đưa con đi tiêm cần hiểu rõ con tiêm vắc xin gì, cần đọc nội quy tiêm chủng và hợp tác với cán bộ tiêm: Nói rõ về tình trạng sức khỏe của con, tiền sử dị ứng, phản ứng sau tiêm của những lần trước đó, thậm chí cả tiền sử dị ứng của bố mẹ; yêu cầu nhân viên y tế cho xem rõ tên vắc xin, hạn sử dụng của lọ đựng; theo dõi phản ứng cơ thể của trẻ sau tiêm trong 2 ngày.
Nếu trẻ có biểu hiện bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, bỏ bú hoặc bú ít, tím tái khó thở thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế.
Mỗi năm khoảng 1,5 triệu trẻ mới sinh. Tương đương như vậy sẽ có ít nhất 7,5 triệu mũi tiêm được tiêm hàng năm. Trong khi đó, từ năm 2006 đến tháng 7/2013, mỗi năm xảy ra từ 10 - 36 trường hợp phản ứng sau tiêm nặng và tử vong sau tiêm vắc xin vì nhiều lý do khác nhau (phản ứng nặng là phản ứng đe dọa tính mạng, phải nhập viện nhưng qua khỏi). Tử vong nhiều nhất là 10 trường hợp vào năm 2009.
Theo Lao Động
(责任编辑:La liga)
- ·Vụ Apple làm chậm tốc độ điện thoại iPhone thế hệ cũ: Bộ Công Thương giám sát chặt chẽ
- ·1 học sinh đuối nước tử vong ở Vĩnh Phúc
- ·Cha ôm con 1 tuổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích ở Quảng Nam
- ·Bắt tạm giam tài xế xe ben gây tai nạn 4 mẹ con tử vong ở Hoài Đức
- ·Nhập lậu lượng lớn quần áo trôi nổi về Việt Nam bán kiếm lời
- ·Luật Đầu tư sửa đổi: Cân nhắc tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
- ·Thể thao Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu ASIAD nhưng có quá nhiều tiếc nuối !
- ·Công an triệu tập 3 người chặn xe tải, đánh tài xế trên cao tốc
- ·HNX thông báo cổ phiếu KTT và TKG chính thức bị hủy niêm yết
- ·Phát huy hiệu quả các mô hình giảm nhựa ở Huế
- ·Chặn đứng xe tải chở số lượng lớn bột mì không có hóa đơn, chứng từ
- ·CSGT TPHCM mở đường, đưa bé 2 tháng tuổi bị sặc sữa đi cấp cứu kịp thời
- ·05 thương nhân đầu mối, tổng đại lý tại Tiền Giang cam kết cung ứng đầy đủ xăng dầu
- ·16 địa phương quản lý tốt an toàn thực phẩm
- ·Mùa Xuân nấm độc mọc ‘tung hoành’ cần hết sức thận trọng
- ·15 vận động viên Hậu Giang đạt đẳng cấp kiện tướng
- ·6 vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia
- ·Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã nộp NSNN hơn 12.000 tỷ đồng
- ·Măng tây, khoai tây, hải sản, các loại hạt và thịt đỏ chứa chất gây ung thư vú
- ·Bảo vệ chủ quyền biển đảo: Đẩy mạnh truyền thông để tránh những lo sợ không đáng có