【kết quả trận toulouse】Thái Lan xả 11,4 triệu tấn gạo tồn kho, gạo Việt có ảnh hưởng?
Trước đây, Chính phủ Thái Lan từng hy vọng sẽ bán hết 13,7 triệu tấn gạo tồn kho trước khi kết thúc năm 2017, cho thương nhân trong nước và thương nhân nước ngoài.
Đây là số gạo còn tồn kho từ chương trình thế chấp lúa gạo của Chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra, được mua trong những năm 2012 và 2013.
Tháng 4-2014, khi ông Prayut Chan-ocha lên làm Thủ tướng thay bà Yingluck Shinawatra, ông đã cho dừng chương trình thế chấp, đồng thời cho bán gạo tồn kho ra ngoài. Khi ấy, lượng gạo tồn kho là 18,7 triệu tấn. Từ tháng 5-2014 đến hết 2015, Chính phủ Thái Lan đã bán được 5 triệu tấn gạo tồn kho với giá rẻ, chủ yếu cho các nước châu Phi.
Theo kế hoạch mới mà Ủy ban Chính sách lúa gạo quốc gia Thái Lan đã công bố, Chính phủ nước này sẽ bán ra 11,4 triệu tấn gạo tồn kho trong 2 tháng 5 và 6. Việc đấu thầu dự kiến bắt đầu từ tuần này, với mỗi lô đấu thầu là 1 triệu tấn gạo.
Nếu kế hoạch xả hàng gạo tồn kho này được thực hiện thành công, thì đây sẽ là đợt bán gạo ra thị trường thế giới lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu gạo của Thái Lan, lớn hơn cả lượng gạo xuất khẩu bình quân hàng năm trước đây. Trong nhiều năm qua, lượng gạo xuất khẩu bình quân mỗi năm của Thái Lan đạt trung bình 10 triệu tấn.
Năm nay, nếu không tính lượng gạo tồn kho đang được xả hàng nói trên, Thái Lan cũng chỉ đặt ra mục tiêu xuất khẩu khoảng 9 triệu tấn gạo. Vì thế, ngay cả nhiều thương nhân Thái Lan cũng hoài nghi về khả năng thành công của đợt bán tháo này.
Dù vậy, việc Thái Lan xả hàng 11,4 triệu tấn gạo tồn kho có ảnh hưởng gì tới xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng còn lại của năm 2016? Đây là một vấn đề rất đáng lưu tâm không chỉ vì lượng gạo được bán ra quá lớn, mà trước đây gạo Việt Nam đã từng khốn đốn khi Thái Lan xả gạo tồn kho.
Năm 2014, khi Thái Lan bắt đầu bán gạo tồn kho với khối lượng không nhỏ và giá thấp, gạo Việt Nam đã gặp phải khó khăn lớn về đầu ra, khiến cho giá gạo giảm mạnh. Lượng gạo xuất khẩu năm 2014 vì vậy chỉ đạt trên 6,3 triệu tấn, là mức thấp nhất kể từ năm 2009 đến nay.
Theo nhận định của một số doanh nhân ngành gạo, trong đợt xả ồ ạt gạo tồn kho lần này, nếu đúng như công bố của Bộ Thương mại Thái Lan về chất lượng gạo tồn kho từ chương trình thế chấp, thì sẽ không mấy ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam nói riêng, bởi đa phần là gạo chất lượng thấp và không đủ chất lượng làm lương thực cho người.
Cụ thể, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết gạo tồn kho của nước này chỉ có khoảng 100 ngàn tấn chất lượng tốt; 7,5 triệu tấn gạo đã ở dưới mức tiêu chuẩn phục vụ con người; 2,4 triệu tấn đã bị mục, hỏng và 1,5 triệu tấn chỉ có thể dùng cho chế biến sản phẩm công nghiệp (ethanol, thức ăn chăn nuôi...).
Vì vậy, nhiều khả năng phần lớn các khách hàng quan tâm đến gạo tồn kho Thái Lan không phải là những nhà nhập khẩu gạo mà là những nhà sản xuất công nghiệp.
Mặt khác, các nước châu Á vốn thích ăn gạo mới hơn là gạo cũ. Vì vậy, khi bán gạo cũ, Thái Lan chỉ có thể hướng tới các khách hàng châu Phi, giống như trong lần xả hàng năm 2014 (năm 2014, gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Phi giảm tới 57,22% so năm 2013 do bị cạnh tranh bởi gạo tồn kho giá rẻ của Thái Lan, bị ảnh hưởng nặng nề nhất là gạo cấp thấp và tấm).
Cụ thể, những nước châu Phi mà Thái Lan đã nhắm tới để bán gạo tồn kho giá rẻ là Angola, Cameroon, Mozambique... Mà năm nay, châu Á vẫn tiếp tục là thị trường quan trọng nhất của gạo Việt Nam khi chiếm 76,12% lượng gạo xuất khẩu của nước ta trong quý 1 (tăng 97,01% so quý 1/2015).
Trong khi đó, thị trường châu Phi hiện chỉ đứng hàng thứ 3 với 9,76% (giảm 10,66%). Gạo Việt Nam đang được xuất khẩu mạnh vào châu Phi trong những tháng đầu năm nay là gạo thơm chứ không phải gạo trắng phẩm cấp thấp như trước đây.
Vì thế, nếu Thái Lan xả gạo tồn kho, với khách mua dự kiến chủ yếu đến từ châu Phi và các nhà sản xuất công nghiệp, thì sẽ không mấy ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Trong khi đó, Thái Lan đang có những động thái khác có thể ảnh hưởng nhiều hơn tới xuất khẩu gạo Việt Nam như tăng cường XTTM gạo chất lượng cao ở các thị trường Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Mỹ...
Đầu tháng 4, Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan đã ký bản ghi nhớ bán 150 ngàn tấn gạo với 7 công ty Hồng Kông. Mục tiêu của Thái Lan tại thị trường này là tăng thị phần từ 57% lên 65% (đạt 200 ngàn tấn năm 2016) và 300 ngàn tấn trong những năm tới. Việt Nam cũng đang xuất khẩu nhiều gạo vào Hồng Kông, do đó, việc cạnh tranh với gạo Thái Lan tại thị trường này sẽ gay gắt trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Bộ Thương mại Thái Lan cũng đang thúc đẩy các hợp đồng cấp chính phủ với Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nghe Hịch tướng sỹ trên biển Đông
- ·Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?
- ·Chủ tịch Quốc hội: Các Bộ trưởng, Trưởng ngành bản lĩnh, thẳng thắn, không vòng vo
- ·Đề nghị giám sát việc đầu tư, mua sắm, chi phí cho phòng chống dịch
- ·Em Nguyễn Tấn Cường đã được xuất viện
- ·Trung ương chốt lùi cải cách tiền lương lần thứ 2
- ·Thủ tướng: Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công, là sức mạnh để ASEAN giữ vững ổn định
- ·Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước Việt Nam
- ·VietNamNet mang xuân ấm đến người nghèo ở Hà Tĩnh
- ·Nỗi lo tăng học phí
- ·Chồng thua cá độ, vợ có phải trả nợ thay?
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
- ·Họp báo Công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2023
- ·Ông Nguyễn Minh Triết và bà Nguyễn Phạm Duy Trang làm Bí thư Trung ương Đoàn
- ·Tốt nghiệp Cao đẳng dược có được mở hiệu thuốc?
- ·Công trình công cộng có áp giá bồi thường theo giá thị trường ?
- ·Thủ tướng ký Công điện hỏa tốc về việc mua vắc xin Abdala của Cuba
- ·18 bị cáo tội tham nhũng nguyên là cán bộ diện Trung ương quản lý
- ·Người phụ nữ góa chồng, mất con, bệnh tật xin được về nhà chờ chết
- ·Người dân không chấp nhận thu hồi đất vì lợi ích nhóm