【junior vs】Chiến thuật của Nga trên thị trường buôn bán vũ khí
Nga là nhà cung cấp vũ khí quốc phòng lớn nhất cho các quốc gia trong giai đoạn 2012-2016, và ưu tiên ổn định các khách hàng trong khu vực "đang nổi lên". 53% tổng sản lượng xuất khẩu của Nga đã hướng đến thị trường châu Á và 42% vào thị trường châu Phi. Trong đó, 70% trong số hàng xuất khẩu này đã thuộc về 4 khách hàng truyền thống và lớn nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Algeria. Năm 2016, Liên bang Nga duy trì vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới về công nghệ quốc phòng, chiếm 23% thị phần, chỉ đứng sau Mỹ (33%), sau khi chính quyền liên bang phân bổ 4,6% GDP, giúp tăng khả năng xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp-quân sự.
Một trong những thế mạnh của lĩnh vực công nghiệp-quân sự Nga là do nhà nước tổ chức thực hiện tập trung. Trong lĩnh vực này, các công ty nhà nước như Rostec và công ty con Rosoboronexport được giao trách nhiệm độc quyền xuất khẩu các loại khí tài của Nga. Các công ty Nga đã xuất khẩu các sản phẩm mà cả thế giới phải công nhận và đánh giá cao. Hệ thống S-400 là một trong số các thiết bị đã được thế giới công nhận và có tầm uy tín quốc tế. Khách hàng của Nga thường ổn định và đa dạng vì nước này đã kế thừa được khách hàng truyền thống từ thời Liên Xô. Năm 2017, Nga đã khiến thế giới bất ngờ khi tuyên bố xuất khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 không chỉ cho Serbia, đối tác truyền thống của Nga ở Balkan, mà còn cho Thổ Nhĩ Kỳ, một trụ cột trong Liên minh Đại Tây Dương ở Trung Đông, và cả Saudi Arabia, đồng minh lịch sử của Mỹ ở Vịnh Persic.
Giống như các đối thủ cạnh tranh, Liên bang Nga sử dụng việc xuất khẩu vũ khí quốc phòng để củng cố và phát triển vị thế địa chính trị. Mục đích chính của Nga là đảm bảo an ninh quốc gia bằng cách phát triển mạng lưới liên minh các quốc gia. Điều đó đã được nêu rõ trong luật năm 2014 về chính sách công nghiệp của Nga. Nga luôn được xếp thứ 2 về thứ hạng của nước xuất khẩu quốc phòng trên thế giới. Trong trường hợp của 2 "gã khổng lồ" châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc, mục tiêu của Nga là rất rõ ràng. Nga không thể để bị "đứng ngoài" trong khu vực căng thẳng này, nhất là về quan điểm địa chính trị. Đối với Ấn Độ, Nga đang phát triển lợi ích về thị trường vốn có mối quan hệ lâu đời để làm chủ việc chuyển giao công nghệ trong trong liên doanh giữa 2 bên. Chẳng hạn, Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa BrahMos và nhiều khí tài quốc phòng khác để Ấn Độ tự vệ trước đối thủ duy nhất thực sự mạnh trong khu vực, đó là Trung Quốc. Riêng với Trung Quốc, các mục tiêu chiến lược của Nga phức tạp hơn. Đó là gắn kết thông qua Liên minh an ninh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) để đối trọng với các nước phương Tây.
Vị thế địa chính trị của Nga về các vấn đề "nóng" trên trường quốc tế cũng được phản ánh trong xuất khẩu quốc phòng. Việc xuất khẩu hệ thống phòng thủ tên lửa cho Iran nhấn mạnh sức mạnh của trục Moscow-Tehran ở Syria. Xuất khẩu các khí tài để bảo vệ lãnh thổ Syria phản ánh mong muốn của Nga giành lại chỗ đứng trong khu vực. Vũ khí xuất khẩu sang phía Đông Ukraine tạo thành phần "vật chất" cho hành động của Moscow đối với cuộc xung đột tại đây. Nga đã chuẩn bị cho tương lai bằng cách ký nhiều hợp đồng mới, phát triển công nghệ mới và mở ra cuộc chiến giành khách hàng mới và tiềm năng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chồng là chủ tịch HĐQT, vợ không được làm kế toán trưởng?
- ·Tốc độ Internet tại Việt Nam nhanh nhất khu vực
- ·PV Oil kiến nghị về việc nộp thuế xuất khẩu
- ·Ứng dụng di động kết nối nữ thanh niên di cư với việc làm và nhà trọ
- ·Hỏi về thủ tục nhập hộ khẩu Hà Nội
- ·Thời tiết đêm 2/12: Nhiều khu vực có mưa dông, biển động
- ·Microsoft thâu tóm xong Skype với giá 8,5 tỷ USD
- ·Phát hiện và xử lý 2 vụ buôn lậu than và dầu trên biển
- ·Muốn cưới tôi nên cô ấy giấu chuyện làm mẹ đơn thân
- ·Apple trả 1 tỷ USD mua lại bộ phận chip modem điện thoại của Intel
- ·Chế độ miễn học phí tư cho con thương binh
- ·AfDB cảnh báo những nguy cơ đe dọa tăng trưởng kinh tế châu Phi
- ·Thanh Hoá: Tập trung rà soát kê khai thuế của đối tượng nộp thuế
- ·Cục Thuế TP.HCM: Thu hồi trên 25.000 tỉ đồng tiền nợ thuế
- ·Hùn tiền làm ăn với người yêu, chia tay làm sao đòi?
- ·Sửa Luật thuế TTĐB: Thêm thuế nước ngọt, tăng thuế rượu bia
- ·Đắm tàu chở khách trên vịnh Bái Tử Long, 2 người mất tích
- ·2 tuyến cao tốc lập kỷ lục phương tiện lưu thông
- ·Thiếu 90 triệu mổ tim, tính mạng bé trai bị đe dọa
- ·“DN điện tử